Lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của Harry T.Oshimah

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 40)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.5.3. Lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của Harry T.Oshimah

Theo H.T.Oshimah, đặc điểm khác biệt của các nước châu Á so với các nước Âu, Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Vào thời điểm cao của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư lao động trong lúc nông nhàn. Ông cũng cho rằng đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả

thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển.

Giai đoạn 1: Ông chủ trương “đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất để thu hút lao động tại khu vực nông nghiệp mà không cần dịch chuyển lao động qua khu vực công nghiệp” [12, tr.84].

Đây là hướng đi có khả thi vì đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao cũng như khả năng mở rộng thị trường và các yêu cầu phát triển khác. Khi nông nghiệp phát triển và mở rộng sản lượng xuất khẩu, ngoại tệ do ngành nông nghiệp mang về ngày càng tăng, là cơ sở để nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Giai đoạn 2: Cùng với việc đầu tư phát triển theo ngành nông nghiệp, ông chủ trương tiến hành đầu tư phát triển chiều rộng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.

“Tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn nhằm mở rộng quy mô sản lượng. Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng

lao động” [12, tr.85].

Như vậy, phát triển nông nghiệp đa dạng với quy mô lớn đã tạo điều kiện để

mở rộng thị trường công nghiệp, tăng thêm quy mô sản xuất công nghiệp và nhu cầu các hoạt động dịch vụ.

Giai đoạn thứ 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động.

Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở giai đoạn thứ hai đã làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Vì vậy, trong nông nghiệp phải đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh

năng suất lao động. Ngành nông nghiệp có thể giảm số lượng lao động để chuyển sang khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.

Ngành công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và chuyển dịch hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp dần và ngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng để nâng cao sức cạnh tranh và giảm nhu cầu lao động. Việc sử dụng máy móc cơ khí sẽ làm tăng năng

được hoàn thành. Nền kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ từ

kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ.

Lý thuyết này có ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xuất phát từ điều kiện kinh tế của đất nước cũng như cơ cấu, chất lượng của đội ngũ lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam không thể

thực hiện nhảy vọt trong tất cả các ngành mà cần có những bước đi hợp lý, trong đó

việc đầu tư phát triển theo chiều rộng từ nông nghiệp là cơ sở để từng bước phát triển và hoàn thiện các ngành kinh tế.

Phân tích lý thuyết về các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói trên chúng ta thấy rằng:

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếở nước ta hiện nay là sựứng dụng tổng hợp các lý thuyết trên một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bên cạnh những lý thuyết làm cơ sở, nền tảng cho mục tiêu, chiến lược kinh tế của đất nước như lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong kinh tế học Marxist thì những lý thuyết như: lý thuyết “cực tăng trưởng” của Hirschman, F Perrons, G. Pestane de Bernis; lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của

Harry T. Oshimah đã được Đảng, Nhà nước ta ứng dụng một cách linh hoạt trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước.

Chẳng hạn như trong quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xây dựng các

vùng kinh tế trọng điểm như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc…nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển các trung tâm kinh tế từ đó kích thích đầu tư phát triển rộng khắp cả nước. Trong điều kiện nền kinh tế thấp, các

nguồn lực kinh tế phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và chuyển đổi nền kinh tế nói riêng còn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp chọn đầu tư

chiều rộng cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam là giải pháp hữu hiệu, góp phần giải

quyết vấn đề lao động tại chổ cho nông thôn. Sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo đà cho xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, các mô

hình này đã được Đảng ta áp dụng một cách sáng tạo vào quá trình chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)