Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 96)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực

Đảng ta khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển,

đồng thời là chủ thể phát triển”, “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [34]. Chính vì thế, để thực hiện công cuộc công nghiêp hóa, hiện đại hóa Quận 9 luôn coi phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế luôn là yêu cầu cấp bách và là nhiệm vụ lâu dài.

Để có được nguồn nhân lực cao phục vụ có hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếở Quận 9 cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Xuất phát từ vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với tiến trình bồi

dưỡng nguồn nhân lực, cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở

tất cả các bậc học. Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, có chính sách ưu đãi đối với giáo viên hiện đang công tác ở những phường vùng sâu như Long Phước,

Long Trường, Trường Thạnh. Từng bước trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện

đại phục vụ cho giảng dạy ở các cấp học nhằm gắn giảng dạy lý thuyết với thực

hành, tăng cường hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hành thí nghiệm, qua đó giáo

Thứ hai, mở rộng quy mô đào tạo

Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, cần phải khắc phục tình trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Thực tế này

đang là rào cản lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo

hướng hiện đại vì khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật kém nên việc thay đổi cách thức sản xuất, ngành nghề kinh tế diễn ra rất chậm, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

- Tăng quy mô vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục nghề, giáo dục chuyên nghiệp (cao đẳng, đại học) và giáo dục sau đại học nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ trong thời gian tới.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham

gia đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học, từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập nhằm từng bước phát triển giáo dục cả về quy mô và chất lượng.

Thứ ba, tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực: Cần nghiên cứu đánh

giá thực trạng cơ cấu nhân lực hiện có cũng như dự báo về nhu cầu nhân lực ở các ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm chủ động tránh tình trạng thừa và thiếu nhân lực.

Tăng cường công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi vùng, ngành và quốc gia đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Nhiệm vụ này cần được tiến hành thường xuyên để có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 96)