Thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng quản lý đổi mới HĐDH tiếng

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 83)

cứu, bồi dưỡng thường xuyên để nắm chắc mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục, để nâng cao năng lực tổ chức, quản lý quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh của GV theo định hướng phát triển năng lực HS.

- CBQL quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho các tổ trưởng bộ môn tiếng Anh học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đổi mới HĐDH tiếng Anh.

- Tổ trưởng chuyên môn phải không ngừng bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý để tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý HĐDH tiếng Anh.

3.2.3. Thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng quản lý đổi mới HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành. tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành.

Kết quả của công tác đổi mới HĐDH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực phụ thuộc vào quá trình thực thi các chức năng quản lý như: kế hoạch hóa nội dung công tác đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành; Tổ chức

86

đa dạng các hình thức bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho GV để thực hiện có hiệu quả đổi mới HĐDH , chỉ đạo GV và HS thực hiện các hoạt động dạy và học tiếng Anh; Tăng cường kiểm tra đánh giá của CBQL đối với việc thực hiện công tác đổi mới HĐDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học phát huy năng lực thực hành cho HS.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

- Xây dựng và triển khai kế hoạch để cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ, của các cấp đối với đổi mới PPDH môn Tiếng Anh., để công tác tổ chức quản lý đổi mới được thực hiện một cách khoa học,cụ thể và chủ động . Thực hiện đổi mới giáo dục theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của đất nước, góp phần đưa nền giáo dục nước nhà ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý. Phân công, phân cấp rõ ràng cho các thành viên trong lãnh đạo, giao nhiệm vụ đến từng CB, GV, NV. Tác động đến mọi thành phần liên quan, kích thích, động viên, khuyến khích, để họ hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục tiêu về đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đã đề ra.

- Kiểm tra, kiểm soát, được quá trình và kết quả các hoạt động đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh trong nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, từ đó phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Kế hoạch hóa nội dung công tác đổi mới HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thự hành

CBQL cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, khoa học là tiền đề cho việc đổi mới PPDH môn Tiếng Anh đạt hiệu quả. Tất cả phải được kế hoạch hóa, có nghĩa là tất cả các kế hoạch đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh đều phải được đưa vào kế hoạch của nhà trường, đề ra mục tiêu, biện pháp thực hiện, đảm bảo các nguồn

lực về con người, tài chính một cách cụ thể, rõ ràng.

Kế hoạch đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh khoa học, khả thi, được thực hiện như sau:

87

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện, tiêu chí đánh giá đối với đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT của Bộ và sở GD-ĐT.

- Tìm hiểu đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, thực trạng chung của giáo dục - đào tạo trong quận Tây Hồ.

- Phân tích thực trạng của nhà trường trong công tác đổi mới và quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

- Xác định hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường gồm: tính đoàn kết; lòng nhân ái; tinh thần trách nhiệm; sự hợp tác; lòng tự trọng; tính sáng tạo; tính trung thực; khát vọng vươn lên; ý thức về truyền thống của trường.

- Xác định các vấn đề ưu tiên trong đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

- Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu bộ phận cần đạt, thời gian cần thiết để

triển khai kế hoạch.

- Xây dựng các nội dung cơ bản đưa gồm:

+ Cụ thể hóa nội dung, chương trình, quy định về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh vào kế hoạch tuần, tháng, năm của nhà trường và của tổ chuyên môn.

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh; kế hoạch bồi dưỡng GV Tiếng Anh theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin; kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiếng Anh.

+ Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ Tiếng Anh, tổ chủ nhiệm và các đoàn thể về việc đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; kế hoạch cá nhân cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo PP đổi mới.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hồ sơ giáo án, giảng dạy, việc sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Anh; kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đề xuất giải pháp khắc phục.

+ Kế hoạch chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với GV Tiếng Anh và các đoàn thể quản lý nền nếp học tập môn Tiếng Anh ở lớp và tự học ở nhà cho học sinh theo hướng đổi mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực phục vụ công tác quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

88

- Xây dựng kế hoạc đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành có sự xây dựng, và đóng góp đắc lực của tổ chuyên môn và GVTA.

- Phổ biến rộng rãi kế hoạch tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan và quan tâm đến nhà trường, quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

* Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh chính là quá trình tác động của CBQL tới mọi bộ phận liên đới để những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được cụ thể hóa thành hoạt động thực tiễn của từng bộ phận, từng cá nhân. CBQL phải thường xuyên giám sát, khuyến khích, động viên, uốn nắn mọi bộ phận, mọi người thực hiện tốt phần việc của mình đạt được mục tiêu chung của đổi mới.

Các nội dung tổ chức, chỉ đạo của CBQL đối với việc quản lý đổi mới như sau:

- Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn Tiếng Anh đối với công tác đổi mới

Tổ chuyên môn là nơi thực thi các hoạt động đổi mới. Nên việc chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ các hoạt động của tổ chuyên môn sẽ tạo nên sức mạnh tập thể, tạo nên môi trường thi đua, hợp tác, các thành viên đoàn kết, gắn bó, để đạt được mục tiêu chung.

+ CBQL giao quyền hạn và trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh, yêu cầu xây dựng kế hoạch của tổ thật chi tiết, cụ thể, phân công giảng dạy phù hợp với trình độ năng lực của từng giáo viên.

+ Chỉ đạo tổ Tiếng Anh tổ chức các cuộc hội thảo, thao giảng, dạy mẫu, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh...để tạo môi trường giao tiếp thực hành ngôn ngữ cho HS.

+ Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tham mưu với CBQL về mọi vấn đề đối với hoạt động đổi mới để HĐDH tiếng Anh đạt được kết quả cao.

89

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản lý cho tổ trưởng, tạo điều kiện, động lực, thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng kịp thời, thích đáng để cổ vũ động viên tổ trưởng và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tăng cường quản lý hoạt động đổi mới giảng dạy và bồi dưỡng GVTA về công tác đổi mới HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành

+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học của GVTA dựa trên kế hoạch của tổ và của nhà trường. chuẩn bị kế hoạch lên lớp, dự giờ - thăm lớp, thao giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh, tự học, tự bồi dưỡng, viết sáng kiến kinh nghiệm...

+Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện tiến độ chương trình của giáo viên Tiếng Anh. Thông qua tổ trưởng chuyên môn, BGH phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo án, sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi, vở bài tập của học sinh; tăng cường dự giờ đột xuất và dự giờ định kỳ nhằm phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn.

+ Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giờ dạy của GVTA. Chỉ đạo cho tổ, GV tiếng Anh đánh giá nhận xét giờ dạy một cách nghiêm túc, chân thành, cởi mở, không cả nể, để giúp GV nhận ra những ưu điểm cũng như hạn chế của mình trong giảng dạy để rút kinh nghiệm, phấn đấu vươn lên.

+Tạo động lực cho giáo viên để thực hiện tốt việc đổi mới HĐDH, tăng cường biện pháp kích thích, tạo động lực; thực hiện nghiêm túc chế độ thi đua, khen thưởng; động viên kịp thời, xứng đáng đối với những GV thực hiện tốt, có những sáng kiến, cải tiến, đổi mới, đồng thời có hình thức xử lý đối với những GV thiếu tinh thần trách nhiệm, không tích cực đổi mới PPDH, không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển xã hội.

+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đến tổ chuyên môn Tiếng Anh. Từng cá nhân phải có kế hoạch của mình, trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, nhu cầu cá nhân, tổ giới thiệu nhà trường xem xét để có kế hoạch cho đào tạo, bồi dưỡng.

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng về đổi mới HĐDH môn tiếng Anh nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho HS.Tổ chức cho GVTA tham gia các buổi hội

90

thảo, sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên dự giờ để đóng góp, chia sẻ kinh nghiêm lẫn nhau. Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng phong phú, đa dạng như:

+ Bồi dưỡng kỹ năng soạn, giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của HS, theo cấu trúc hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, tổ chức làm việc theo cặp, nhóm.

+ Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể, bảng thông minh, đầu chiếu video, hệ thống tai nghe, phòng nghe – nhìn…

+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lý HS, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, kỹ năng dẫn dắt bài học, tạo tình huống có vấn đề, xử lý tình huống, kỹ năng tổ chức trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…

+Bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

- Tổ chức, chỉ đạo đa dạng các hoạt động học tập môn Tiếng Anh để phát huy năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho HS

- Tích cực nâng cao nhận thức cho học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh để các em xác định được mục tiêu học tập từ đó có thái độ động cơ học tập đúng đắn, phấn đấu để có kết quả cao trong học tập môn Tiếng Anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo GV Tiếng Anh hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập ở trường và kế hoạch tự học, tự nghiên cứu. Tạo điều kiện, môi trường cho các em rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, cách diễn đạt, kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận…

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức các cuộc thi như thi hùng biện Tiếng Anh, thi viết bài, thi đố vui Tiếng Anh…tổ chức cho HS học tập theo nhóm để các em cùng hỗ trợ, động viên, khích lệ nhau học tâp.

- Xây dựng trang web cho tổ và cho câu lạc bộ tiếng Anh để trao đổi các hoạt động dạy học tiếng Anh ngoài giờ lên lớp.

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, tạo động lực các em phấn đấu học tập bộ môn Tiếng Anh đạt kết quả cao.

* Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh và kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ

91

Để quản lý tốt công tác kiểm tra đánh giá trước hết CBQL và tổ trưởng chuyên môn phải có hiểu biết, có năng lực và kỹ năng trong công tác kiểm tra đánh giá. Nên phải chú trọng vào việc bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho lực lượng thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện cho họ được tập huấn, tiếp cận với những cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác kiểm tra; khuyến khích, động viên để họ hoàn thành nhiệm vụ.

CBQL phải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh và kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực thực hành. Kịp thời khuyến khích, phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch để đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộ phận, tổ chuyên môn và các cá nhân đạt được các mục tiêu đề ra.

- Kiểm tra đánh giá công tác đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành.

+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể cho việc đánh giá một giờ dạy theo

phương pháp mới: phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó chú trọng đến cách thức tổ chức của giáo viên trong tiết học mà huy động được sự tham gia của học sinh. Việc đánh giá năng lực của giáo viên thông qua một giai đoạn cụ thể, lấy sự tiến bộ của học sinh các lớp mình phụ trách làm thước đo, chứ không phải qua một

vài tiết dự giờ.

+ Xây dựng một quy chế làm việc thật cụ thể, thật chi tiết liên quan đến nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường, đồng thời xây dựng quy chế thi đua tương ứng, có hình thức, chế độ khen thưởng thích đáng cho những người tích cực.

+ Thông qua công tác kiểm tra, các thành viên kiểm tra giúp đỡ các đối tượng được kiểm tra phát hiện ra những mặt còn tồn tại, cần phải khắc phục, khơi dậy ở họ tinh thần phấn đấu vươn lên nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới

+ Nâng cao chất lượng thu thập thông tin trong hoạt động kiểm tra. Muốn

công tác kiểm tra đánh giá chính xác có độ chính xác cao, người kiểm tra phải thường xuyên thu thập những thông tin về đối tượng được kiểm tra qua nhiều kênh: tìm hiểu trong đồng nghiệp, tìm hiểu trong học sinh, đối thoại với người phụ trách các đoàn thể, qua nghiên cứu hồ sơ sổ sách... để nắm được những mặt mạnh, những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại, từ đó có hướng giúp đỡ, xử lý phù hợp.

92

- Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của HS

+ CBQL xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về Quy chế

đánh giá, xếp loại học sinh THPT. Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra cả lý

thuyết và thực hành. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi bài và cả chương trình môn học. Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu kết hợp một

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 83)