Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá hướng về

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 28)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá hướng về

thế nó và đã trở thành một trào lưu công nghiệp hoá mới, đặc biệt là trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX [25, tr.169-172].

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu hướng về xuất khẩu

Trong số những nước đi theo mô hình này, đặc biệt xuất sắc là nhóm các nước

NICs Đông Á, với đặc điểm là quy mô nhỏ, thị trường trong nước không lớn, nghèo

tài nguyên nhưng nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao, chính những khó khăn trên đã đẩy các quốc gia này đến chỗ phải lựa chọn con đường hướng về xuất khẩu, trong khi những nước khác có quy mô dân số lớn, tiềm năng thị trường trong nước rộng và giàu tài nguyên đã duy trì lâu hơn con đường công nghiệp hoá hướng nội.

Nhưng vào thập kỷ 1980 trở đi, mô hình này được xem là có triển vọng hơn cả và nhanh chóng trở thành một khuynh hướng phát triển chủ yếu của hầu hết các quốc gia [20, tr.18-20].

Về mặt lý thuyết, mô hình này dựa trên những phân tích về xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại tạo ra và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương.

Về mặt chính sách, cách tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp

hoá hướng về xuất khẩu có một số đặc điểm đặc trưng:

mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường thế

giới. Thông thường, đối với các nước chậm phát triển, những thế mạnh có khả năng

có lợi thế so sánh là hàng nông sản, tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Như vậy, khác với chính sách thay thế nhập khẩu, hướng quá trình công nghiệp hoá tới chỗ xây dựng một cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoàn chỉnh, nhằm sản xuất ra những sản phẩm trong nước cần tiêu dùng, chính sách hướng về xuất khẩu đặt trọng tâm phát triển vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế, nên hình thành một cơ cấu kinh tế và công nghiệp không cân đối.

+ Toàn bộ hệ thống chính sách đều chủ yếu nhằm khuyến khích việc tăng cường xuất khẩu. Tuy các chính sách khuyến khích xuất khẩu ở các quốc gia khác nhau không hoàn toàn giống hệt nhau, nhưng đều dựa trên nguyên lý chung là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn khi bán sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Mô hình này gặp phải nhiều rào cản là:

+ Khi xây dựng một ngành công nghiệp xuất khẩu, các nước đang phát triển

thường phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước phát triển bởi tính hiệu quả cao và sự lâu đời hơn của ngành tương ứng ở các nước đó;

+ Các nước phát triển thường áp dụng chế độ bảo hộ cao và có hiệu quả đối với những ngành sản phẩm mà các nước đang phát triển có hoặc sẽ dành lợi thế

trong một tương lai gần.

Với những chính sách nêu trên, trong thực tiễn mấy chục năm gần đây cho

thấy rằng, những quốc gia đi theo mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã

đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hết sức nhanh chóng; nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà tăng thu nhập ngoại tệ góp phần tăng khả năng

nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ tiên tiến; cải thiện tình trạng mất cân đối về cán cân thanh toán quốc tế, các lợi thế của đất nước được khai thác hiệu quả và kinh tế hơn… Tuy nhiên, chính sách công nghiệp hoá hướng về

xuất khẩu có những hạn chế nhất định như sự phụ thuộc quá mức vào sự biến động của thị trường thế giới, nền kinh tế dễ bị mất cân đối nghiêm trọng, sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư diễn ra nhanh chóng…

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang tiến triển mạnh như hiện nay, các nước còn

đề cập đến mô hình mới được xem là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI - Mô hình công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế với các

đặc trưng là xây dựng một cơ cấu công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế, xây dựng một thể chế kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập quốc tế và xây dựng một nguồn nhân lực hội nhập quốc tế [20, tr.18-20]

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 28)