Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và một số biến cố định

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85)

3.4.1. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và giới tính

Mức độ SNN và giới tính theo thang đo

Chúng tôi đem so sánh tương quan giữa giới tính và mức độ SNN qua tự cảm nhận, và qua thang đo DASS (42). Xin xem chi tiết ở bảng và biểu đồ sau: Bảng 3.17: Tỷ lệ có SNN giữa nam và nữ (theo DASS 42):

Giới tính/ tỷ lệ có stress Kết quả trắc nghiệm

Không stress Có stress

Nam 32,5% 67,5%

Nữ 33,3% 66,7%

Chúng ta có thể nói, nếu nhìn chung, không có sự khác biệt giữa tỷ lệ có stress và không có stress và mối liên hệ với giới tính. Vì tỷ lệ có stress ở cả nam và nữ là gần 70%, không có sự khác biệt.

Nhưng khi xét trên mức độ cụ thể khi có SNN, thì nữ có số lượng stress ở mức độ nặng và rất nặng cao hơn nam (xem biểu đồ 3.4).

0 10 20 30 40 Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng

Giới tính và kết quả thang Dass (42).

Nam Nữ

Biểu đồ 3.4: Giới tính và kết quả thang DASS (42) (theo số lƣợng).

Như vậy, ở mức độ không có SNN và mức nhẹ, mức vừa, thì tỷ lệ nam giới cao hơn nữ, nhưng sang đến mức nặng và rất nặng,thì tỷ lệ SNN của nữ lại cao hơn nam. Chúng ta có thể giải thích rằng, có lẽ, bản chất của phụ nữ là yếu đuối hơn, hay nghĩ hơn nam giới, nên mức độ SNN của nữ ở mức nặng và rất nặng cao hơn ở nam giới.

Cũng nói đến vấn đề stress nghề nghiệp, anh Vũ Minh T (26 tuổi) thì nói thêm rằng: “tỷ lệ stress ở nữ có lẽ là cao hơn bọn mình, mình nghĩ thế, vì con gái thường nghĩ nhiều hơn con trai, chính việc hay nghĩ ấy có thể làm cho con gái có stress nhiều hơn bọn mình”.

Còn chị Nguyễn Thị H (26 tuổi, Hà Nội, Ứng Hòa) cũng cho rằng “con gái thì có lẽ hay nghĩ hơn, em nghĩ là thế, thực tế là nhiều khi bị mắng một câu thì con trai một lúc là hết, nhưng đối với con gái, thì chắc phải lâu hơn đấy, con gái lại còn hay khóc nữa, nên điều này làm cho con gái có stress cao hơn con trai chị à, em nghĩ thế..”

Mức độ tự đánh giá SNN và giới tính

Mức độ tự đánh giá về stress nghề nghiệp sẽ được biểu hiện cụ thể ở bảng 3.18: Bảng 3.18: Tỷ lệ có SNN giữa nam và nữ (theo sự tự đánh giá):

Giới tính/ đánh giá mức stress Giới tính (%)

Nam Nữ Bình thường 31.7 44.0 Nhẹ 39.0 18.7 Vừa 17.1 37.3 Rất nặng 0,0 0,0 Nặng 12.2 0,0

Khi xem xét sự tự đánh giá của nam và nữ về mức độ SNN của mình, thì nữ cho rằng mình không bị SNN ở mức nặng và rất nặng (mức SNN ở mức nặng và rất nặng là bằng 0%). Nhưng thực tế qua khảo sát DASS, nữ giới có tỷ lệ SNN ở mức nặng và rất nặng cao hơn nam giới.

Chúng ta có thể nhận thấy, khi tự cho điểm mức SNN của mình, thì Nam luôn chọn bị SNN ở các mức cao hơn nữ. Có lẽ, tính cách trầm của nữ giới đã khiến họ tự đánh giá mình ít bị SNN ở mức nặng hay rất nặng. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại.

Tóm lại, nhìn tổng thể, thì không có sự khác biệt giữa tỷ lệ SNN và giới tính, nam và nữ đều có SNN ở mức gần 70%, tuy nhiên xét cụ thể thì nữ giới có tỷ lệ SNN ở mức độ nặng và rất nặng cao hơn nam giới. Điều này làm chúng ta cần lưu tâm đến nữ giới hơn, tạo điều kiện cho họ hơn, để họ có thể giảm bớt những SNN nơi mình công tác, từ đó có thể phát huy được tốt nhất hiệu quả công việc mỗi ngày.

* Nhận thức, cảm xúc khi có SNN và giới tính

Các biểu hiện cảm xúc, nhận thức giữa nam và nữ khi có SNN là có sự khác nhau, biểu hiện ở nữ giới hầu như được xuất hiện với tần suất cao hơn ở nam giới.

Có sự khác biệt trong biểu hiện cảm xúc, nhận thức giữa nam và nữ khi có SNN (với hầu hết p < 0,05), nên kết quả này có ý nghĩa thống kê. Chúng ta nhận

54,7% và 45,5 %, tương tự như với biểu hiện lo lắng, bồn chồn không yên chúng ta cũng nhận kết quả tương tự là 80% và 51,2%. Tuy có sự khác biệt về giới tính trong việc có các biểu hiện về nhận thức khi có stress, tuy nhiên, chúng ta có thể giải thích điều này qua mối liên hệ với nghề nghiệp thì sẽ rõ hơn. Vì khách thể liên quan máy tính, máy in, mà chúng tôi nghiên cứu thì số lượng lao động nam luôn cao hơn nữ. Hãy xem bảng 3.19 sau:

Bảng 3.19. Biểu hiện nhận thức, cảm xúc (tính theo %)

STT Biểu hiện nhận thức, cảm xúc Không p

Nam Nữ Nam Nữ

1 Lo lắng bồn chồn, 48.8 20 51.2 80 0,000

2 Cảm giác hẫng hụt,thất vọng 54.5 45.3 45.5 54.7 0,01

3 Cáu giận, bực bội, căng thẳng 39.8 26.7 60.2 73.3 0,000

4 Hay quên, hay nhầm lẫn 19.5 20.0 80.5 80 0,07

5 Khó tập trung trong công việc 17.9 24.0 82.1 76 0,000

6 Không cảm thấy hứng thú 36.6 49.3 63.4 50.7 0,02

7 Suy nghĩ kém nhanh nhạy, 41.5 45.3 58.5 54.7 0,08

8 Mất niềm tin 47.2 44.0 52.8 56 0,01

9 Có cảm giác mọi người xa lánh, 58.5 69.3 41.5 30.7 0,04

10 Cảm thấy bị áp lực công việc 43.9 34.7 56.1 65.3 0,37

11 Dễ mất bình tĩnh và nổi khùng 26.0 14.7 74.0 85.3 0,01

12 Nhạy cảm về cảm xúc, dễ tổn 43.1 33.3 56.9 66.7 0,11

13 Chán đời, có ý định tự sát 75.6 78.7 24.4 21.3 0,10

14 Hay nghi ngờ người khác 62.6 37.3 37.4 62.7 0,000

15 Cảm thấy luôn bị thúc ép 36.6 41.3 63.4 58.7 0,000

16 Thấy khó chịu với yêu cầu của kh 27.6 20.0 72.4 80 0,000

17 Cảm thấy quá tải, quá sức 30.1 37.3 69.9 62.7 0,000

Theo như bảng trên, tỷ lệ nữ chọn mức lo lắng cao hơn nam, với mức thỉnh thoảng ở nam là 43%, trong khi ở nữ là 63%. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng phân tích SPSS về mối liên hệ của giới tính và sự lo lắng, bồn chồn không yên như trị số P ở bảng 3.24 trên đây

Với P < 0,05, kết quả tương quan này là có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, phụ nữ thường sẽ có sự lo lắng hơn nam giới mỗi khi có stress.

tính của từng giới. Nên chúng ta cũng cần quan tâm và ưu ái hơn cho nữ giới trong hoạt động nghề nghiệp của mình, để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nữ giới hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, nhất là với những chị em đã có gia đình, thì sự hỗ trợ ấy cần phải được lưu tâm hơn. Điều này cũng đúng với cả nghề liên quan máy tính, máy in, máy văn phòng.

Hành vi, ứng xử khi có SNN và giới tính

Với Hành vi rủ bạn bè đi chơi, uống rượu, ta nhận thấy, có 11 nam chọn ở mức thường xuyên, trong khi số nữ chọn là 0 người, ở mức thỉnh thoảng, tỷ lệ đó là 74 với nam, và 29 với nữ. Giải thích cho việc tại sao lại chọn việc rủ bạn bè đi chơi, uống rượu nhiều thế, thì Nguyễn Thị H (26 tuổi, Hà Nội, Ứng Hòa) giải thích: “nói là đi uống rượu, nhưng thực chất là tụ tập nhau hát hò, ăn uống, em

nghĩ cái này cũng bình thường, với nhóm của chúng em, thì hễ đứa nào có chuyện buồn, thì cả nhóm lại tụ tập, hoặc nếu không cứ định kỳ cuối tháng 1 lần”.

Hay như anh Hoàng Quốc D ( 24 tuổi), “bia rượu nếu uống một chút cũng tốt mà, chị bảo, chẳng nhẽ gặp nhau lại uống nước ngọt hay nước lọc sao. Nên bạn bè em cứ quy định là cứ cuối tuần là lại gặp nhau, liên hoan một chút. Cũng là để gặp mặt anh em, vì chúng em đều quê lên đây, cũng vui và đỡ căng thẳng chị à…”.

Giải thích kỹ hơn về điều này, anh Vũ Minh T (26 tuổi) “đôi khi cứ bảo chúng tôi hay nhậu nhẹt, bia bọt, … nhưng người ngoài đâu có biết được rằng những lúc bia bọt ấy cũng là thời gian chúng tôi cảm thấy gần gũi bên bạn bè hơn, được chia sẻ với bạn bè nhiều hơn, mà bạn biết đấy, thanh niên mà gặp nhau không chén rượu thì chẳng nhẽ uống trà đá mãi chán lắm..”. Có lẽ, cũng chính vì điều này, mà thanh niên nam giới trong ngành máy tính, máy in hay giải trí, giải buồn, giải khuây bằng rượu bia, tụ tập nói chuyện.

Sau đây là tỷ lệ % của biểu hiện hành vi, ứng xử giữa nam và nữ. Khi quan sát bảng này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt khi nam và nữ biểu hiện hành vi của mình mỗi khi có SNN.

Bảng 3.20. Hành vi, ứng xử khi có SNN (tính theo %)

STT Hành vi, ứng xử khi có SNN Không p

Nam Nữ Nam Nữ

1 Ăn uống quá nhiều 64.2 57.3 35.8 42.7 0,000

2 Nói nhiều, quá to, cắt ngang lời 56.1 32.0 43.9 68.0 0,000

3 Làm việc vội vàng cho xong 39.8 64.0 60.2 36.0 0,000

4 Thu mình lại, hạn chế nói chuyện, 61.8 49.3 38.2 50.7 0,000

5 Chần chừ, do dự, kém linh hoạt 47.2 53.3 52.8 46.7 0,000

6 Làm uể oải, không nhiệt tình 46.3 52.0 53.7 48.0 0,000

7 Ít nói, suy nghĩ lung tung 51.2 52.0 48.8 48.0 0,000

8 Phản ứng thái quá 64.2 53.3 35.8 46.7 0,000

9 Xét nét đồng nghiệp 54.5 64.0 45.5 36.0 0,21

10 Ứng xử các không hòa nhã 65.0 40.0 35.0 60.0 0,000

11 Xin nghỉ làm, ngủ cho đỡ mệt đầu 52.0 41.3 48.0 58.7 0,000

12 Rủ bạn bè uống rượu, bia, đi chơi 26.8 48.0 73.2 52.0 0,000

13 Buông xuôi, mặc kệ 76.4 37.3 23.6 62.7 0,000

14 Trút giận lên người thân 74.8 37.3 25.2 62.7 0,000

Ở nữ giới, các hành vi ăn quá nhiều, nói to, cắt ngang lời người khác cao hơn ở nam, nhưng ngược lại, ở nam hành vi rủ bạn bè uống rượu lại cao hơn ở nữ (xem bảng 3.20 ở trên).

Chúng ta có thể kết luận: Có sự khác nhau trong hành vi ứng xử của nam và nữ khi có SNN, với nam, tỷ lệ uống rượu, tụ tập cao hơn nữ, nhưng với nữ, hành vi ăn uống quá nhiều, hay to tiếng lại cao hơn nam giới.

Các phƣơng thức lựa chọn ứng phó SNN và giới tính

Chúng ta nhận thấy, có sự khác nhau nhiều giữa các phương thức ứng phó của nam và nữ với SNN (hầu như p< 0,05). Nếu như 5,3 % nữ chọn việc khóc, thì nam chỉ chọn ở mức 0,8%. Khi buồn, có 90,7% nữ giới tìm sự hỗ trợ của người thân, với nam là 79,7 %.

Theo Đào Thị Duy Duyên trong nghiên cứu của mình thì: “công nhân đã sử dụng hỗ trợ xã hội là tâm sự với bạn bè, người thân, đồng nghiệp khi bị stress, chứ không sử dụng các hỗ trợ từ những người khác, các tổ chức xã hội có chức năng và chuyên môn trong việc giải tỏa stress, mặc dù họ có nhu cầu

Bảng 3.21. Các phƣơng thức lựa chọn ứng phó SNN (tính theo %)

STT Hành vi, ứng xử khi có SNN Không P

Nam Nữ Nam Nữ

1 Khóc, 99.2 94.7 0.8 5.3 0,10

2 Nói to, hét to, đập phá, chuốc giận 68.3 64.0 31.7 36.0 0,29

3 Tìm sự động viên của người thân 20.3 9.3 79.7 90.7 0,000

4 Lên mạng facebook, mạng xã hội 35.0 30.7 65.0 69.3 0,000

5 Uống thuốc an thần 69.1 52.0 30.9 48.0 0,000

6 Hút thuốc lá, rượu, bia 50.4 45.3 49.6 54.7 0,000

7 Nghe nhạc, đọc báo …để giải trí 18.7 2.7 81.3 97.3 0,000

8 Đi du lịch, đi bơi 48.8 26.7 51.2 73.3 0,000

9 Đi bộ, đi xe máy vòng vòng 35.0 48.0 65.0 52.0 0,000

10 Làm việc gì đó mình thích 48.8 29.3 51.2 70.7 0,000

11 Nhắm mắt lại một chút, là hết 52.8 66.7 47.2 33.3 0,01

12 Hít thở sâu, kiềm chế mình 56.1 66.7 43.9 33.3 0,000

13 Đi massage 66.7 32.0 33.3 68.0 0,000

14 Viết nhật ký 49.6 57.3 50.4 42.7 0,10

15 Lập lại kế hoạch làm việc 36.6 30.7 63.4 69.3 0,000

16 Tập khí công/ tập thiền, yoga 55.3 45.3 44.7 54.7 0,000

17 Tự điều chỉnh bản thân 23.6 32.0 76.4 68.0 0,000

18 Nhìn nhận sự việc thẳng thắn 56.9 36.0 43.1 64.0 0,000

19 Gặp nhà tư vấn tâm lý, 85.4 94.7 14.6 5.3 0,45

20 Gặp bác sỹ nhờ sự trợ giúp 80.5 82.7 19.5 17.3 0,000

21 Đi ngủ, ngủ để quên đi mệt mỏi, 73.2 74.7 26.8 25.3 0,54

22 Ăn thật nhiều để không lo lắng 74.0 78.7 26.0 21.3 0,000

23 Trình bày ý kiến thẳng thắn 21.1 45.3 78.9 54.7 0,000

Nói tóm lại, người lao động trong các doanh nghiệp máy tính máy in có sự lựa chọn phương thức ứng phó khác nhau giữa nam và nữ (hầu như p<0,05). Những sự lựa chọn này mang bản chất giới tính. Nhưng dù là nam hay nữ, thì việc chọn những phương án tiêu cực, buông xuôi, phó mặc mọi thứ như “ăn nhiều, hay đi ngủ để quên mọi thứ” vẫn được lựa chọn “không bao giờ, hay hiếm khi” ở tỷ lệ cao (trên 70% ở cả nam và nữ).

3.4.2 Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và học vấn * Mức độ SNN và học vấn * Mức độ SNN và học vấn

Bảng 3.22: Tỷ lệ % mức độ SNN và học vấn (theo DASS)

Học vấn Tỷ lệ Stress (%)

Không stress Có stress

Trung học PT 36.4 63.6

Trung cấp 35.0 65.0

Cao đẳng, đại học 34.9 65.1

Sau đại học 14.3 85.7

Như bảng trên cho thấy, tỷ lệ SNN là trên 60% không phụ thuộc trình độ của nghiệm thể. Tuy nhiên, mức độ có stress ở trình độ sau đại học cao hơn các mức độ khác. Chúng ta có thể giải thích điều này. Vì trình độ cao, nên sự hiểu biết cũng cao hơn những người khác một chút ít, hơn nữa, cũng vì làm trái ngành nghề, nên tỷ lệ SNN của người có trình độ cao học là cao hơn so với những người có trình độ khác. Nói về vấn đề này, Nguyễn Thị H (28 tuổi, Hà Nội) nói “em thực ra học cao học xong, nhưng chưa xin được việc phù hợp, nên em làm trong công ty tư nhân như này, nhiều khi cũng cảm thấy áp lực lắm. Em nghĩ, ai mà làm trái ngành nghề cũng đều cảm thấy stress cả. Hơn nữa, nghề này thì không cần đến trình độ cao học vẫn làm tốt việc mà”

Với, p = 0,000 (p< 0,001) kết quả này có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, tỷ lệ SNN của người lao động không có sự khác biệt nhiều ở các trình độ học vấn khác nhau, vẫn ở mức tổng thể là trên 60%, chỉ có nhóm học sau đại học mà làm máy tính máy in thì có SNN nhiều hơn, một phần được giải thích nguyên nhân do trái ngành, trái nghề, cũng có lẽ do kỳ vọng vào mức lương và thực tế không được tương xứng, nên những người này có tỷ lệ SNN cao hơn những nhóm khác.

Bảng 3.23: Tự đánh giá về SNN

Học vấn Hiện tại có cảm thấy SNN không Không stress Có stress

Trung học PT 45.5 54.5

Nếu xét bảng tự đánh giá này và bảng kết quả của thang đo, thì chúng ta cảm thấy kết quả của sự tự đánh giá của khách thể về mức độ SNN của mình là thấp hơn kết quả thang đo ở trên, vì nếu như ở trắc nghiệm cho thấy trên 60% có tỷ lệ SNN không phụ thuộc trình độ, thì ở đây, tỷ lệ phân bố không đều, thậm chí thấp. Nhóm trình độ thấp hẳn(THPT) và cao hẳn (sau đại học) có sự tự đánh giá mình có SNN cao hơn nhóm còn lại (cao đẳng, đại học, trung cấp), điều này cũng có thể do chưa phù hợp nghề nghiệp tạo ra.

Nên chúng ta có thể kết luận rằng, nếu dựa trên thang đo DASS thì tỷ lệ SNN ít phụ thuộc vào trình độ học vấn của nghiệm thể. Tuy nhiên có sự khác biệt trong sự tự đánh giá xem mình có bị SNN hay không, vì ở nhóm THPT và nhóm trên đại học thì có tới trên 50% cho rằng mình có SNN, còn nhóm trung cấp, cao đẳng, đại học thì chỉ có trên 30% cho rằng mình có SNN. Nhóm trung cấp và nhóm cao đẳng đại học, thì lại có vẻ lạc quan, tự cho rằng mình ít bị SNN

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85)