Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …
IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC
- Củng cố:
+ Khái niệm độ ẩm cực đại, độ ẩm tuyệt đối. + Khái niệm, công thức độ ẩm tỉ đối.
- Nhận xét giờ học
Tiết 66 : BÀI TẬP
Ngày soạn : 30/4/2015
Ngày giảng : ...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững sự chuyển thể của các chất, nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi. - Nắm vững các khái niệm liên quan đến độ ẩm không khí.
2. Kỹ năng:
- Trả lời đước các câu hỏi liên quan đến sự chuyể thể của các chất và độ ẩm không khí. - Giải được các bài tập về nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi, độ ẩm không khí.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
2. Tiến trình bài giảng
Hoạt động1 : Kiểm tra bài cũ và hệ thống hoá lại những kiến thứcđã học.
+ Nhiệt nóng chảy : Q= λm
+ Nhiệt hóa hơi : Q Lm=
+ Độ ảm tỉ đối: f a .100% A = Trong khí tượng học: bh p f .100% p ≈
Hoạt động 2 : Giải các bài tập.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng nước đá thành nước.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để tăng nhiệt độ của nước.
Cho học sinh tính nhiệt lượng tổng cộng.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để miếng nhôm tăng nhiệt độ từ 20 C0 đến
0
658 C.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để miếng nhôm nóng chảy.
Cho học sinh tính nhiệt lượng tổng cộng.
Bài 14 trang 210
Nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng hoàn toàn nước đá :
Q1 = λm = 3,4.105.4 = 13,6.105 (J)
Nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển nước từ 0oC lên 20oC : Q2 = cm∆t = 4180.4.20 = 334400 (J) Nhiệt lượng tổng cộng : Q = Q1 + Q2 = 13,6.105 + 3,344.105 = 16,944.105 (J) Bài 15 trang 210
Nhiệt lượng cần cung cấp để miếng nhôm tăng nhiệt độ từ 20 C0 đến 658 C0 là: ( ) ( ) = − = = 3 1 2 1 3 Q mc t t 0,1.0,896.10 .638 57,165.10 J
Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm để nó nóng chảy:
( )
5 3
2
Q = λ =.m 3, 9.10 .0,1 39.10 J=
Nhiệt lượng cần cung cấp miếng nhôm để nó hóa lỏng : ( ) = + = + = 3 3 1 2 3 Q Q Q 57,165.10 39.10 96,165.10 J IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC - Nhận xét giờ học
Tiết 67 - 68 : Thực hành : ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Ngày soạn : 20/4/2015
Ngày giảng : ...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Cách đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim lọai nhúng chạm vào mặt nước, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng.
2. Kỹ năng
- Biết cách sử dụng thước để đo độ dài chu vi vòng tròn.
- Biết cách dùng lực kế nhạy (thang đo 0,1 N), thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng .
- Tính hệ số căng bề mặt và xác định sai sô của phép đo.
II. ĐỒ DÙNG
Cho mỗi nhóm HS :
- Lực kế 0,1 N có độ chính xác 0,001N.
- Vòng kim loại ( hoặc vòng nhựa) có dây treo. - Cốc nhựa đựng chất lỏng ( nước sạch).
- Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng. - Thước cặp 0-150/0,05mm.
- Giấy lau ( mềm).
- Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 40 SGK Vật lí 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
2. Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1 : Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của phép đo.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Mô tả thí nghiệm hình 40.2.
-HD: Xác định các lực tác dụng lên chiếc vòng.
-HD: Đường giới hạn mặt thoáng là chu vi trong và ngoài của vòng.
-Xác định độ lớn lực căng bề mặt từ số chỉ của lực kế và trọng lượng của vòng nhẫn.
-Viết biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng.
Hoạt động 2 : Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-HD: Phương án từ biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài vừa thiết lập.
-Nhận xét và hoàn chỉnh phương án.
-Thảo luận rút ra các đại lượng cần xác định. -Xây dựng phương án xác định các đại lượng.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các dụng cụ đo.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Giới thiệu cách sử dụng thước kẹp -Quan sát và tìm hiểu hoạt động của các dụng cụ có sẵn.
Hoạt động 4 : Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Hướng dẫn các nhóm
-Theo dõi HS làm thí nghiệm -Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.-Ghi kết quả và bảng 40.1 và 40.2
Hoạt động 5 : Xử lí số liệu.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-HD: Nhắc lại cách tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
-Nhận xét kết quả.
-Hoàn thành bảng 40.1 và 40.2
-Tính sai số của các phép đo trực tiếp lực căng và đường kính.
-Tính sai số và viết kết quả đo hệ số căng mặt ngoài.
Hoạt động 6: Tổng kết bài học
- Y/C học sinh dọn dẹp phòng TN - Nhận xét giờ học