Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 38)

L ỜI CẢM ƠN

1.5.Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

7. Kết cấu của luận văn

1.5.Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.5.1. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong kinh tế chính trị học Marxist

Lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong kinh tế chính trị học Marxist tập trung ở hai nội dung sau:

Một là, lý luận về phân công lao động xã hội. Lý luận này chủ yếu đề cập đến

các điều kiện, tiền đề để xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp, phân chia nền sản xuất xã hội thành hai ngành lớn là công nghiệp và nông nghiệp.

Hai là, lý luận tái sản xuất xã hội. Khi nghiên cứu nền sản xuất xã hội, K.Marx

đã chia nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thành hai khu vực. Khu vực I là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II là khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng. Từ đó Mác đã tìm ra được các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản

đơn và tái sản xuất mở rộng.

 Các điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư bản xã hội là: - Điều kiện thứ nhất: I(v + m) = IIc.

Cung của khu vực I về những tư liệu sản xuất mới tạo ra phải bằng cầu về tư

liệu sản xuất của khu vực II; đồng thời cung về tư liệu tiêu dùng của khu vực II phải bằng cầu về tư liệu tiêu dùng của khu vực I. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng của hai khu vực trong nền kinh tế. Sự

thực hiện này là điều kiện cần thiết để tái sản xuất theo quy mô cũ.

- Điều kiện thứ hai: I(c + v + m) = Ic + IIc.

Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất của hai khu vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội.

- Điều kiện thứ ba: II(c + v + m) = I(v + m) + II(v + m).

Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng của cả hai khu vực của nền kinh tế. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu tiêu dùng trong xã hội.

 Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

Theo Marx, tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ

nghĩa tư bản, mà hình thái điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở

rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư

bản phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng dự thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm tạo ra tái sản xuất tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.

Các điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

- Điều kiện thứ nhất: I (v + m) > IIc.

Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng.

- Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) > I c + II c.

Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có tư liệu sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất.

- Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) < I (v + m) + II (v + m).

Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản xuất.

V.I.Lênin đã áp dụng lý luận của Marx về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lênin đã chú ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả hai khu vực cấu tạo hữu cơ của tư

bản đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II. Căn cứ

vào thực tế đó và phân tích sự phát triển của tư bản xã hội trong nhiều năm, Lênin đã kết luận: “Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất,

sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng” [2, tr.149]. Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong kinh tế học Marxist cho chúng ta thấy lý thuyết này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay.

1.5.2 Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng” của Hirschman, F Perrons, G. Pestane de Bernis.

Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với một quốc gia bởi các lý do sau đây:

“Một là, Thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu vốn, nhân lực cao, kỹ thuật, công nghệ, thị trường nên không đủ điều kiện để

cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại.

Hai là, Trong mỗi giai đoạn phát triển của công nghiệp hóa, vai trò cực tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau.

Ba là, Việc phát triển cơ cấu ngành không cân đối gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư” [13, tr.20].

Lý thuyết này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta cũng như các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế.

1.5.3. Lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của Harry T. Oshimah

Theo H.T.Oshimah, đặc điểm khác biệt của các nước châu Á so với các nước Âu, Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Vào thời điểm cao của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư lao động trong lúc nông nhàn. Ông cũng cho rằng đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả

thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển.

Giai đoạn 1: Ông chủ trương “đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất để thu hút lao động tại khu vực nông nghiệp mà không cần dịch chuyển lao động qua khu vực công nghiệp” [12, tr.84].

Đây là hướng đi có khả thi vì đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao cũng như khả năng mở rộng thị trường và các yêu cầu phát triển khác. Khi nông nghiệp phát triển và mở rộng sản lượng xuất khẩu, ngoại tệ do ngành nông nghiệp mang về ngày càng tăng, là cơ sở để nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Giai đoạn 2: Cùng với việc đầu tư phát triển theo ngành nông nghiệp, ông chủ trương tiến hành đầu tư phát triển chiều rộng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.

“Tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn nhằm mở rộng quy mô sản lượng. Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng

lao động” [12, tr.85].

Như vậy, phát triển nông nghiệp đa dạng với quy mô lớn đã tạo điều kiện để

mở rộng thị trường công nghiệp, tăng thêm quy mô sản xuất công nghiệp và nhu cầu các hoạt động dịch vụ.

Giai đoạn thứ 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động.

Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở giai đoạn thứ hai đã làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Vì vậy, trong nông nghiệp phải đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh

năng suất lao động. Ngành nông nghiệp có thể giảm số lượng lao động để chuyển sang khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.

Ngành công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và chuyển dịch hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp dần và ngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng để nâng cao sức cạnh tranh và giảm nhu cầu lao động. Việc sử dụng máy móc cơ khí sẽ làm tăng năng

được hoàn thành. Nền kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ từ

kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ.

Lý thuyết này có ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xuất phát từ điều kiện kinh tế của đất nước cũng như cơ cấu, chất lượng của đội ngũ lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam không thể

thực hiện nhảy vọt trong tất cả các ngành mà cần có những bước đi hợp lý, trong đó

việc đầu tư phát triển theo chiều rộng từ nông nghiệp là cơ sở để từng bước phát triển và hoàn thiện các ngành kinh tế.

Phân tích lý thuyết về các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói trên chúng ta thấy rằng:

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếở nước ta hiện nay là sựứng dụng tổng hợp các lý thuyết trên một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bên cạnh những lý thuyết làm cơ sở, nền tảng cho mục tiêu, chiến lược kinh tế của đất nước như lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong kinh tế học Marxist thì những lý thuyết như: lý thuyết “cực tăng trưởng” của Hirschman, F Perrons, G. Pestane de Bernis; lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của

Harry T. Oshimah đã được Đảng, Nhà nước ta ứng dụng một cách linh hoạt trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẳng hạn như trong quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xây dựng các

vùng kinh tế trọng điểm như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc…nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển các trung tâm kinh tế từ đó kích thích đầu tư phát triển rộng khắp cả nước. Trong điều kiện nền kinh tế thấp, các

nguồn lực kinh tế phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và chuyển đổi nền kinh tế nói riêng còn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp chọn đầu tư

chiều rộng cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam là giải pháp hữu hiệu, góp phần giải

quyết vấn đề lao động tại chổ cho nông thôn. Sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo đà cho xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, các mô

hình này đã được Đảng ta áp dụng một cách sáng tạo vào quá trình chuyển dịch cơ

1.6 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa

1.6.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp

lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo

nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định.

Ở thế kỷ XVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu,

công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử

dụng máy móc. Những khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm công nghiệp hoá

nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền

sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm

này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về

lý luận và thực tiễn.

Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh

nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từ thực tiễn công

nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị ban chấp hành Trung ương

lần thứ 7 khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công

nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm

xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy

nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh

tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống

nhân dân.

Như vậy công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những

chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả

các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ

cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại [4, tr.96-98].

Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những

quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Như vậy công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp

trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để

chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.

Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại

hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá.

Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình mà nhờ đó các nước đang

phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách

chính trị và củng cố cơ cấu xã hội nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển. Hiện đại hoá cưỡng bức dập

khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch

với dân chủ.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 38)