Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá kiểu “cổ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 47)

L ỜI CẢM ƠN

1.7.1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá kiểu “cổ

7. Kết cấu của luận văn

1.7.1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá kiểu “cổ

Những nước công nghiệp hoá kiểu “cổ điển” là những nước đi đầu trong cuộc

cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ XVII - XVIII và ngày nay là những nước công

nghiệp phát triển nhất, bao gồm Anh, Pháp, sau đó là Mỹ, Đức, Nga. Tuy có nhiều điểm không giống nhau, nhưng về cơ bản, nhóm các nước công nghiệp hoá kiểu “cổ điển” có nhiều điểm tương đồng về những điều kiện, cách thức và trình tự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá. Sự tương đồng này trước hết là do những nước này có nhiều điểm chung về điều kiện lịch sử xuất phát của quá

trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá

kiểu “cổ điển” có những nét đặc trưng sau:

+ Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp xảy ra trước, trở thành một

trong những tiền đề tiên quyết cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp (công

nghiệp hoá).

+ Công nghiệp hoá diễn ra một cách tuần tự theo tiến trình: công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng - giao thông vận tải và bưu điện - nông nghiệp - dịch vụ và lưu

thông.

+ Do tuân thủ trình tự trang bị kỹ thuật nêu trên, công cuộc công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã diễn ra một cách từ từ, tiệm tiến, đã kéo dài

hàng trăm năm.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá cổ điển đã diễn ra “như một quá trình lịch sử tự nhiên”, để lại một hình mẫu “chuẩn mực” cho những nước đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hoá. Ngày nay, những

điều kiện ràng buộc quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi rất căn bản nên không nhất thiết phải lặp lại quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo mô hình cổ điển. Song, không phải vì vậy mà có thể tiến hành những bước đi tuỳ tiện trong chuyển dịch cơ cấu. Sự thay đổi những điều kiện vừa tạo ra những cơ hội đi nhanh hơn, đồng thời lại vừa gây ra những thách thức to lớn

hơn. Nó chỉ có nghĩa rằng, dựa trên hình mẫu “chuẩn mực” cổ điển, điều kiện mới chỉ làm nảy sinh những nhân tố thay thế,cho phép rút ngắn toàn bộ quá trình, thay

vì quá trình công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển đã phải kéo dài hàng trăm năm [25, tr. 234-336].

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 47)