Vai trò của chuyển dịch cơ cấu đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 30)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu đối với kinh tế

1.3.1 Cơ cấu GDP

Đây là một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền

kinh tế.

Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp hóa. Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I

(khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên

thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Trong quá trình công nghiệp hóa, mối tương quan này có xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp (công

nghiệp và dịch vụ) ngày càng tăng lên. Và trong điều kiện của khoa học công nghệ

hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phân tích cơ cấu các phân ngành có một

ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía

cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. Ví dụ, trong khu vực công

nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn

hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghệ... chiếm tỷ trọng cao

sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao hơn so với

Trong khu vực dịch vụ, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ

hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông... chiếm tỷ lệ cao sẽ rất khác

với những lĩnh vực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân sự với công nghệ thủ công hoặc

trình độ thấp, quy mô nhỏ lẻ.

1.3.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn được đánh giá qua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang

làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác

nhau. Các nhà khoa học đánh giá rất cao tiêu chí này, vì ở góc độ phân tích kinh tế

vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vì công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào

GDP ngày càng tăng của lĩnh vực công nghiệp (mà hiện nay là công nghiệp và dịch

vụ dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện đại), phải là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đời sống xã hội con người, trong đó, cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được một số

nhà kinh tế xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chẳng hạn, Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh thời kỳ công nghiệp hóa giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu quá trình công nghiệp

hóa ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động

xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội.

1.3.3 Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong điều kiện của một nền kinh tế đang tiến hành công nghiệp hóa, cơ cấu

mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quy luật phổ biến của quá trình công nghiệp hóa (đối với các nước đang phát

triển hiện nay) là xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó sản xuất nông

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và số lượng lao động làm nông nghiệp

chiếm phần lớn nhất trong tổng lực lượng lao động xã hội, và do đó, trong tổng giá

trị xuất khẩu ít ỏi mà họ có được, một phần rất lớn là sản phẩm nông nghiệp hoặc

sản phẩm công nghiệp khai khác ở dạng nguyên liệu thô (chưa qua chế biến hoặc

chỉ ở dạng sơ chế).

Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước

công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản

xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế

sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sản phẩm của công

nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt

may, chế biến nông lâm, thủy sản... chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng

nhiều kỹ thuật công nghệ cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử...

Chính vì vậy, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang

những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như là một trong những thước đo quan trọng đánh giá mức độ thành công của

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,

các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để xem xét. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa

nhất định trong việc phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.3.4. Cơ cấu vốn

Quy mô vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Do khởi phát quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện một nền kinh tế nghèo nàn, hầu như đối với tất cả các

nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư luôn là “cổ họng hẹp” đối với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế với một trong những đặc điểm nổi bật là toàn cầu hoá tài chính, dòng chảy vốn đầu tư tài chính mang tính chất toàn cầu đang gia tăng với tốc độ

nhanh, quy mô lớn, đã góp phần quan trọng vào việc nới bớt “nút thắt” về nguồn vốn đầu tư đối với các nước này; nhưng xét một cách tổng quát, khát vốn vẫn là căn

bệnh dai dẳng đối với những quốc gia đang mong muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không tính tới khả năng của nguồn vốn đầu tư có thể huy động được [26, tr. 55].

1.3.5. Cơ cấu công nghệ

Đầu tư thoả đáng, đáp ứng nhu cầu cho phát triển tiềm lực khoa học – công nghệ trên cơ sở tăng cường đầu tư từ ngân sách kết hợp với huy động các nguồn lực

đầu tư xã hội, nhất là các doanh nghiệp. Chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nhằm tạo bước đột phá về năng lực nội sinh tiếp thu sáng tạo và từng bước làm chủ công nghệ mới trên một số lĩnh vực.

Củng cố và hoàn thiện cơ chế liên kết hợp tác giữa nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho hoạt động khoa học – công nghệ. Lấy đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ mới làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học – công nghệ và chính sách đối với

đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ trong và ngoài nước nhằm khai thác hiệu quả

nhất mọi tiềm năng trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.

1.3.6. Cơ cấu thành phần kinh tế

Nền kinh tế chỉ phát triển khi mọi lực lượng sản xuất được giải phóng, các nguồn lực được huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, bảo đảm sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng.

Giải quyết tốt vấn đề các thành phần kinh tế sẽ thúc đẩy lực lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại lực lực lượng sản xuất phát triển sẽ tạo ra năng suất lao động cao, sản xuất có nhiều tích lũy, tạo điều kiện giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.

Đảng ta nhấn mạnh: Chính sách cơ cấu nhiều thành phần kinh tế có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất hiện đại xã hội

chủ nghĩa và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự

do làm ăn theo pháp luật.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ được tiếp tục mở rộng mạnh mẽ trong thời gian tới và tồn tại lâu dài, dựa trên ba hình thức sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức kinh doanh đa dạng đan xen, hỗn hợp. Theo quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong nền kinh tế

có các thành phần kinh tế sau đây:

Kinh tế nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia… dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, giữ

vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên chủ trương đang từng bước hoàn thiện việc cổ phần hóa nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả kinh tế.

Kinh tế tập thể: phát triển với nhiều nhình thức hợp tác đa dạng, với hình thức phổ biến là hợp tác xã, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người

lao động, có thể dựa trên sở hữa tập thể, cũng có thể quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc về các thành viên nhưng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng lại mang tính chất tập thể.

Kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân

trước đây): là hình thức được tạo mọi thuận lợi, khuyến khích phát triển, không giới

hạn về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.

Kinh tế tư bản nhà nước: phát triển dưới hình thức liên doanh, liên kết đa dạng giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để

thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa quá trình công nghiệp hóa

1.4.1 Các nhân tố đầu vào của sản xuất

Các nhân tố đầu vào của sản xuất gồm tập hợp các nguồn lực mà xã hội có thể huy động vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là: các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản…), nguồn lực con người (quy mô

nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực…) và nguồn vốn tài chính (quy mô tiết

kiệm, khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư phát triển sản xuất,…) [26, tr. 35].

Thứ nhất, các nguồn lực tự nhiên

Cơ cấu kinh tế của một quốc gia được hình thành như thế nào đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Quy mô đất đai, địa

hình, khí hậu, nguồn nước… là điều kiện tự nhiên của các loại hình sản xuất nông

nghiệp khác nhau (Khu vực Đông Nam Á sản sinh ra nền nông nghiệp lúa nước mang đặc thù “Châu Á gió mùa”); những vùng rừng mưa nhiệt đới ở Châu Á, Châu

Mỹ Latinh… là điều kiện tốt để kinh tế lâm nghiệp phát triển; những quốc gia có

mỏ khoáng sản có khả năng khai thác kinh tế là điều kiện phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác mỏ… Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự

nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới.

Thứ hai, nguồn lực con người

Nguồn lực con người khi được xem xét ở góc độ đầu vào của quá trình sản

xuất (sức lao động), từ lâu đã được coi như một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối

với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bổ nguồn lực này

tế. Tuy nhiên, để có căn cứ cho việc quyết định phân bổ nguồn nhân lực vào những

lĩnh vực sản xuất khác nhau như thế nào, những khía cạnh cần lưu ý là: - Quy mô nguồn nhân lực

- Chất lượng nguồn nhân lực

- Xu hướng nhân khẩu học: vấn đề lão hoá, tăng trưởng dân số, di cư quốc tế…

1.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất

Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào của sản xuất phản ánh sự tác động của các nguồn lực có thể huy động được cho quá trình sản xuất và sự phân bổ chúng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản xuất quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Các nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng và các chính sách của Nhà nước.

1.4.3. Các nhân tố về cơ chế chính sách

Như phần trình bày về tác động của các nhân tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản xuất đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nêu trên cũng đã đề cập một phần vấn đề về cơ chế chính sách, trước hết là chính sách kinh tế của Nhà nước

tác động đến các yếu tố cung và cầu; và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, với tư cách là một loại nhân tố độc lập, cơ chế chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ [26, tr. 62-65].

1.4.4. Cách mạng khoa học - công nghệ

Cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

đến nay với các nội dung chủ yếu như công nghệ tự động hoá, nghiên cứu và chế

tạo năng lượng mới, chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, điện tử và tin học. Sự ra đời và phát triển của nó đã làm cho cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành, cơ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 30)