Cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Cơ cấu thành phần kinh tế

Nền kinh tế chỉ phát triển khi mọi lực lượng sản xuất được giải phóng, các nguồn lực được huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, bảo đảm sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng.

Giải quyết tốt vấn đề các thành phần kinh tế sẽ thúc đẩy lực lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại lực lực lượng sản xuất phát triển sẽ tạo ra năng suất lao động cao, sản xuất có nhiều tích lũy, tạo điều kiện giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.

Đảng ta nhấn mạnh: Chính sách cơ cấu nhiều thành phần kinh tế có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất hiện đại xã hội

chủ nghĩa và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người được tự

do làm ăn theo pháp luật.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ được tiếp tục mở rộng mạnh mẽ trong thời gian tới và tồn tại lâu dài, dựa trên ba hình thức sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức kinh doanh đa dạng đan xen, hỗn hợp. Theo quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong nền kinh tế

có các thành phần kinh tế sau đây:

Kinh tế nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia… dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, giữ

vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên chủ trương đang từng bước hoàn thiện việc cổ phần hóa nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả kinh tế.

Kinh tế tập thể: phát triển với nhiều nhình thức hợp tác đa dạng, với hình thức phổ biến là hợp tác xã, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người

lao động, có thể dựa trên sở hữa tập thể, cũng có thể quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc về các thành viên nhưng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng lại mang tính chất tập thể.

Kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân

trước đây): là hình thức được tạo mọi thuận lợi, khuyến khích phát triển, không giới

hạn về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.

Kinh tế tư bản nhà nước: phát triển dưới hình thức liên doanh, liên kết đa dạng giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để

thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)