Các nhân tố đầu vào của sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 35)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Các nhân tố đầu vào của sản xuất

Các nhân tố đầu vào của sản xuất gồm tập hợp các nguồn lực mà xã hội có thể huy động vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là: các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản…), nguồn lực con người (quy mô

nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực…) và nguồn vốn tài chính (quy mô tiết

kiệm, khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư phát triển sản xuất,…) [26, tr. 35].

Thứ nhất, các nguồn lực tự nhiên

Cơ cấu kinh tế của một quốc gia được hình thành như thế nào đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Quy mô đất đai, địa

hình, khí hậu, nguồn nước… là điều kiện tự nhiên của các loại hình sản xuất nông

nghiệp khác nhau (Khu vực Đông Nam Á sản sinh ra nền nông nghiệp lúa nước mang đặc thù “Châu Á gió mùa”); những vùng rừng mưa nhiệt đới ở Châu Á, Châu

Mỹ Latinh… là điều kiện tốt để kinh tế lâm nghiệp phát triển; những quốc gia có

mỏ khoáng sản có khả năng khai thác kinh tế là điều kiện phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác mỏ… Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự

nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới.

Thứ hai, nguồn lực con người

Nguồn lực con người khi được xem xét ở góc độ đầu vào của quá trình sản

xuất (sức lao động), từ lâu đã được coi như một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối

với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bổ nguồn lực này

tế. Tuy nhiên, để có căn cứ cho việc quyết định phân bổ nguồn nhân lực vào những

lĩnh vực sản xuất khác nhau như thế nào, những khía cạnh cần lưu ý là: - Quy mô nguồn nhân lực

- Chất lượng nguồn nhân lực

- Xu hướng nhân khẩu học: vấn đề lão hoá, tăng trưởng dân số, di cư quốc tế…

1.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất

Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào của sản xuất phản ánh sự tác động của các nguồn lực có thể huy động được cho quá trình sản xuất và sự phân bổ chúng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản xuất quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Các nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng và các chính sách của Nhà nước.

1.4.3. Các nhân tố về cơ chế chính sách

Như phần trình bày về tác động của các nhân tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản xuất đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nêu trên cũng đã đề cập một phần vấn đề về cơ chế chính sách, trước hết là chính sách kinh tế của Nhà nước

tác động đến các yếu tố cung và cầu; và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, với tư cách là một loại nhân tố độc lập, cơ chế chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ [26, tr. 62-65].

1.4.4. Cách mạng khoa học - công nghệ

Cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

đến nay với các nội dung chủ yếu như công nghệ tự động hoá, nghiên cứu và chế

tạo năng lượng mới, chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, điện tử và tin học. Sự ra đời và phát triển của nó đã làm cho cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành, cơ

cấu lao động, cơ cấu giá trị sản phẩm… có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng tiến bộ. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếở các nước đang

phát triển phải chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành kỹ thuật cao, sử dụng nhiều yếu tố kỹ thuật, công nghệ hiện đại; đồng thời phải tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để hiện đại hoá cơ cấu ngành kinh tế, tránh tụt hậu và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển [26, tr. 32].

1.4.5. Lợi thế của vùng

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á dự báo sẽ là

khu vực phát triển năng động nhất. Khu vực này sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng

trưởng cao và là động lực phát triển của kinh tế thế giới. Luồng đầu tư nước ngoài

sẽ tiếp tục chảy về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Sự dịch chuyển làn sóng đầu tư của Nhật Bản từ Trung Quốc sang các nước khác tạo cơ hội thu hút đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 9.

Tác động của hội nhập Quốc tế đến phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí

Minh, Quận 9 sẽ mạnh mẽ hơn trong những giai đoạn sắp tới. Dự báo nhiều tập

đoàn lớn nước ngoài sẽ đầu tư vào đây trong các ngành dịch vụ cao cấp, đặc biệt là công nghệ thông tin, bán lẻ, tài chính ngân hàng, bất động sản, y tế, giáo dục.

Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dự báo sẽ còn tiếp tục

ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 9 nói riêng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Thành phố.

Khủng hoảng nợ công Châu Âu dự báo sẽ còn diễn ra theo chiều hướng xấu

ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Thành phố, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư

vào Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 9.

1.4.6. Hội nhập quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế đang công nghiệp hoá sẽ giúp

cho các nước này có thể tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thu hút các nguồn vốn và đẩy mạnh quan hệ ngoại thương… Do đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế đang công nghiệp hoá cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)