Chất rắn vô định hình.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 10 (2014 2015) (Trang 94)

Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định.

Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong

nhiều ngành công nghệ khác nhau.

IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC

- Củng cố:

+ Khái niệm chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình + Đặc tính chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. - Nhận xét về giờ học

- Yêu cầu học sinh đọc trước bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”.

Tiết 59 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

Ngày soạn : 4/4/2015

Ngày giảng : ...

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xã định độ nở dài của vật rắn. của vật rắn.

- Dựa vào Bảng 36.1 ghi kết quả đo độ dãn dài của thanh rắn thay đổi theo nhiệt độ t, tính được giá trị trung bình của hệ số nén dài α. Từ đó suy ra công thức nở dài.

- Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.

2. Kỹ năng : Vận dụng thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời

sống và kỹ thuật..

II. ĐỒ DÙNG

- Bộ dụng cụ thí nghiệm dùng đo độ nở dài của vật rắn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ổn định lớp

2. Tiến trình bài giảng

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc về biến dạng cơ của vật

rắn. Viết biểu thức tính độ lớn của lực đàn hồi, giải tích và nêu đơn vị của các đại lượng trong đó.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự nở dài của vật rắn.

+ Mục tiêu: - Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xã định độ nở dài

của vật rắn.

- Dựa vào Bảng 36.1 ghi kết quả đo độ dãn dài của thanh rắn thay đổi theo nhiệt độ t, tính được giá trị trung bình của hệ số nén dài α. Từ đó suy ra công thức nở dài.

- Phát biểu được quy luật về sự nở dài của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài.

Giới thiệu thí nghiệm hình 36.2.

Yêu cầu học sinh tính giá trị của α trong bảng 36.1.

Yêu cầu học sinh nhận xét về các giá trị của α tìm được nếu lấy sai số 5%.

Nêu quá trình làm thí nghiệm với các thanh có chiều dài ban đầu khác nhau và chất liệu khác nhau.

Yêu cầu học sinh nêu khái niệm sự nở dài vì nhiệt.

Giới thiệu độ nở dài của các vật rắn hình trụ đồng chất.

Yêu cầu học sinh suy ra biểu thức tính α và trả lời C2.

Cho học sinh đọc bảng hệ số nở dài của một số chất.

Cho học sinh giải bài tập ví dụ sgk.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 10 (2014 2015) (Trang 94)