Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá thay thế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 26)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá thay thế

thay thế nhập khẩu

Mô hình công nghiêp hoá thay thế nhập khẩu với tư tưởng chủ đạo là thay thế

những mặt hàng trước đây phải nhập khẩu bằng sản xuất trong nước, đã từng là một

trào lưu phổ biến ở hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba sau khi dành độc lập chính trị vào những thập niên đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Nguyên nhân chính trị trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của trào lưu này là quyết tâm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ để kỳ vọng vĩnh viễn thoát khỏi ách thống trị

của chủ nghĩa thực dân.

Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với ý tưởng thay thế mọi sản phẩm nhập khẩu bằng sản xuất trong nước cuối cùng cũng đưa đến một chính sách xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh (có đủ mọi phân ngành) và khép kín (tự cân

đối và đóng cửa với thế giới bên ngoài) thông qua các chính sách bảo hộ sản xuất

trong nước.

Với những nguyên nhân nêu trên, hầu hết các quốc gia đang phát triển thực thi mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã đạt được tốc độ tăng trưởng công nghiệp tương đối cao trong giai đoạn đầu tiên, trong những năm của thập kỷ 1950 và khoảng nửa đầu của thập kỷ 1960. Mặc dù về thực chất, sự tăng trưởng này chủ

yếu bắt nguồn từ điểm xuất phát thấp khiến cho một mức gia tăng nhỏ về số lượng tuyệt đối cũng đẩy chỉ số tương đối tăng lên rất cao, song nó cũng bắt đầu tạo ra sự thay đổi nhất định về cơ cấu kinh tế vĩ mô và thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra

nhanh hơn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở các quốc gia này. Đáng tiếc là tốc

độ tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô nêu trên không thể

duy trì được lâu hơn.

Sự bất cập của những chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu không chỉ biểu hiện ở mức độ không thành công trong việc đạt tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, có nền công nghiệp phát triển và cơ cấu kinh tế hiện đại, mà ngay cả những mục tiêu có tính chất trung gian như giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và cán cân ngoại thương chẳng hạn, cũng không thể thực hiện được. Các nhà kinh tế học đã tổng kết các lý do cơ bản của tình hình này là:

+ Chính sách thay thế nhập khẩu tự nó đã đặt ra giả thiết là phải phát triển

đồng thời tất cả mọi ngành công nghiệp để sản xuất ra trước hết là tất cả mọi sản phẩm công nghiệp tiêu dùng trước đó phải nhập khẩu. Yêu cầu này là không thể đáp ứng được bởi một nền kinh tế nông nghiệp còn kém phát triển do bị quá tải về

nguồn vốn đầu tư, khả năng công nghệ - kỹ thuật và quản lý. Mặt khác, đối với phần lớn các quốc gia quy mô nhỏ (về diện tích, dân số và quy mô kinh tế, dung

lượng thị trường) đã vấp phải giới hạn của hiệu quả về quy mô.

+ Do trình độ kỹ thuật của sản xuất công nghiệp thấp và khả năng đầu tư vốn

ban đầu hạn chế nên việc tiếp cận quá trình thay thế nhập khẩu thực ra chỉ bắt đầu từ những sản phẩm chế tạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, còn đối với những sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất để chế tạo sản phẩm tiêu dùng trên thì vẫn phải

nhập khẩu. Nhu cầu về ngoại tệ tăng, để có ngoại tệ, nguồn xuất khẩu phải trong đợi vào các loại sản phẩm thô từ nông nghiệp và khoáng sản, trong khi giá cánh kéo giữa những loại sản phẩm này và hàng tư bản công nghiệp trên thị trường thế giới

có xu hướng rộng dần ra. Kết quả là mức thâm hụt cán cân ngoại thương ngày càng tăng lên.

Tóm lại, quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình công nghiệp thay thế nhập khẩu tỏ ra có kết quả trong giai đoạn đầu tiên và

đã được áp dụng rộng rãi. Song, nó đã không chịu đựng nổi thử thách của thời gian.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 26)