Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 43)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.6 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

hiện đại hóa

1.6.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp

lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo

nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định.

Ở thế kỷ XVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu,

công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử

dụng máy móc. Những khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm công nghiệp hoá

nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền

sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm

này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về

lý luận và thực tiễn.

Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh

nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từ thực tiễn công

nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị ban chấp hành Trung ương

lần thứ 7 khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công

nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm

xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy

nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh

tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế

phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống

nhân dân.

Như vậy công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những

chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả

các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ

cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại [4, tr.96-98].

Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những

quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Như vậy công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp

trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để

chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.

Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại

hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá.

Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình mà nhờ đó các nước đang

phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách

chính trị và củng cố cơ cấu xã hội nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển. Hiện đại hoá cưỡng bức dập

khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch

với dân chủ.

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm sau đây:

Th nht, Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ,

tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực

có điều kiện nhảy vọt.

Th hai, Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể

rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ

tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ sự ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về

khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Th ba, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách,

đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có kết cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp then chốt; có

năng lực nội sinh về khoa học công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính vĩ

mô; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường.

Thứ tư, Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi

nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau.

Thứ năm, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hóa giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hóa trong thời kỳ đổi mới.

Th sáu, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta.

1.6.2. Tác động của quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệảnh hưởng một cách sâu sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông qua những tác động của nó tới sản xuất, kết cấu hàng hóa, dịch vụ và làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Sựứng dụng hệ thống sản xuất tự động

vai trò chủ yếu của lao động chân tay; làm mất đi lợi thế lao động rẻ, tăng vai trò của yếu tố trí tuệ; làm thay đổi sự phân loại cơ cấu ngành sản xuất kiểu cổ điển, vai trò nền tảng của các ngành công nghiệp và lợi thế của các ngành kinh tế, làm tăng

vai trò và tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.

Sự ra đời của hệ thống sản xuất tự động hóa là cơ sở của hệ thống sản xuất phần mềm, một hệ thống sản xuất linh động có khả năng biến ứng cao. Hậu quả tất yếu của quá trình này là làm giảm vai trò của yếu tố lao động chân tay, làm mất đi

lợi thế lao động rẻở nhiều ngành sản xuất. Trong khi đó, tri thức và thông tin lại trở

thành những yếu tố giữ vị trí ngày càng quan trọng trong quá trình sản xuất và cạnh tranh. Phân tích về vấn đề này, Bùi Tất Thắng đã khẳng định: “Cơ cấu nền kinh tế

hiện đại ngày càng ít phụ thuộc vào những yếu tố tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực thụ động” [26, tr.44].

- Công nghiệp hóa làm thay đổi phân loại cơ cấu ngành sản xuất cổ điển. Nhiều thập kỷ nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành sản xuất cơ bản. Ngày nay dịch vụ trở thành một lĩnh vực chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế

của các quốc gia. Sự phân loại các ngành công nghiệp thành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ cũng đã lỗi thời. Những ngành được xem là nền tảng của thời đại công nghiệp cơ khí trước đây không còn giữ vai trò như trước mà nhường chổ cho các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng…

- Công nghiệp hóa đã làm xuất hiện những ngành mới và sự thay đổi kết cấu

hàng hóa để xác định lợi thế so sánh động. Đánh giá về vấn đề này, Bùi Tất Thắng

đã khẳng định:“Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ mũi nhọn như: điện tử, sinh học, vật liệu mới sẽ xuất hiện những ngành công nghiệp mới, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới” [26, tr.46].

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có hàm lượng trí tuệ cao, giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ chế từ nông nghiệp, khoáng sản. Để tận dụng được lợi thế đó, đòi hỏi các nước phải chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy quá trình phân công lao động theo

hướng chuyên môn hóa ngày càng cao, làm xuất hiện những ngành nghề mới như:

công nghiệp điện tử tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và đã mang lại những thành tựu to lớn cho các nước trong quá trình phát triển. Các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức cao như tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ y tế, giao thông vận tải quốc tế, đào tạo nhân lực, du lịch, thông tin liên lạc…cũng ngày càng phát triển và đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia. Lợi thế của các ngành sản xuất truyền thống ngày càng giảm xuống. Để tận dụng được lợi thế mới, đòi hỏi các nước phải lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế một cách phù hợp nếu như không muốn tụt hậu xa hơn so với các nước.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra những tiền đề, điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển thì hệ thống các công ty xuyên quốc gia từng bước hình thành và phát triển. Sự hình thành và phát triển của công ty xuyên quốc gia đã và đang tác động một cách sâu sắc tới sức cạnh tranh của hàng hóa ở các nước trên thị trường quốc tế, từng bước tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia theo hướng ngày càng phát huy lợi thế so sánh động và hướng vào các

ngành có hàm lượng chất xám cao.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý, cải tiến các thủ tục hành chính…Những biến đổi to lớn này đang tạo ra những tiền đề, điều kiện hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần hình thành các khu chế xuất hiện đại, hệ thống các dịch vụ cũng ngày càng phát triển, từng bước thúc đẩy các nước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)