Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và thâm niên công tác

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 95)

* Mức độ SNN và thâm niên công tác

Bảng 3.25: Tỷ lệ % mức độ SNN và thâm niên công tác (theo DASS)

Tỷ lệ % Không có Stress Có Stress Tổng (N)

1 Năm 27.3 72.7 44

2- 5 Năm 41.5 58.5 123

Trên 5 năm 6.5 93.5 31

Theo bảng trên đây, thì tỷ lệ SNN là trên 50% đến trên 90%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ SNN ở những người mới làm và những người đã làm lâu năm, hay quá lâu năm. Kết quả này với p < 0,001, rất có ý nghĩa thống kê.

Với những người mới làm, (từ 0 tháng đến 1 năm), tỷ lệ SNN của họ là 72,7%. Với những người làm được 2- 5 năm, tỷ lệ đó là 58,5%, với những người trên 5 năm tỷ lệ SNN là 93,5 %. Theo đánh giá chủ quan của một số cá nhân, điều này là có khả năng. Vì khi càng lâu năm trong nghề, thì người làm máy tính, máy in sẽ có thể đảm nhận một vai trò khác cao cả hơn, và chính điều này sẽ tạo gánh nặng tâm lý cho chính họ. Nên tỷ lệ SNN ở người làm trên 5 năm là tương đối cao. Như chia sẻ của anh Nguyễn Văn H ( 30 tuổi, Thanh Trì) khi chúng tôi đặt câu hỏi “xin anh cho biết tại sao kết quả nghiên cứu với những người trên 5 năm công tác lại bị stress nhiều hơn những người ở mức 1 năm công tác hoặc 2- 5 năm ạ?” thì nhận được giải thích thế này: “nghề này cũng giống như những nghề khác bạn à, sống lâu thì lên lão làng thôi”, nên những ai khi đã cảm thấy đủ lông cánh thì sẽ tự bứt ra làm riêng. Có người thì làm riêng từ khi 2 năm,có người đến 5 năm, và số đông là sau khoảng 5 năm làm với nghề, thì sẽ đủ hết vốn kiến thức và kinh nghiệm để tách ra mở riêng. Mà khi đã mở riêng thì có khác gì mới bắt đầu gây lại từ đầu đâu, rất gian nan, nên họ sẽ có áp lực hơn mà thôi…

Hay theo anh anh Lê Hoàng C (30 tuổi) thì “mình đây đã làm nghề 6 năm rồi, mình nghĩ việc có áp lực, có lẽ phải xét đến nhiều nguyên nhân. Nhưng mình nghĩ, khi người ta đã làm được 5 năm rồi, thì coi như quá quen, những cái quen sẽ trở lên nhàm. Nói đúng ra thì anh em nào cũng muốn tách riêng, nhưng lại

Chúng ta có thể kết luận: có sự khác nhau tương đối giữa tỷ lệ có SNN ở thâm niên khác nhau. Sự khác nhau này cũng được tạo ra bởi tính chất nghề ( khi cứng cáp rồi thì tách riêng, thành ông chủ, bà chủ, nên nhiều lo toan, gánh vác hơn … theo chị Nguyễn Thị Thanh T (24 tuổi).

* Các phƣơng thức lựa chọn ứng phó SNN và thâm niên công tác Bảng 3.26: Các phƣơng thức ứng phó và thâm niên công tác (%)

STT Phƣơng thức ứng phó 1 năm 2- 5 năm >5 năm Lựa chọn có P

1 Khóc 40.9 29.3 6.5 0,000

2 Nói to, chuốc giận ai đó 75.0 61.0 96.8 0,000 3 Tìm sự động viên người thân 90.9 95.9 100.0 0,000 4 Lên mạng, tìm hỗ trợ 88.6 82.9 100.0 0,000 5 Uống thuốc an thần 34.1 68.3 51.6 0,000 6 Hút thuốc lá, rượu bia 50.0 55.3 100.0 0,000 7 Giải trí (nghe nhạc, đọc báo..) 90.9 95.1 100.0 0,002 8 Đi bơi, đi du lịch 75.0 92.7 100.0 0,000

9 Đi lòng vòng 90.9 95.9 100.0 0,000 10 Làm việc mình thích 75.0 79.7 100.0 0,010 11 Nhắm mắt lại một chút 90.9 66.7 100.0 0,000 12 Hít thở sâu, kiềm chế 77.3 71.5 100.0 0,000 13 Đi massage 50.0 68.3 100.0 0,000 14 Viết nhật ký 50.0 67.5 100.0 0,000

15 Lập lại kế hoạch làm việc 100.0 83.7 100.0 0,000 16 Tập khí công, yoga… 56.8 80.5 100.0 0,000 17 Tự điều chỉnh bản thân 86.4 83.7 100.0 0,000 18 Nhìn nhận sự việc thẳng thắn 75.0 57.7 100.0 0,000 19 Gặp nhà tư vấn tâm lý 34.1 8.1 41.9 0,000

20 Gặp bác sỹ 72.7 27.6 90.3 0,000

21 Đi ngủ để quên mọi chuyện 88.6 43.1 90.3 0,000 22 Ăn thật nhiều, để trấn an mình 65.9 54.5 51.6 0,000 23 Trình bày ý kiến một cách thẳng thắn 97.7 79.7 100.0 0,000

Xét trên tổng thể, thì sự lựa chọn những phương thức ứng phó tích cực và thiên về tập trung vào vấn đề được lựa chọn ở số người có thâm niên 5 năm và

rằng con số này có ý nghĩa thống kê. Rằng, càng có thâm niên cao trong nghề, những người lao động trong ngành máy tính, máy in, máy văn phòng càng có phương thức ứng phó tốt hơn với những SNN mà cá nhân đó gặp hàng ngày trong công việc. Điều này cũng là theo thuận tự nhiên, theo quy luật “trăm hay không bằng tay quen, hoặc, ở lâu thì nên lão làng”, cũng không có gì là đột biến cả. Ví dụ như ở phương thức ứng phó tích cực như là trình bày ý kiến một cách thẳng thắn, tự điều chỉnh bản thân, nhìn nhận sự việc thẳng thắn .. thì ở những người có thâm niên trên 5 năm lại lựa chọn là 100% có sử dụng, còn với các thâm niên công tác ít hơn thì không được con số như vậy.

Tiểu kết chƣơng 3:

Nói tóm lại, qua những phân tích về kết quả nghiên cứu về SNN của người lao động trên các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trên đây, chúng ta rút ra một số điều như sau:

Về nhận thức của người lao động về stress, SNN, ứng phó với SNN chưa sâu sắc và đầy đủ, nhưng họ đã phần nào biết sử dụng những phương thức ứng phó SNN, và phòng ngừa SNN cho cá nhân mình sao cho có hiệu quả nhất. Các phương thức ứng phó của họ luân phiên, khi thì tập trung vào giải quyết cảm xúc, khi thì tập trung vào giải quyết vấn đề.

Hành vi, ứng xử, cảm xúc, nhận thức của người lao động khi có SNN đều có sự thay đổi, và điều này đã ảnh hưởng đến công việc của họ, như “hay quên, hay nhầm lẫn”, hay “mất tập trung, lơ đãng”…, chính điều này khiến chúng ta cần lưu tâm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của SNN lên những người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân nói chung, và trong ngành máy tính, máy in nói riêng.

Tuy nhận thức chưa đầy đủ về SNN, nhưng đa phần những người được hỏi cho rằng mình có SNN, và qua thang đo DASS 42 câu hỏi cho thấy gần 70 % khách thể nghiên cứu có SNN ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng. Kết quả gần 70% này là phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước về SNN hay stress trên các nhóm khách thể khác nhau.

Nhóm nguyên nhân dẫn đến SNN được đề cập nhiều nhất đó là nhóm nguyên nhân từ bản chất công việc (áp lực nhiều, làm thông trưa, làm muộn, nghe quá nhiều điện thoại, phải đi quá nhiều, làm xong còn phải bảo hành.. ), chứ ít bị ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố cá nhân (như là do tính hay làm theo mệnh lệnh, hoặc do bản chất nóng nảy,…).

Phương thức phòng ngừa SNN hiệu quả nhất được cho là tập trung vào cá nhân (tự điều chỉnh bản thân, lập lại kế hoạc làm việc hợp lý, trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp hay cấp trên…), sau đó mới đến các phương thức khác như là nâng cao ứng phó với SNN, hay tập thể dục, ăn uống đủ chất, …

Không có sự khác biệt nhiều giữa tỷ lệ SNN ở nam và nữ, nhưng có sự khác biệt khi chúng ta xem xét các biểu hiện, ứng xử của họ khi có SNN, hay khi xem xét các phương thức phòng ngừa, ứng phó với SNN giữa nam và nữ. Cũng tương tự như vậy, khi nhìn chung, tỷ lệ SNN giữa các khách thể thuộc trình độ học vấn khác nhau, thâm niên công tác khác nhau cũng khác nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

- Kết luận về nghiên cứu lý luận

“Stress nghề nghiệp như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường nghề nghiệp, trong đó chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường nghề nghiệp là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình”. Stress nghề nghiệp là hiện hữu và thường xuyên hàng ngày, không tránh khỏi được, SNN biểu hiện cả về mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc.

Các chiến lược phòng chống stress bao gồm: “học cách ứng xử, giao tiếp”; “tiếp cận tâm lý, hành vi nhận thức”, “rèn luyện thể chất”…

Nguyên nhân gây SNN có nhiều nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong có nhóm nguyên nhân sức khỏe, tính cách, giới tính… nguyên nhân bên ngoài có thể xét đến môi trường làm việc, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội (kinh tế…).;

Có thể có sự liên quan giữa SNN và các yếu tố khác nhau như giới tính, vị trí làm việc, bản chất công việc, độ tuổi.

- Kết luận về nghiên cứu thực tiễn * Nhận thức về SNN

Nhận thức về SNN của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội về SNN là chưa sâu sắc, họ mới chỉ hiểu SNN ở mức độ lơ mơ (55,6% với 110 ý kiến lựa chọn, 23,2 % lựa chọn không chắc chắn lắm với 46 ý kiến, và 21,2 % hiểu rất rõ với 42 ý kiến lựa chọn).

Đa phần họ mới chỉ coi trọng các phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc, mà chưa quan tâm, chú trọng nhiều đến những phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề.

* Mức độ SNN

Gần 70% người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội có SNN ở các mức khác nhau. Trong số gần 70% bị SNN thì có 39,09% ở mức vừa, 33,08% ở mức nhẹ.

* Phƣơng thức ứng phó với SNN

Nói chung, các phương thức ứng phó có thể thay đổi luân phiên. Nhưng nếu xét riêng từng phương thức ứng phó, thì mỗi phương thức lại có sự ưu tiên cho một vài lựa chọn nhất định.

Ứng phó tập trung vào cảm xúc: nghĩa là làm bất kỳ điều gì nhằm giải tỏa cảm xúc nơi người lao động. Để người lao động không còn lo lắng, bất an, không còn bồn chồn, không còn những cảm giác căng thẳng hay áp lực nữa. Những phương án như tìm sự động viên của người thân được lựa chọn ở mức cao với điểm trung bình = 3,171, hay tìm cách giải trí như xem phim, nghe nhạc với điểm trung bình= 3,212.

Ứng phó tập trung vào vấn đề: Nghĩa là tập trung vào những điều đang làm mình phải băn khoăn, để giải quyết nó một cách triệt để: ví dụ như trao đổi với cấp trên, hay tự sắp xếp lại lịch làm việc của mình một cách khoa học hơn. Phương án tự điều chỉnh bản thân chiếm tỷ lệ cao với ĐTB = 3,050; phương án trình bày ý kiến với cấp trên với ĐTB = 3,010.

* Yếu tố liên quan SNN:

Nguyên nhân gây stress ở người lao động theo cách họ tự đánh giá, thì nhóm nguyên nhân xuất phát từ thực tế công việc chiếm ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,09). Thực tế cồng việc đó là việc phải làm thông trưa, về muộn, áp lực từ phía công ty, từ khách hàng….

* Phƣơng thức ứng phó SNN:

Không có sự khác biệt nhiều về việc lựa chọn các phương thức ứng phó SNN ở các trình độ khác nhau, quê quán khác nhau, thâm niên công tác khác nhau, nhưng có sự khác biệt nếu tiêu chí so sánh đó là giới tính. Cụ thể ví dụ như lựa chọn phương thức trình bày ý kiến thẳng thắn, thì sự lựa chọn ở nam là 78.9% đồng ý, còn với nữ chỉ có 54.7 %, hay khi chọn phương thức tìm sự động viên của người thân thì nữ lựa chọn là 90.7% trong khi nam lựa chọn là 79.7%...

thâm niên công tác (ở 1 năm, tỷ lệ SNN là trên 70% thì ở thâm niên 2- 5 năm là trên 58%, còn ở mức trên 5 năm là trên 90%). Sự khác biệt này được giải thích bằng bản chất nghề nghiệp.

Đề nghị phƣơng thức ứng phó tốt nhất:

Như đã trình bày, SNN luôn tồn tại trong công việc hàng ngày, cái cần thay đổi ở đây là bản thân người lao động, người lao động cần thay đổi mình, để tích cực ứng phó tốt hơn với những SNN mỗi ngày: Tự điều chỉnh bàn thân, có lối sống lành mạnh, tâm thế tích cực và nên thẳng thắn trình bày ý kiến, vướng mắc của mình với doanh nghiệp. Vì vấn đề SNN không chỉ mình cá nhân người lao động có thể giải quyết được, mà cần sự vào cuộc, kết hợp của cả các doanh nghiệp nữa.

KIẾN NGHỊ

- Với ban lãnh đạo các công ty

Qua quá trình nghiên cứu, trao đổi với đa số người lao động trong lĩnh vực máy tính, máy in, chúng tôi nhận thấy họ chỉ ra một điều rằng “sự trao đổi, tiếp xúc giữa cán bộ quản lý/ bộ phận lãnh đạo với nhân viên là chưa nhiều, chưa đi sâu sát đến đời sống anh em”. Và chính điều này cũng là một nguyên nhân cơ bản, yếu tố quan trọng gây nên những SNN nơi người lao động. Do vậy, để khắc phục triệt để tình trạng trên, tôi xin đưa ra những kiến nghị sau với người lãnh đạo công ty:

* Tổ chức các buổi trao đổi, nói chuyện thẳng thắn, lắng nghe ý kiến nhân viên, để có thể tạo ra được sự nhiệt tình nhất trong công việc của các nhân viên.

* Tổ chức các buổi liên hoan, sinh nhật vào cuối mỗi quý, mỗi tháng, để gắn kết thêm nhân viên của mình.

* Nên có hòm thư góp ý kiến riêng, để nhân viên tiện trao đổi ( đôi khi ngại nói chuyện thẳng thắn).

- Với ngƣời lao động

Tham khảo nội dung hoạt động của chương trình hỗ trợ công nhân trong các công ty mà tác giả Đặng Phương Kiệt đã nêu trong sách “Stress và sức

khỏe”, đó là một chương trình hỗ trợ công nhân tạo ra đủ loại dịch vụ giúp công nhân thích ứng với lao động và nhiều phương diện khác. Bao gồm việc hỗ trợ các vấn đề vi phạm nghề nghiệp, và các vấn đề phát sinh ngoài nghề nghiệp nhưng lại ảnh hưởng đến kết quả lao động. Các dịch vụ này gồm tư vấn cá nhân, các giải pháp xử lý stress và ứng phó với stress, huấn luyện, tư vấn thay đổi nghề nghiệp, hỗ trợ gia đình công nhân. Một số chương trình bao gồm cả việc công ty chỉ định hẳn một người chuyên hỗ trợ công nhân trong công ty của mình, ngoài ra còn hàng loạt những dịch vụ khác hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho công nhân, các chương trình này đáp ứng một số nhu cầu quan trọng của công nhân, từ đó làm hạn chế những tác nhân gây stress [Đặng Phương Kiệt 2004, tr 223].

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, nếu người lao động trong ngành máy tính, máy in cần làm những việc sau đây để có thể làm việc đạt hiệu quả, và ứng phó tốt với những stress thường biến diễn ra hàng ngày trong công việc cũng như trong cuộc sống:

- Biện pháp 1: Tự điều chỉnh bản thân (trong đó có thể thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, ứng xử) sao cho phù hợp với môi trường làm việc.

- Biện pháp thứ 2 quan trọng đó là: có lối sống lành mạnh, không quá sa đà vào tụ tập, chè chén, không quá sa đà vào mạng xã hội. Mà cần biết tập thể dục thường xuyên, ăn đủ chất, vì một cơ thể khỏe mạnh, sẽ ứng phó tốt hơn với những biến đổi trong cuộc sống.

- Biện pháp thứ 3: cần thẳng thắn và trung thực, để làm gì, để đề xuất, để thắc mắc, trao đổi ý kiến với cấp trên, hoặc đồng nghiệp, hoặc khách hàng. Chính sự thẳng thắn chia sẻ sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề nhanh chóng và trong sự hòa bình.

Tác giả chỉ muốn đưa ra ba biện pháp phòng ngừa SNN như trên, điều cơ bản của biện pháp này là tập trung chủ yếu vào khách thể nghiên cứu (thay đổi chính mình, lối sống lành mạn, sẵn sàng đề đạt, góp ý).

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 95)