Chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục là kết quả của sự vận động và tác động qua lại theo một quy luật bởi các thành tố trong quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học. Mục tiêu đổi mới HĐDH nói chung, đổi mới HĐDH môn tiếng Anh nói riêng là mục tiêu bộ phận của mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, CBQL cần thường xuyên nghiên cứu để có những giải pháp quản lý phù hợp đối với từng nội dung sau :
- Quản lý việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp
* Quản lý GV tiếng Anh trong việc dạy học theo tiếp cận năng lực giao tiếp.
Dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực giao tiếp là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học, vì thế bằng nhiều hình thức khác nhau, các biện pháp khác nhau, người CBQL phải chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới phương pháp theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động của HS trong việc sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả.
* Quản lý HS với việc sử dụng tiếng Anh
Để quản lý HS với việc sử dụng tiếng Anh, người CBQL cần phải căn cứ trên tiêu chí cơ bản của công tác đổi mới phương pháp giáo dục là hoạt động tự lập,
30
tích cực, chủ động của HS trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ.Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của HS là năng lực giao tiếp,năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
- Quản lý việc xây dựng, thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành
Với tư cách là môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông, môn tiếng Anh cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là hai mục đích tiếp theo của dạy học tiếng Anh bên cạnh mục đích cơ bản nhất là giao tiếp. Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng HS vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được hiểu bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.Như vậy, Hiệu trưởng (HT) cần tổ chức cho giáo viên (GV) nắm vững và thực hiện theo đúng phân phối chương trình (PPCT). Ngoài ra HT phải có kế hoạch cả năm học cho hoạt động giảng dạy đồng thời yêu cầu tổ chuyên môn và GV theo đó lập kế hoạch giảng dạy hàng tuần và cho cả học kì, năm học. HT cũng phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra từng tuần, tháng, học kì, qua sổ kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài… Áp dụng biện pháp này, đòi hỏi HT phải sắp xếp để dự giờ và đánh giá năng lực đội ngũ GV; lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV; thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì quy định; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học bộ môn tiếng Anh; quản lí công tác tự bồi dưỡng của GV và tạo điều kiện để GV tiếp cận, giao lưu với người bản ngữ để nâng cao kĩ năng giao tiếp...
- Quản lý đổi mới PPDH phát huy tính tích cực của học sinh
31
nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ. Vì vậy cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học theo qui trình chặt chẽ, sát thực, phù hợp điều kiện khách quan. Dạy học theo phương pháp mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của HS trong học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, kỹ năng của người học nhằm thực hiện đổi mới giáo dục.[9]
- Quản lý việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực thực hành
* Quản lý việc lựa chọn các phương pháp dạy học bộ môn
PPDH là quá trình trong đó giáo viên tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động và giải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội để học sinh tích cực tham gia hoạt động thực hành giao tiếp qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm. Để có được phương pháp dạy tiếng Anh tốt, giáo viên cần được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có khả năng kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.[10]
Dạy học là một phương pháp. Vì vậy việc dạy học phải tuân theo một trình tự nhất định đó là “lựa chọn”, “phân cấp” và “trình bày”.
Từ trước đến nay, đã có nhiều quan điểm, nhiều phương pháp dạy ngoại ngữ khác nhau. Mỗi phương pháp, mỗi quan điểm đều có nét đặc thù riêng nhằm giải quyết một tình huống cụ thể trong việc dạy và học ngoại ngữ cho một đối tượng, một xã hội cụ thể nào đó.
* Quản lí hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng dạy và học, quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực cho xã hội. Khi mà quá trình bùng nổ thông tin diễn ra mạnh mẽ, có tính toàn cầu, dung lượng tri thức tăng theo cấp số nhân, nội dung dạy học không còn nằm trong khuôn khổ những cuốn giáo trình, những tập bài giảng, thậm chí cả những tiết giảng của giáo viên, mà người học còn có thể tiếp cận nó ở mọi lúc, mọi nơi với mọi phương tiện từ máy tính, kết nối internet,... cho phép giáo viên có thể kết hợp được nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt , hiệu quả.
32 - Hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa - Hình thức dạy học toàn lớp
- Dạy học theo nhóm - Dạy học cá nhân
- Quản lý KT-ĐG kết quả dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành
Đánh giá kết quả học tập và lĩnh hội kiến thức của HS, đánh giá các mục tiêu đặt ra cho từng học trình, từng khối kiến thức cần tích luỹ có đạt được không và đạt được ở mức độ nào. Từ đó xác HS đã làm chủ hoặc chưa làm chủ. Như vậy việc đánh giá phải dựa vào chương trình giảng dạy và những mục tiêu học tập đã được xác định khi bắt đầu môn học và phải được trao đổi với tất cả HS. Kết quả kiểm tra cho phép rút ra những kết luận hoặc khẳng định chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy có thích hợp với đối tượng HS cụ thể hay không. Từ đó giáo viên có thể điều chỉnh chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy của mình. Như vậy kiểm tra - đánh giá có tác động không nhỏ tới quá trình dạy học, và nếu qui trình kiểm tra - đánh giá được thiết kế thích hợp thì sẽ có những tác động tích cực tới hiệu quả dạy học.[17]
Mục đích chính của KT-ĐG tiếng Anh THPT là để xác định mức độ ngoại ngữ sau khi kết thúc một quá trình học. Nhờ đó, người học cần biết tiếp tục phải học gì, và người dạy kế nhiệm biết được trình độ người học đang ở đâu để thiết kế chương trình hợp lí, it nhất là để tạo được sự liên thông cần thiết.
Tóm lại, kiểm tra - đánh giá phải đặt mục tiêu giúp người học xác định được trình độ của mình sau mỗi chương trình học. Nói cách khác, họ cần phải được trả lời câu hỏi: sau khi thi tốt nghiệp ngoại ngữ phổ thông, tôi có thể làm được gì? Và tôi còn phải làm tiếp gì nữa để có thể giao tiếp thành thạo được bằng ngoại ngữ đó? Giao tiếp trong môi trường nào: giao tiếp học đường, hay giao tiếp xã hội? Giao tiếp dưới hình thức nào: Giao tiếp bằng lời? Hay giao tiếp bằng văn bản viết? Nếu các bài kiểm tra ngoại ngữ PTTH trả lời được câu hỏi trên thì đảm bảo được mục đích của kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu. Tức là việc kiểm tra đánh giá ngoại ngữ của HS không còn dừng lại ở việc kiểm tra năng lực ngôn ngữ, mà phải kiểm tra đánh giá được năng lực giao tiếp của HS.
33
Hiệu quả đạt được trong công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh phụ thuộc một phần vào môi trường, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường.Các yếu tố này tuy không trực tiếp làm thay đổi công tác đổi mới PPDH và nhận thức học tập của HS nhưng chúng cũng rất quan trọng vì chúng tạo điều kiện hỗ trợ công tác đổi mới PPDH đạt hiệu quả. Quản lý tốt việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng đổi mới PPDH. Để thực hiện được nhiệm vụ này người CBQL:
- Cần đảm bảo cho giáo có đủ phương tiện dạy học bằng việc khai thác triệt để các nguồn cung cấp và hằng năm cần có kế hoạch mua sắm, bổ sung các phương tiện dạy học và tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ công tác đổi mới PPDH.[4]
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THPT