Tăng cường quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 82)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này giúp cho CBQL, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh, và GVTA của các trường nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đổi mới quản lý HĐDH, đổi mới quản lý để đáp ứng được các yêu cầu, các nhiệm vụ mới của hoạt động giảng dạy tiếng Anh, hoạt động giảng dạy tiếng Anh phải phải tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết thực, đáp ứng được nguyện vọng của người học. Do đó, CBQL cần quan tâm tới việc đổi mới các nội dung: Tăng cường quản lý xây dựng, thực hiện mục tiêu, nội dung giảng dạy.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Đổi mới quản lý xây dưng và thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy. Để quản lý xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy CBQL và tổ trường chuyên môn phải cập nhật và nghiên cứu kỹ về chủ trương, yêu cầu, và định hướng của nhà nước, của ngành đối với đổi mới HĐDH tiếng Anh, từ đó CBQL trong đó có tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo GVTA xây dựng mục tiêu môn học trên cơ sở mục tiêu chung của ngành và cụ thể hóa mục tiêu dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường. cần chỉ đạo các nhà trường thường xuyên theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện mục tiêu qua lịch báo giảng, qua chuẩn bị giáo án hàng tuần, hàng tháng và thông qua tổ trưởng bộ môn để quản lý.

- CBQL chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn quản lý việc xây dưng mục tiêu bài học, chuẩn bị bài giảng và lên lớp của GVTA. Việc chuẩn bị bài giảng hiệu quả là

85

tiền đề quyết định chất lượng của bài dạy, vì vậy quản lý chỉ đạo chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp phải kiểm tra được:

+ Xây dựng mục tiêu bài giảng của GV có phù hợp đối tượng, phù hợp với nội dung và điều kiện để đạt mục tiêu không ? i

+ Nội dung bài soạn có đảm bảo kiến thức chuẩn, có tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp đối tượng và có tạo ra sản phẩm cuối cùng của bài học không?

+ Có kích thích được hứng thú học tập, tính độc lập, tích cực của người học tham gia vào giải quyết các tình huống có vấn đề trong giờ học hay không?

- Tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận về quản lý HĐDH qua các đợt tập huấn chuyên môn để bồi dưỡng lý luận quản lý, quản lý HĐDH tiếng Anh cho CBQL và tổ trưởng bộ môn tiếng Anh. Thông qua hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trình độ quản lý của CBQL và tổ trưởng bộ môn tiếng Anh về đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy bộ môn tiếng Anh.

- Tạo điều kiện, tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý đổi mới HĐDH tiếng Anh với các trường , vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- CBQL phải thường xuyên tìm hiểu tài liệu liên quan đến công tác quản lý,

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường trung học phổ thông quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 82)