hành tại các trường THPT quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội
2.3.1.1 Nhận thức về đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh của đội ngũ CBQL và GVTA ở các trường THPT quận Tây Hồ
Với mục tiêu học tiếng Anh được mở rộng như một công cụ giao tiếp. Do vậy đổi mới HĐDH tiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nhằm đạt được mục đích của giáo dục. Phương pháp phải gắn với nội dung dạy học, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như lứa tuổi HS. Việc lựa chọn các HĐDH tiếng Anh cụ thể phải phối hợp tối ưu những năng lực sáng tạo của GV, kinh nghiệm nhận thức của HS và những đặc điểm, nội dung của môn học. Như vậy việc đổi mới HĐDH là yêu cầu cấp thiết để đáp mục tiêu dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành. Do vậy mỗi CBQL và GVTA phải có nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT.
43
Bảng 2.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về quan điểm đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ
Đối tượng khảo sát Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % CBQL 8 53,33 7 46,67 0 0 0 0 GVTA 13 43,33 17 56,67 0 0 0 0
Biểu đồ 2.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về quan điểm đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ
Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng và lấy ý kiến về mức độ cần thiết phải đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh bằng phiếu điều tra đối với CBQL và GVTAở 4 trường trên địabàn Tây Hồ Chúng tôi phát ra 45 phiếu và thu được kết quả như sau:
Qua kết quả khảo sát thấy rằng, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi mới HĐDH Tiếng Anh trong trường THPT. Có 55,33% CBQL cho rằng việc đổi mới HĐDH) là rất cần thiết, và 46,67 % ý kiến cho là cần thiết và không có ý kiến cho là chưa hoặc không cần thiết .Đối
44
với GVTA, có 43,33% tán thành với mức rất cần thiết, và 56,67% cho rằng hoạt động này là cần thiết
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến và thấy rằng hầu hết CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GVTA đều hưởng ứng đổi mới hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh .
Qua gặp gỡ trò chuyện với các em học sinh, chúng tôi thấy phần lớn các em rất hứng thú với phương pháp dạy học mới, các em cũng mong muốn được các thầy cô tổ chức nhiều các hoạt động cặp, nhóm trong giờ học. Các em cũng đã nhận thức được vai trò của tiếng Anh và nhiệm vụ của các em đối với việc học tiếng Anh trong điều kiện xã hội hiện nay.
Nhìn chung, CBQL, GV và HS đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành.
2.3.1.2. Thực trạng đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ.
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành ở các trường THPT quận Tây Hồ.
T
T Nội dung Đối
tượng
Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng kế hoạch dạy học.
CBQL 8 53,33 5 33,33 2 13,4 0 0,00 GVTA 16 53,33 10 33,33 4 13,4 0 0,00 2 Thực hiện nghiêm túc
theo mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ ở trường THPT theo quy định. CBQL 4 2,67 8 53,33 3 20,00 0 0,00 GVTA 12 40,00 13 43,33 5 16,67 0 0,00 3 Đổi mới PPDH, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực giúp hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho
45 HS, khuyến khích HS
tích cực, chủ động và tạo hứng thú học tập bộ môn và tích cực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
GVTA 13 43,33 14 46,67 3 20,00 0 0,00
4 Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng chuyên môn.
CBQL 5 33,33 7 46,67 3 20,00 0 0,00
GVTA 8 26,67 15 50,00 7 23,33 0 0,00
5 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS CBQL 4 26,67 8 53,33 3 20,00 0 0,00 GVTA 10 33,33 16 53,33 4 13,34 0 0,00 6 Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. CBQL 7 46,67 7 46,67 2 13,33 0 0,00 GVTA 16 53,33 12 40,00 2 6,70 0 0,00
Bảng 2.3 cho thấy thực trạng dạy học ngoại ngữ tại các trường THPT quận Tây Hồ. Theo kết quả, các CBQL và GVTA đánh giá các nội dung ở mức thực hiện tốt, khá, và một số ở mức trung bình không có nội dung nào GV đánh giá thực hiện
ở mức yếu. Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của các tổ, nhóm chuyên môn và của
từng GV được đánh giá là thực hiện rất tốt (đứng thứ nhất). Đây là thể hiện sự chỉ đạo các nhà trường thực hiện chi tiết hóa chương trình giảng dạy, tăng cường công tác quản lý của BGH, tổ, nhóm chuyên môn trên tinh thần phân cấp quản lý gắn với
hoạt động đặc thù của bộ môn được thực hiện khá chặt chẽ. Việc tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng
được 86% đánh giá thực hiện từ khá trở lên, xếp vị trí thứ hai. Đây chính là giải pháp được xác định là then chốt trong nâng cao chất lượng đội ngũ khi GV phải tự
46
túc theo mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học ngoại ngữ theo quy định vẫn
còn 22% được hỏi đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Đây là thực trạng còn nới lỏng trong quản lý các nội dung phục vụ trực tiếp đến nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đặc biệt còn có 21% GVTA thực hiện chưa hiệu quả nội dung đổi mới PPDH, mà nội dung này đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ. Con số này rơi chủ yếu vào các GV có tuổi với tâm lý ngại đổi mới, dạy học theo lối mòn và yếu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt, việc
đánh giá kết quả học tập của HS và việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy
còn nhiều bất cập, số GV thực hiện trung bình các nội dung này còn khá cao, lên tới 32%. Hai nội dung này được đánh giá thực hiện yếu hơn cả, xếp thứ 5 và 6. Qua nghiên cứu các sản phẩm của HĐDH, còn có hiện tượng GV sử dụng giáo án đánh máy vi tính có sẵn và sử dụng trong nhiều năm, không bổ sung, chỉnh sửa…đây cũng là một thực tế các nhà QLGD cần quan tâm, giải quyết thoả đáng mới có thể nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2.3.1.3. Đánh giá của GVTA về mức độ sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp của HS.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp của HS
S TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL 5 SL % SL % 1 Áp dụng được các kiến thức mới học vào trong giao tiếp.
10 33,33 12 40,00 5 16,67 3 10,00
2 Sử dụng bốn kỹ năng nghe, nói đọc , viết một cách hiệu quả
11 36,67 12 40,00 5
47 3 Phát âm chuẩn trong những
cuộc đàm thoại hàng ngày.
8 26,67 12 40,00 6 20,00 4 13,33
4 Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc. Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi chảy,
10 33,33 11 36,67 5 16,67 4 13,33
5 Tự tin, tự nhiên trong giao tiếp.
9 30 9 30,00 7 23,33 5 16,67
6 Tích cực sử dụng tiếng Anh trong lớp và ngoài lớp học.
8 26,67 10 33,33 6 20,00 6 20,00
Trên đây là thực trạng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp của HS
các trường THPT quận Tây Hồ. Con số thống kê trên cho thấy việc áp dụng kiến thức tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày cũng đã được nhiều GVTA đánh giá khá và
tốt. Tuy nhiên vẫn còn không ít người cho rằng nội dung này mới đạt ở mức trung bình thậm chí là yếu.
Theo GVTA, họ đồng ý nhiều nhất việc HS thực hiện tốt và khá ở hai nội
dung áp dụng được các kiến thức mới học vào trong giao tiếp và việc sử dụng bốn kỹ năng nghe, nói đọc , viết một cách hiệu quả là 73,33% và 76,67 %.Trong khi đó hai nội dung HS tự tin, tự nhiên trong giao tiếp và HS tích cực sử dụng tiếng Anh trong lớp và ngoài lớp học đều có 40% ý kiến cho rằng HS mới đạt ở mức trung
bình và yếu.
Dựa trên kết quả điều tra và qua trao đổi trực tiếp, HS cho biết nhìn chung
các em đã tự tin, tự nhiên hơn trong giao tiếp và có thể áp dụng được các kiến thức mới học vào trong giao tiếp. Đây cũng là nội dung được các em đánh giá cao nhất với 34,36% - 32% ở mức tốt tuy nhiên khả năng phản ứng nhanh với những tình
48
huống quen thuộc. Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi chảy còn rất hạn chế nên chỉ có 26% HS đánh giá ở mức tôt.
Thực tế cho thấy, việc dạy và học tiếng Anh hiện nay vẫn chưa đúng theo bản chất của dạy học ngoại ngữ là để sử dụng nó như một công cụ giao tiếp.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đây như: do nội dung thi cử trong các kỳ thi quốc gia hoặc do lớp học có sĩ số quá đông như hiện nay. Như vậy, một vấn đề được nhìn thấy ở đây là hoạt động kiểm tra đánh giá HS trong môn học này chưa trùng khớp hay đáp ứng được mục tiêu để ra của môn học do đó dẫn đến chu trình hoạt động chưa đúng hướng với mục tiêu môn học là dạy học ngoại ngữ nhằm phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ của HS.
2.3.1.4. Việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trên lớp của GVTA
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trên lớp của GVTA
Hình thức tổ chức dạy học Đối tượng Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL % Dạy học trên lớp CBQL 15 100 0 0,00 0 0,00 0 0,00 GVTA 30 100 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Hoạt động ngoại khóa CBQL 0 0,00 5 33,33 8 53,34 2 13,33
GVTA 3 10,00 15 50,00 8 26,67 4 13,33 Làm việc cá nhân CBQL 13 86,67 2 13,33 0 0,00 0 0,00 GVTA 25 83,33 5 16,67 0 0,00 0 0,00 Làm việc cặp/nhóm, thảo luận CBQL 5 33,33 6 40,00 4 26,67 0 0,00 GVTA 15 50,00 15 50,00 0 0,00 0 0,00
Bảng 2.5 trên đây là thực trạng sử dụng các hoạt động dạy học trên lớp của GVTA trên địa bàn quận trên đây một lần nữa phản ánh rõ nét hơn về HTTCDH trên lớp, 100% CBQL và GVTA cho biết HĐDH tiếng Anh chủ yếu là diễn ra trong
49
môi trường lớp học, trong khi đặc thù của việc học ngoại ngữ lại rất cần đến các hoạt động ngoại khóa để HS có môi trường để sử dụng kiến thức ngôn ngữ mà các em đã lĩnh hội trên lớp, nhưng trên thực tế thì hoạt động ngoại khóa còn rất hạn chế đối với việc dạy học môn Tiếng Anh. CBQL và GVTA cho biết những hoạt động ngoài lớp mới được tổ chức vài lần trong năm do điều kiện CSVC cũng như điều kiện về tài chính không cho phép.Hoạt động ngoại khóa là điều kiện để HS phát huy năng lực thực hành ngôn ngữ của các em thế nhưng chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy có thể nói, việc dạy học tiếng Anh mới chỉ dừng lại ở trang thái tĩnh (hiểu kiến thức ngôn ngữ) chứ chưa chuyển hóa nó sang trạng thái động ( sử dụng ngôn ngữ theo đúng chức năng của nó). Thực tế là có tới 13,33 % ý kiến cho rằng hoạt
động này không được thực hiện.
Các hình thức như: làm việc cá nhân hay làm việc cặp/nhóm, thảo luận là
những hình thức phải được GV kết hợp sử dụng thường xuyên, khéo léo và linh hoạt trên lớp, trong một tiết dạy tuy nhiên qua đánh giá của CBQL và GVTA cho thấy GV chủ yếu tổ chức hoạt động cá nhân, có tới 86,67% CBQL và 83,33%
GVTA đánh giá hình thức làm việc cá nhân ở mức rất thường xuyên nhưng chỉ có
33,33% CBQL và 50% GVTA đánh giá ở mức này đối với hoạt động cặp, nhóm. Về hình thức tổ chức dạy học trên lớp thì hầu hết HS cho biết hoạt động dạy học tiếng Anh chủ yếu được GV tổ chức trên lớp có tới 91,33% đánh giá ở mức thường xuyên, còn hoạt động ngoại khóa còn hết sức hạn chế. Hơn nữa hoạt động cặp nhóm cũng chưa được tổ chức một cách thường xuyên.
HTTCDH nhằm cung cấp kiến thức thông qua người đứng lớp,vì vậy đòi hỏi GV phải lựa chọn và sử dụng các HTTCDH một cách hợp lý, hiệu quả để phát huy được năng lực thực hành của HS.
50
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của GVTA S TT Phương pháp Đối tượng Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Diễn giảng CBQL 5 33,33 8 53,33 2 13,33 0 0,00 GV 10 33,33 14 46,67 5 16,67 1 3,30 2 Đàm thoại CBQL 4 26,67 5 33,33 6 40 0 0,00 GV 7 23,33 10 33,33 11 36,67 2 6,67 3 Nêu và giải quyết
vấn đề
CBQL 4 26,67 5 33,33 5 33,33 1 6,67 GV 8 26,67 9 30,00 11 36,67 2 6,67 4 Thực hành các kỹ
năng, nghe , nói , đọc , viết . CBQL 3 20,00 7 46,67 5 33,33 0 0,00 GV 6 20,00 14 46,67 10 33,33 0 0,00 5 Khởi động và dẫn dắt đầu mỗi tiết học CBQL 4 26,67 6 40,00 5 33,33 0 0,00 GV 14 46,67 10 33,33 6 20,00 0 0,00 6 Dạy học theo dự án CBQL 0 0,00 2 13,33 3 20,00 10 66,67 7 GV 0 0,00 5 6,67 15 50,00 10 76,66 8 Phương pháp người học là trung tâm CBQL 3 20,00 6 40,00 4 26,67 2 13,33 GV 7 23,33 13 43,34 10 33,33 0 0,00 9 Phương pháp Kỹ thuật tạo ra ý tưởng CBQL 3 20,00 6 40,00 3 20,00 0 0,00 GV 5 16,67 15 50,00 10 33,33 0 0,00
51
Kết quả điều tra trên cho thấy, đối với CBQL, trong bảy phương pháp trên thì
phương pháp diễn giải được ở mức cao nhất trong hoạt động đổi mới PPDH môn
Tiếng Anh ở các trường THPT quận Tây Hồ với tỉ lệ là 86,66 % tổng của mức rất thường xuyên và thường xuyên. Xếp cuối cùng là phương pháp là việc theo dự án chỉ có 13,33 % tán thành với mức thường xuyên còn lại là chỉ sử dụng thỉnh thoảng và phần lớn là không sử dụng.
Đối với đội ngũ GVTA thì phương pháp diễn giải và dẫn dắt đầu mỗi tiết học
được đánh giá ở vị trí thứ nhất về mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên chiếm 80% tổng số GV được điều tra. Cùng với quan điểm của các CBQL,
hai phương pháp đàm thoại và phương pháp nêu và giải quyết vấn đề được đánh giá ở vị trí thứ hai về mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên với 60%. Dạy học theo dự án được xếp ở vị trí cuối cùng, chỉ có 6,67% là thường xuyên sử dụng .
Có 63,33 % HS cho rằng giáo viên rất thường xuyên sử dụng phương pháp diễn giải trên lớp còn phương pháp đàm thoại và thực hành bốn kỹ năng thì chỉ có 36%- 34% đánh giá ở mức này.
Như vậy, vẫn còn trên 40% giờ dạy GV vẫn tập trung truyền đạt kiến thức ngữ pháp, HS chưa có nhiều thời gian thực hành, chưa được tổ chức hoạt động cặp, nhóm. Nếu có tổ chức cho học sinh rèn luyện theo kỹ năng thì số lượng HS tham