Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Quận 9

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 92)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Quận 9

Tại Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Quận 9 (nhiệm kỳ 2010 – 2015)

xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là “Thương mại, Dịch vụ

– Công nghiệp – Nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; xây dựng hạ

tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường”. Theo cơ

cấu ngành kinh tế này, tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp cần phải giảm

và tăng nhanh khu vực thương mại, dịch vụ. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 15-17%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10-

12%/năm và phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ

cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn. Phương hướng chuyển dịch các ngành kinh tế theo các phương hướng sau:

* Đối với ngành Thương mại - Dịch vụ

Trên cơ sở tiềm năng về đất đai, cảnh quan thiên nhiên và con người, ngành dịch vụ du lịch tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái (du lịch vườn sinh

thái, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội,

du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng…

Tập trung phát triển các hình thức như du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu di tích văn hóa lịch sử, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Công viên văn hóa lịch

sử dân tộc, đồng thời mở rộng các khu du lịch đang triển khai trên địa bàn như khu

du lịch Suối Tiên, Vườn Cò. Ưu tiên đầu tư phát triển ngành du lịch phù hợp quy

hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái và mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ

Vị trí địa lý và quỹ đất trống còn nhiều sẽ là lợi thế cạnh tranh cho Quận 9

phát triển dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ khoa học, công nghệ và dịch vụ y tế.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục – đào tạo, dịch vụ y tế trong nội thành đang được di

dời ra khu vực ngoại thành sẽ là cơ hội lớn cho Quận 9 thu hút các trường học, bệnh

viện đầu tư, xây dựng trên địa bàn. Do đó cần có chính sách hợp lý nhằm thu hút

các dự án đầu tư cho các ngành dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ.

Với việc định hướng phát triển, mở rộng không gian đô thị của thành phố Hồ

Chí Minh và có các tuyến đường giao thông trọng yếu đi qua địa bàn quận như

tuyến đường Xa lộ Hà Nội, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên… đang được đầu tư, xây dựng tạo điều kiện cho quận phát triển ngành thương mại – dịch vụ, trong đó, ngành thương

mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics được xác định có lợi thế cạnh tranh và triển

vọng phát triển nhanh trong thời gian tới [8].

* Đối với ngành Công nghiệp - xây dựng

Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tại trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước này. Thu hút các công ty con, công ty vệ tinh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang đầu tư, sản xuất ở

khu công nghệ cao nhằm tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng

ứng dụng khoa học kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, hóa dược, chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý để bảo đảm phát triển cân đối, hiệu quả.

Đối với những ngành công nghiệp sản xuất giày da, quần áo, dệt… sử dụng nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng thấp thì giữ nguyên hiện trạng, không phát triển, mở rộng thêm. Những cơ sở, cụm sản xuất đã di dời thì chuyển đổi các khu này thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm. Những trung tâm này có điều kiện thu hút lao động có trình độ, kỹ thuật cao của thành phố hơn là đặt tại các tỉnh.

Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao [8].

* Đối với ngành Nông nghiệp:

Ứng dụng và nhận chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện

đại, hiệu quả, bền vững, tập trung phát triển vào các loại cây, hoa có giá trị gia tăng

cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển nông nghiệp gắn du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái, đây là hướng đi cho phát triển nông nghiệp bền vững và cũng là nhu cầu của người dân thành phố hiện nay.

Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu và là xu hướng phát triển phổ biến của các đô thị hiện đại, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cân bằng, bền vững giữa các yếu tố môi trường sinh thái với sự phát triển của con người.

Trong xu hướng phát triển đó, nông nghiệp sinh thái của các vùng ngoại thành còn mang một ý nghĩa nhân văn độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về vật chất

và văn hoá, tinh thần của dân cư đô thị, gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp du lịch- sinh thái, được khai thác từ những tiềm năng, thế

mạnh sẵn có của quận 9.

Phối hợp, liên kết với các Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu thành lập các vùng, khu vực nhận chuyển giao công nghệ, đào tạo và sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ cho nông nghiệp cũng như ứng dụng các công nghệ gien vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 92)