Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội Quận 9

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 55)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội Quận 9

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Quận 9

Quận 9 có diện tích tự nhiên 11.401,3 ha với 126.398 nhân khẩu khi mới thành lập. Quận 9 nằm về phía đông TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km

theo đường xa lộ Hà Nội, phía đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông

Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp quận Thủ Đức, phía Nam giáp quận 2 và sông Đồng Nai, phía bắc giáp Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.

Nghị định số 03-CP ngày 6.1.1997 của Thủ tướng chính phủ thành lập quận 9

trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long

Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, cộng thêm 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu trích từ xã Phước Long, 891 ha diện tích tự

nhiên và 13.493 nhân khẩu trích từ xã Hiệp Phú, 140 ha diện tích tự nhiên và dân số trên đây được chia làm 13 phường.

Quận 9 có một vị trí quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ

phía Đông Bắc của thành phố, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu.

Đồng thời, Quận 9 là địa bàn phát triển các khu dân cư, công nghiệp, khu văn hóa,

lịch sử dân tộc, khu vui chơi giải trí và cũng là nơi điều hòa môi trường sinh thái cho thành phố, nên quận 9 có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội

trong tương lai.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên Quận 9, cũng là một trong những lợi thế để

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận 92.1.2.1. Tình hình đất đai 2.1.2.1. Tình hình đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên – Môi trường Quận 9 thì đến tháng 12/2012 tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là hơn 11.389 ha, trong đó diện

tích đất nông, lâm nghiệp chiếm hơn 36%, giảm 21% so với năm 1997 (57%). Diện

tích đất ở tăng từ 8,43% (năm 1997) lên 19,29% (năm 2012). Qua đây chúng ta

cũng thấy được diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽở quận 9.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của Quận 9

1997 2002 2007 2012

Chỉ tiêu

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 11.401,30 100 11.400,87 100 11.389,62 100 11.389,63 100

1. Đất nông nghiệp 6.500,48 57.02 6.383,31 55.99 5.171,20 45.40 4.090,49 35.91

a. Đất canh tác 5.157,88 45.24 4.850,64 42.55 2.513,34 22.07 1.301,75 11.42

b. Đất trồng cây lâu năm 1.072,92 9.41 1.251,91 10.98 2.410,47 21.16 2.619,53 23 c. Mặt nước nuôi trồng thủy sản 269,68 2.37 280,76 2.46 247,39 2.17 169,21 1.48 2. Đất lâm nghiệp 13,07 0.11 27,30 0.24 24,59 0.22 22,02 0.19 3. Đất chuyên dùng 1.302,03 11.42 1.482,65 13.00 2.605,05 22.87 3.232,28 28.37 4. Đất ở 960,70 8.43 871,00 7.64 1.495.12 13.13 2.197,96 19.29 5. Đất chưa sử dụng 2.625,02 23.02 2.636,61 23.13 2.093,66 18.38 1.846,88 16.21 Nguồn: [5]

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của Quận 9 trong những năm vừa qua cũng có những biến

động nhất định.

Tổng dân số của Quận năm 2012 là 289.018 người, có xu hướng tăng qua các

năm. Bình quân qua 3 năm gần đây tăng gần 17,54%. Cùng với đó thì tổng số lao

động của Quận cũng tăng lên, qua 3 năm tăng gần 11%. Nhưng trong đó lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 2.2: Tình hình dân số lao động của Quận 9 qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%)

Chỉ tiêu ĐVT SL (%) SL (%) SL (%) 11/10 12/11 BQ I. Tổng dân số Người 250.362 100 265.268 100 289.018 100 106,76 110,09 117,54 1. Nam Người 124.304 49,65 131.121 49,43 143.815 49,76 106,29 110,83 117,80 2. Nữ Người 126.058 50,35 134.147 50,57 145.203 50,24 100,08 106,95 107,04 II. Tổng số LĐNgười 201.033 100 209.406 100,00 219.842 73,29 104,90 105,82 111,00 1. LĐ nữ Người 104.867 51,96 108.544 51,58 113.819 37,77 104,14 105,70 110,07 Nguồn: [5]

2.1.3 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

- Với vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, Quận 9 có nhiều thuận lợi trong việc

giao lưu-văn hóa-xã hội với thành phố và các vùng lân cận, đã tác động tích vực đến sự

phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng của Quận 9.

- Địa hình phong phú đa dạng, cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Quỹ đất dự trữ dành cho phát triển đô thị còn lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các khu dân cư đô thị mới.

- Quy mô dân số tăng đều qua các năm, cơ cấu dân số trẻ chiếm đa số, tỷ lệ lao

phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thương mại-dịch vụ. Dân nhập cư cao bổ

sung thêm nguồn lực dồi dào cho phát triển các ngành.

- Mật độ dân cư vẫn còn ở mức thấp đặc biệt là ở khu vực nông thôn, điều này cho thấy khả năng thu hút dân cư của quận còn lớn.

- Trong những năm qua nền kinh tế của quận đã đi dần vào thế ổn định và

đang trên đà phát triển, từng bước khai thác được tiềm năng và thế mạnh trên địa

bàn. Cơ cấu trên địa bàn vẫn dùy trì công nghiệp-thương mại và dịch vụ - nông nghiệp.

Khó khăn

Bên cạnh những thành quả đạt được trong những năm qua quận cũng còn gặp không ít những khó khăn:

- Dân cư nhập cư cao, phần lớn là lao động phổ thông làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, phụ hồ, buôn bán nhỏ. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực là lao động tăng thêm, lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho Quận 9 trong việc quản lý con người, tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầng, xã hội.

- Phân bổ dân cư không đều, tập trung trong nhiều các phường ở đô thị, có

điều kiện phát triển kinh tế và có các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

Các phường nông thôn dân cư còn thưa thớt gây khó khăn trong việc phát triển cơ

sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

- Nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng hơn 70%

trong tổng số dân, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, từ đó dẫn đến tình trạng thừa lao động thủ công nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Về kinh tế sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng chưa khai thác hết được thế mạnh và tiềm năng trên địa bàn, tốc độ phát triển chưa cao.

- Trong công nghệ máy móc thiết bị còn lạc hậu, việc đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm, do đó năng suất lao động không cao, giá thành sản phẩm tăng nên

sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của người dân.

- Trong nông nghiệp quy mô sản xuất ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị

hóa. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư

và trình độ tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

- Thương mại dịch vụ trên địa bàn quận do chưa phát triển các cơ sở bán buôn

nên lượng hàng hóa bán buôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu. Các chợ và các cửa hàng bán lẻ phần lớn phục vụ tiêu dùng cho nhân dân địa phương nên

doanh thu thấp. Quận 9 là địa bàn thuận lợi cho các loại hình du lịch giải trí nhưng

thiếu vốn đầu tư nên chưa phát triển.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, đào tạo nghề còn hạn chế, phân bố không đồng đều nên đã ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển của ngành thương mại-dịch vụ trên địa bàn Quận 9. - Các dự án quy hoạch của trung ương và thành phố đã được duyệt nhưng

chậm triển khai nên ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất trên địa bàn.

2.2 Khái quát về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất cả nước, với gần 8 triệu dân,

chiếm 9 % dân số cả nước, gấp hai lần dân số của thành phố Hà Nội, gấp 3,5 lần thành phố Hải Phòng và gấp 8 lần thành phố Đà Nẵng [18, tr. 34-36].

Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp gần 21,0% tổng GDP của cả nước, chiếm gần một nửa giá trị tăng thêm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Giá trị

sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng gần 6,0% cả nước (năm 2012). Ngược lại, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 29,0% cả nước (năm 2012). Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp khoảng một phần ba tổng thu ngân sách của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao trong

nhiều năm qua; bình quân thời kỳ 1994-2001 tăng 11,2%/năm; thời kỳ 2001-2007 tăng

bình quân 11,0%/năm; thời kỳ 2007-2012 tăng bình quân 11,2%. Trung bình 10 năm

(2003-2012) đạt ở mức 11,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp

tăng gần 12,1%/năm thời kỳ 2001-2007, và 10,1%/năm thời kỳ 2007-2012; Trung bình

bình quân 10,0%/năm ở thời kỳ 2001-2007 và 12,3%/năm ở thời kỳ 2007-2012. Tính trung bình 10 năm (2003-2012), tăng trưởng bình quân dịch vụ 11,2%/năm. Các ngành

nông nghiệp, tương ứng tăng 5,0%/năm; 4,8%/nămvà 4,9%/năm.

Sự đóng góp của các ngành trong GDP cũng có sự chuyển biến tích cực; khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 52,6% năm 2000 lên 53,6% năm 2012, khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng ổn định, năm 2000 chiếm tỷ trọng 45,4% tăng lên 46,5% năm 2007 và giảm xuống còn 45,3% năm 2012; khu vực nông nghiệp có xu hướng đóng góp vào tỷ trọng GDP thành phố tương đối ổn định,

năm 2012 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm còn là 1,1%. Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn chậm; các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ban hành

chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá; ngành công nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao,

năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp tăng vọt lên 48,1% và đến năm 2012 mới giảm xuống còn 45,3%. Ngành dịch vụ chuyển dịch chậm, chưa có sự bức phá, tỷ

trọng ngành tăng có 1% từ mức 52,6% năm 2002 lên 53,6% năm 2012.

Bảng 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Phân theo ngành kinh tế

Năm Tổng số Ngành Nông nghiệp Ngành Công nghiệp – Xây dựng Ngành Dịch vụ 2000 100 2,0 45,4 52,6 2007 100 1,3 48,1 50,6 2008 100 1,2 47,5 51,3 2009 100 1,4 46,5 52,1 2010 100 1,4 44,1 54,4 2011 100 1,3 44,5 54,2 2012 100 1,1 45,3 53.6 Nguồn: [6], [7]

2.3. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quận 9 2.3.1. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung 2.3.1. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung ở Quận 9

2.3.1.1. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cả nước, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của Quận 9 theo hướng công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp. Trong thời gian qua cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế và ngày càng giảm do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm. Mặt khác việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng các ngành có giá trị kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu còn chậm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 1,6% năm 2005 còn 0,24% năm 2012 (52,201 tỷ đồng).

Cơ cấu giá trị công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế và có xu hướng giảm dần từ 86,7% năm 2002 xuống còn 62,7% năm 2012 (1.942,910 tỷ đồng). Từ đó cho thấy khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định.

- Cơ cấu giá trị sản xuất thương mại dịch vụ trong thời gian qua đi ngược với xu thế của ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng. Trong những năm qua tỷ

trọng của ngành thương mại du lịch đã liên tục tăng lên.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rất rõ nét trong những năm vừa qua. Tỷ

trọng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp ngày càng giảm trong khi khu vực

thương mại-dịch vụ ngày càng gia tăng, nhưng khu vực công nghiệp-xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy tỷ trọng có xu hướng giảm dần. nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra nhanh chóng, sản xuất công nghiệp có quy mô ngày càng giảm dần, từ đó có sự chuyển biến mạnh sang 2 khu vực còn lại, trong đó chuyển dịch mạnh nhất là sang khu vực thương mại-dịch vụ.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất chia theo ngành kinh tế trên địa bàn Quận 9 giai đoạn 2002-2012 (Giá thực tế)

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2002 2007 2012 Tổng số 100 100 100 Nông nghiệp 3,14 1,6 0,24 CN và Xây dựng 86,7 83,8 62,72 Thương mại-dịch vụ 10,16 14,5 37,04 Nguồn: [5] 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2002 2007 2012 3.14 1.6 0.24 86.7 83.8 62.72 10.16 14.5 37.04 Thương mai-dịch vụ CN -Xây dựng Nông nghiệp Nguồn: [5]

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế của Quận 9 2.3.1.2. Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế

Trong những năm vừa qua, cơ cấu lao động của các ngành kinh tế ở Quận 9

đã và đang có từng bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp giảm dần không đáng kể, chủ yếu vẫn chiếm tỷ trọng trên 70%;

tỷ trọng lao động ngành thương mại-dịch vụ tăng khá mạnh từ hơn 20% năm 2002, lên gần 30% năm 2012.

Mặc dù có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chất lượng nguồn lao

động thể hiện qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của Quận tương đối thấp so với mức bình quân của toàn thành phố và còn quá thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận cũng như so với yêu cầu về vị trí, tầm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thành phố. Theo kết quả điều tra dân số mới nhất thì có tới hơn 80% lao động đang làm việc ở Quận 9 không có bằng cấp, tỷ lệ này toàn thành phố là dưới 80%.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của các ngành nghề

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2002 2007 2012

Tổng lao động xã hội 100 100 100

Nông nghiệp 3,6 1,5 0,8

Công nghiệp & XD 75,8 69,8 70,8

Thương mại-dịch vụ 20,6 28,6 28,4 Nguồn: [5] 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2002 2007 2012 năm % Nông nghiệp Công nghiệp & XD

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 55)