Y/C học sinh quan sát và cho biết:

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 10 (2014 2015) (Trang 69)

+ Thế năng của nước đã được ứng dụng để làm làm gì?

+ Ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống tới môi trường và cuộc sống của người dân.

+ Tác dụng của những cánh rừng ? Từ đó hãy

trình bày giải pháp cải tạo những vùng đất bạc mầu có độ dốc lớn?

* Thế năng trọng trường với vấn đề năng lượng và môi trường.

- Thế năng của dòng nước có thể được ứng dụng tạo ra năng lượng: dòng nước làm quay tuốc bin (nhà máy thuỷ điện), ở miền núi lợi dụng sức nước để bơm nước lên cao, làm cối giã gạo… (không cần dùng máy bơm, máy xay sát gây tiếng ồn, chất thải xăng, dầu…)

- Tuy nhiên những dòng nước cũng có thể gây sạt lở, xói mòn đặc biệt là lũ ống, lũ quét (lũ quét ở Tùng Chỉn – Trịnh Tường 8/2008) gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản nên ta phải trồng rừng, làm ruộng bậc thang, làm các đường đồng mức trong trồng rừng để hạn chế những tác hại này.

IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC

- Củng cố:

+ Định nghĩa thế năng trọng trường + Mốc thế năng.

+ Công thức tính thế năng trọng trường. - Nhận xét về giờ học

- BTVN: 2, 3, 4, SGK trang141.

Tiết 2

1.Ổn định lớp

2. Tiến trình bài giảng

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng trọng trường. Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế năng đàn hồi.

+ Mục tiêu

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Nêu khái niệm thế năng đàn hồi.

Yêu cầu học sinh xác định lực đàn hồi.

Giới thiệu công thức tính công của lực đàn hồi.

Giới thiệu thế năng đàn hồi.

Giới thiệu công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo bị biến dạng.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 10 (2014 2015) (Trang 69)