Các phƣơng thức ứng phó với stress nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43)

Chính H.Seley đã nói: “Stress là chất muối làm cho cuộc đời thêm thi vị, thiếu nó không có cuộc sống. Nhưng điều tai hại chết người là trong nhiều tình huống, nó buộc chúng ta xài quá mặn” [dẫn theo 1, tr.258].

Vì vậy, phương thức ứng phó với stress nói chung, và SNN nói riêng là điều hiện hữu trong mỗi cá nhân, nó có thể diễn ra hàng ngày, hàng giờ, vì không có khi nào mà cá nhân không có stress hay stress nghề nghiệp cả. Vì nghề nghiệp_ là môi trường tạo ra stress, mà muốn tồn tại thì chúng ta cần đi làm, nên chăng, muốn ứng phó tốt nhất với stress nghề nghiệp đó, chúng ta cần đương đầu với nó. Và thay đổi chính thái độ của chúng ta, để chúng ta chấp nhận stress nghề nghiệp là một phần tất yếu của công việc chúng ta mỗi ngày, chỉ khi làm được điều này, thì chúng ta mới có thể làm việc tốt nhất và ứng phó với SNN một cách tốt nhất được.

Chính những phản ứng của stress đã làm cho nhân cách có phản ứng theo chiều hướng đáp ứng thích nghi tốt hơn, nghĩa là nhân cách phát triển ngày càng

hoàn thiện hơn, như ngạn ngữ có câu: “Ai lên khôn chẳng dại một đôi lần” [dẫn theo 1, tr.258].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đồng nhất khái niệm cách ứng phó và phương thức ứng phó, phương án ứng phó. Đó đều nói lên cách thức mà con người sử dụng để ứng phó với SNN mà con người gặp phải, cách thức ấy có thể biểu hiện qua nhận thức, cảm xúc, thái độ hay hành vi.

Cá nhân hoàn toàn có quyền lựa chọn các phương thức phù hợp để ứng phó với những stress mà cá nhân gặp phải. Và cách ứng phó đó có thể là điều kiện để dập tắt stress hay thúc đẩy sự phát triển của những stress đó. Điều này cũng là điều kiện tạo nên sự thay đổi tích cực trong cá nhân hay ngược lại.

Cách ứng phó với stress cũng được hiểu là những hành vi mà cá nhân lựa chọn để giúp mình thích ứng với tình trạng stress, nó là phương thức ứng xử của mỗi cá nhân khi rơi vào trạng thái stress (cảm xúc, nhận thức, hành vi).

Mỗi một cá nhân, tùy vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vào số năm công tác… mà có cách ứng xử với stress khác nhau.

Theo nghiên cứu của Triệu Thị Biển (2012), phản ứng stress ở những bệnh nhân ung thư máu không phụ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, thời gian điều trị…. [2, tr.79]

Nhìn chung khi rơi vào trạng thái stress, người bị stress đã tự biết cách thoát khỏi nó, nhưng mới chỉ dừng ở mực độ tự điều chỉnh bản thân mình, tìm sự hỗ trợ của người thân, bạn bè… [37, tr.177]

Do đó, chúng ta có thể nói, mỗi người lao động đã có những cách khác nhau để thích ứng với những stress trong công việc mà hàng ngày họ gặp phải.

Cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với lôgíc của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con người và với những khả năng tâm lý của họ [19]. Qua ý kiến này, một lần nữa chúng ta lại khẳng định được rằng, phương thức ứng phó với stress nghề nghiệp như thế nào là tùy thuộc

vào đặc điểm riêng mỗi chủ thể, vì chính bản thân họ sẽ cảm nhận được thực tế SNN của mình để đưa ra những ứng phó thích hợp nhất.

Có rất nhiều cách phân chia phương án, phương thức ứng phó, nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa theo cách phân chia của Lazarus và Folkman:

Lazarus và Folkman cho rằng có hai phương án ứng phó với hoàn cảnh. Đó là tập trung trọng tâm vào vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giải quyết, giải quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi thái độ, tâm thế của cá nhân trong mối quan hệ với hoàn cảnh). Phương án ứng phó trọng tâm vào vấn đề, hay là những cố gắng để giải quyết vấn đề là sự cố gắng để làm một cái gì đó có tính xây dựng trước tình huống khó khăn, trong điều kiện stress.

Phương án ứng phó trọng tâm vào cảm xúc bao gồm vào những nỗ lực của con người nhằm điều chỉnh các hệ quả của phản ứng cảm xúc trong các biến cố xảy ra.

Bởi lẽ, dù như thế nào chăng nữa, khi gặp một tình huống “có tính chất đe dọa, hay nguy hại”, cá nhân cũng sẽ hành động theo hai cách: giải quyết vấn đề (lên kế hoạch, hành động để giải quyết công việc); hoặc giải quyết cảm xúc (trấn an mình, lảng tránh mặc kệ, không nghĩ đến nữa…).

Năm 1986, tác giả Lazarus, Folkman và các cộng sự phân chia các phương án ứng phó một cách chi tiết hơn vào 8 nhóm, thì chúng ta vẫn nhìn thấy điểm tương đồng của chúng trong 2 cách ứng phó với stress đó là tập trung vào vấn đề, hay tập trung vào cảm xúc, 8 nhóm đó là :sẵn sàng đương đầu; tìm kiếm chỗ dựa xã hội; giải quyết vấn đề có kế hoạch; kiểm soát bản thân; giữ khoảng cách; đánh giá lại những điểm dương tính; chấp nhận trách nhiệm; lảng tránh/ chạy trốn

Lảng tránh và đương đầu là hai phong cách ứng phó của con người trong tình huống stress, trong đó lảng tránh là lùi bước còn đương đầu là có hành động trực tiếp trước stress của cá nhân. Người lảng tránh có thể ứng phó thành công trước những stress liên quan đến sức khỏe, họ cam chịu và chấp nhận thực tế.

ngược lại người dám đương đầu có thể vượt qua stress công việc nhưng lại gặp khó khăn trước những sự việc.

Nên khi gặp SNN, cá nhân có thể ứng phó theo hai cách đó là tập trung vào giải quyết việc hay tập trung vào cảm xúc, hoặc kết hợp luân phiên, tùy mức độ, thời điểm, bàn chất của SNN mà cá nhân có thể ưu tiên một phương thức ứng phó nào hơn là phương thức ứng phó nào.

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)