Mức độ stress nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66)

Với câu hỏi số 4: “ Trong công việc hàng ngày, có khi nào anh chị nghĩ mình đang gặp stress không”. Chúng ta thu được bảng tự đánh giá mức độ stress nghề nghiệp của khách thể. Bảng 3.6: Tự đánh giá về mức độ stress (%) Nghĩ mình có bị stress không N % Tổng số Có 196 99.0 99.0 Không 2 1.0 1.0 Tổng số 198 100.0 100.0

cường độ công việc, do áp lực từ khách hàng, từ công ty, … Và với nhịp độ sôi động của sự lưu hành máy in, máy tính, máy văn phòng, cùng dịch vụ kéo theo, những yêu cầu từ sự giải đáp thắc mắc khách hàng. Hơn nữa, nghề máy tính, máy in phục vụ chủ yếu cho các cơ quan, các công ty với nhu cầu in ấn hàng ngày, nên đòi hỏi sự đáp ứng nhanh. Đôi khi, yêu cầu lớn hơn lượng cung cấp, nên đã vô hình chung tạo nên những áp lực cho những người lao động phục vụ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự tự đánh giá của nghiệm thể, chúng ta sẽ kiểm chứng kết quả này qua thang đo DASS 42, để xem sự đánh giá ấy có thật sự chuẩn xác hay không.

Với câu hỏi, 4, “Nếu cho rằng mình có stress, thì mức độ stress đó là như thế nào?” Chúng tôi đã thu được kết quả như bảng sau: Với n= 196 ý kiến. Vì có hai ý kiến cho rằng mình không bị stress.

Bảng 3.7: Tự đánh giá mức độ SNN của ngƣời lao động

Tự đánh giá mức độ Stress nghề nghiệp Tổng số ( n = 196)

N % Bình thường 72 36,7 Nhẹ 62 31,6 Vừa 49 25,0 Nặng 0 0 Rất nặng 13 6,7

Qua bảng đánh giá, chúng ta nhận thấy, hầu như đa phần những người làm nghề máy tính máy in tự cho rằng bản thân họ bị stress ở những mức độ khác nhau. Mức độ stress bình thường (không có stress) được lựa chọn bởi 72 khách thể, chiếm 36,7%. Còn lại là các mức độ stress nhẹ, stress vừa và stress rất nặng (63,3 %). Và trong trường hợp này, chúng ta có thể kết luận rằng, theo sự tự đánh giá, tỷ lệ mắc stress ở người lao động là 63,3%. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ gần 70% có stress (nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai ở bệnh nhân ung thư lứa tuổi vị thành niên là 0,69)[ dẫn theo 2, tr.39]. Hay theo nghiên cứu của Triệu Thị Biển thì tỷ lệ có stress là 41,7%.

Hơn nữa, khi chúng ta so sánh với số liệu khảo sát thực tế của Hoffmann- La Roche năm 2002, tỷ lệ bình quân người bị stress ở Việt Nam là... 52%. Riêng Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ lần lượt là 55% và 52% [dẫn theo 8], [dẫn theo 45].

Gần đây, kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008 cho thấy, trong số hơn 10.000 thanh thiếu niên có hơn 73%

người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tự tử [40, 41, 42].

Qua thống kê này, chúng ta đánh giá được một điều, quả thật, nghề máy tính máy in có tiềm ẩn nguy cơ stress nghề nghiệp cao (với tỷ lệ là 63,3%).

Bảng 3.8 sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về mức độ SNN cụ thể theo thang đo DASS 42:

Bảng 3.8: Mức độ SNN theo phiếu trắc nghiệm DASS 42 Mức độ Stress nghề nghiệp (theo DASS) Tổng số ( n = 198) N % Bình thường 65 32,8 Nhẹ 44 22,2 Vừa 52 26,3 Nặng 17 8,6 Rất nặng 20 10.1

Kiểm chứng mức độ stress qua thang đo, chúng ta thấy một con số gần tương đồng với sự tự đánh giá (gần 70%). Xem biểu đồ 3.3 sau đây (chúng tôi tính như sau: tỷ lệ không stress = mức độ bình thường; tỷ lệ có stress = các tỷ lệ khác cộng lại).

Như vậy, chúng ta nhận thấy, đa phần những người làm về máy tính, máy in đều có stress nghề nghiệp. Bởi lẽ, thông qua con số ở trắc nghiệm này, đã cho chúng ta biết điều đấy. Con số ở thang đo này gần tương đồng với con số tự đánh giá của nghiệm thể (gần 70%). Ở đây, theo kết quả thang đo, tỷ lệ có stress là 67,2%.

máy tính, máy in cho rằng mình có stress nghề nghiệp (ở mức nhẹ đến rất nặng), và khi kiểm tra bằng thang đo DASS 42, chúng ta thấy điều này tương đối chính xác.

Như vậy, chúng ta, một lần nữa khẳng định, nghề máy tính máy in có chứa nhiều nguy cơ gây stress, vì có tới gần 70% số khách thể được hỏi cho rằng mình có SNN ở mức từ nhẹ đến rất nặng.

Với 32,8 % không stress (stress ở mức bình thường), còn lại 67,2% có stress, thì tỷ lệ của nhóm có stress phần nhiều thuộc mức stress nhẹ và vừa (mức độ nhẹ (33,08%) và mức độ vừa (39,09%)), điều này thể hiện rõ qua biểu đồ 3.3 sau: 32,8% 67,2% Không stress Có stress 33,08% 12,7 8% 15,03% 39,09% StressVừa Stress Rất Nặng Stress Nặng Stress Nhẹ

Biểu đồ 3.3: Mức SNN theo thang DASS 3.1.4. Yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp

* Nguyên nhân dẫn đến SNN

Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến SNN của người lao động, đó là nguyên nhân từ bản chất công việc, từ môi trường nghề nghiệp, và từ bản thân người lao động. Chúng tôi nhóm vào ba bảng 3.9, 3.10, 3.11 sau đây.

Để tiện theo dõi, chúng tôi giữ nguyên số thứ tự của tiêu chí như trong số thứ tự của bảng hỏi đã được xây dựng.

Xếp thứ tự (là số thứ tự xếp hạng so với 27 tiêu chí được đưa ra), điểm trung bình chung (là tổng điểm trung bình của nhóm chia cho tổng số tiêu chí trong nhóm), cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Nhóm nguyên nhân bản chất công việc:

STT Bản chất công việc ĐTB Xếp Thứ Tự ĐTBC

2 Khối lượng công việc nhiều 3,237 1 2,943 3 Cường độ làm việc lớn 3,096 3

4 Công việc đòi hỏi trách nhiệm 2,914 4 5 Áp lực từ khách hàng, công ty 3,137 2 6 Trách nhiệm nhiều 2,644 11 7 Phải kiêm nhiều việc 2,631 12

Bảng 3.10. Nhóm nguyên nhân từ môi trƣờng lao động

STT Nguyên nhân môi trƣờng lao động ĐTB Xếp Thứ Tự ĐTBC

1 Môi trường làm việc 2,646 11 1

8 Ít nhận được sự hỗ trợ 2,484 17 2,601

9 Va chạm, ghen tỵ, đố kỵ 2,500 16 10 Cấp trên không quan tâm, 2,525 14 11 Cấp trên độc đoán trong điều hành 2,646 11 13 Ít cơ hội thăng tiến 2,666 9 14 Truyền thông tin thiếu chính xác 2,338 20 19 Ít được tham gia xây dựng kế hoạch 2,656 10 20 Mâu thuẫn giữa các bộ phận 2,353 19 21 Mức lương chưa tương xứng 2,848 5

Bảng 3.11.Nhóm nguyên nhân từ bản thân ngƣời lao động

STT Nguyên nhân từ ngƣời lao động ĐTB Xếp Thứ Tự ĐTBC

12 Năng lực chưa được nhận định 2,782 6 2,548 15 Công việc được giao yêu cầu cao 2,712 7

16 Công việc được giao thấp hơn khả năng 2,515 15 17 Công việc được giao không tạo hứng thú 2,500 16 18 Vừa học thêm, vừa đi làm, nên mệt mỏi 2,702 8

24 Tính cách nóng nảy 2,282 21 25 Do hay làm theo mệnh lệnh 2,277 22 26 Hiểu biết, ứng phó với stress chưa nhiều 2,439 18 27 Nhà ở xa, hay tắc đường 2,651 10

Nhìn ba bảng trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhóm nguyên nhân từ bản chất công việc có ảnh hưởng mạnh nhất đến SNN của người lao động, chiếm điểm trung bình chung là 2,943, hai nhóm nguyên nhân còn lại, do môi trường nghề nghiệp và do bản thân người lao động thì được đánh giá ít ảnh hưởng hơn (với điểm trung bình chung thấp hơn, 2,548 và 2,601).

Trong nhóm nguyên nhân từ bản chất công việc, có hai nhóm yếu tố được đánh giá là mạnh nhất trong việc gây ra stress nghề nghiệp ở người lao động đó là yếu tố khối lượng công việc nhiều và yếu tố áp lực từ khách hàng và từ phía công ty. Theo anh Hoàng Quốc D ( 24 tuổi), làm kỹ thuật máy in, máy tính cho biết “đúng là nhiều khi có quá nhiều việc cần giải quyết một lúc cũng khiến chúng em đau đầu, hơn nữa, sau khi sửa chữa xong cho khách, còn phải chịu trách nhiệm bảo hành nữa,… đôi khi chưa làm xong cho khách, công ty đã giục đi cuốc khác, nên thành thử mệt mỏi kinh khủng…” Quả đúng là có nghiên cứu mới nhận thấy áp lực mà những người làm máy tính máy in phải chịu đựng, nhất là nhân viên kỹ thuật.

Còn với anh Vũ Minh T (26 tuổi) cho rằng “cường độ làm việc quá lớn cũng khiến chúng tôi mệt mỏi, bởi lẽ, cứ làm theo nhu cầu khách hàng, mà không được nghỉ trưa, làm đôi khi đến 8, 9 h tối mới được nghỉ, ngày nào cũng như thế, thì làm sao mà trụ được…” cũng theo anh này, nghề nào cũng có những áp lực riêng của nó, nhưng với nghề dịch vụ như nghề sửa máy tính, máy in, hay kinh doanh máy tính, máy in, thì áp lực cũng khá cao.

Với những nhân viên kế toán, họ lại cảm thấy như nhiều việc phải làm quá, mà thành ra mệt và áp lực, với chị Nguyễn Thị Thanh T thì “Khối lượng công việc nhiều” là yếu tố gây ra sự quá tải nơi chị. Chị nhấn mạnh “nghề kế toán thì ở đâu cũng cần sổ sách rồi, nhưng có lẽ, cái kế toán mà dính vào máy in, máy tính thì mệt hơn một chút, nào thì cân đối đầu vào, đầu ra, nào thì xuất

đủ 42 tiếng mới có thể làm hết việc được ấy chứ..” Và cũng theo chị này, các áp lực lên ai cũng có vẻ nhiều như thế cả.

Nói tóm lại, có nhiều nhóm nguyên nhân có thể gây stress nghề nghiệp nơi người lao động, có cả nhóm nguyên nhân về bản chất nghề, về trách nhiệm của nghề, hay về thời gian làm việc….là những nhóm nguyên nhân có tác động mạnh nhất đến việc người lao động có SNN, đó là những nguyên nhân chủ yếu nhất tạo nên SNN ở người lao động. Nhóm nguyên nhân có tác động mạnh nhất đến SNN của người lao động đó là nguyên nhân từ khối lượng công việc và từ cường độ lao động lớn, từ áp lực của cả phía công ty và của cả phía khách hàng. Còn các nhóm nguyên nhân từ phía bản thân như (do tính cách nóng này, hay do hay làm theo mệnh lệnh) lại được cho là ít có ảnh hưởng. Nhóm nguyên nhân từ yêu cầu công việc cũng không được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh bằng hai nhóm nguyên nhân cường độ làm việc và khối lượng công việc lớn. Do phải làm thông trưa, thông ngày, nhiều việc dồn lên nhau quá, đây là điều khiến những người lao động trong ngành máy tính máy in có nguy cơ SNN cao nhất, sau đó mới đến các nhóm yếu tố khác. Để ý được điều này, chúng ta sẽ giảm bớt tỷ lệ SNN ở ngành máy tính máy in được bằng cách phân công, bố trí lao động hợp lý theo khung giờ.

3.2. Ứng phó với stress nghề nghiệp

Các khách thể tham gia nghiên cứu sử dụng những phương thức ứng phó như thế nào với SNN ( 3.12):

Bảng 3.12: Phƣơng thức ứng phó với SNN

STT Phƣơng thức ứng phó với stress nghề nghiệp ĐTB Xếp T T

1 Khóc, 1,308 23

2 Nói to, hét to, đập phá 2,101 17

3 Tìm sự động viên của người thân, 3,171 2

4 Lên mạng xã hội 2,883 6

5 Uống thuốc an thần 2,096 18

6 Hút thuốc lá, rượu, bia 2,419 11

10 Làm việc gì đó mình thích 2,778 8

11 Nhắm mắt lại một chút, là hết 2,353 13

12 Hít thở sâu, cố gắng kiềm chế 2.409 12

13 Đi massage 2,318 15

14 Viết nhật ký 2,339 14

15 Lập lại kế hoạch làm việc, xắp xếp thời gian hợp lý 2,974 5

16 Tập khí công/ tập thiền, yoga/ thể thao, đi bộ 2,709 10

17 Tự điều chỉnh bản thân (thay đổi thái độ, nhận thức) 3,050 3

18 Nhìn nhận sự việc thẳng thắn, để tự khắc phục 2,303 16

19 Gặp nhà tư vấn tâm lý, 1,313 22

20 Gặp bác sỹ nhờ sự trợ giúp 1,732 21

21 Đi ngủ, ngủ để quên đi mệt mỏi, 2,020 19

22 Ăn thật nhiều 1,959 20

23 Trình bày ý kiến của mình một cách thẳng thắn 3,010 4

Phương thức ứng phó của người lao động với SNN là khác nhau với từng người, tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy trên bảng 3.12 những phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc, và những phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề, phương thức tập trung vào vấn đề như các phương thức theo số thứ tự: 23; 18; 17; 15; bởi nó tập trung vào thực tế vấn đề mà cá nhân đang gặp phải với công việc hàng ngày của mình. Và những phương thức giải quyết vấn đề ở đây cũng được lựa chọn ở mức số 3 (mức đồng ý_ mức thỉnh thoảng). Điều này rất tốt, vì nó giúp cá nhân phần nào ứng phó được với SNN trong cuộc sống của chính mình.

Sau đây là bảng các phương thức mà người lao động đã lựa chọn để ứng phó với SNN với ĐTB cao nhất trong hệ thống 23 phương thức ứng phó được đề ra trong bảng hỏi. Chúng ta cùng xem bảng 3.13:

Bảng 3.13 : Một số phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề (%)

Mức độ Phƣơng thức ứng phó Không bao giờ Khiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên Trình bày ý kiến thẳng thắn 17,2% 13,1% 23,2% 44,4% 2,0% Tự điều chỉnh bản thân 3,5% 2,0% 47,0% 47,5% 0% Nhìn nhận sự việc thẳng thắn 31,8% 17,2% 39,9% 11,1% 0%

Nhìn vào bảng trên đây, chúng ta nhận thấy mức độ chọn thỉnh thoảng đến thường xuyên với các tiêu chí nêu trên là tương đối cao, từ hơn 23% đến gần 70%. Nhưng tỷ lệ chọn mức độ rất thường xuyên sử dụng phương thức ứng phó này lại ở mức rất thấp, cao nhất chỉ là 7,1% mà thôi. Chính việc lựa chọn lệch như này đã kéo theo tổng thể sự xếp hạng của phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề đứng thứ hạng thấp hơn các phương thức tập trung vào cảm xúc (đứng thứ 3 trở xuống).

Chúng ta có thể nhận thấy, người lao động ở đây vẫn thiên về phương thức ứng phó về cảm xúc nhiều hơn, với phương thức đọc báo, xem phim, nghe nhạc (xếp thứ 1), và tìm sự động viên của người thân (xếp thứ 2), chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi phân tích phương thức ứng phó cảm xúc bên dưới.

Tóm lại, chúng ta nhận thấy, người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân về máy tính máy in cũng đã sử dụng các phương thức ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, nhưng vẫn ở các mức chưa cao, chưa ưu tiên tuyệt đối cho phương thức này, thực tế là phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc vẫn có những điểm xếp ở thứ bậc 1, và 2, còn ở phương thức tập trung vào vấn đề thì chỉ ở mức ưu tiên số 3 trở xuống mà thôi.

Phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc, là những phương thức còn lại, nó hướng ra ngoài vấn đề, đánh vào việc làm “khuây khoa”, hay làm “phân tán” cảm xúc, chú ý của những người đang có SNN. Những phương thức ấy có thể là ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn, hay đi dạo, đi chơi (nghĩa là không để tâm đến vấn đề mình đang mắc phải nữa). Hoặc là tâm sự với ai đó, với bạn bè, người thân hay lên mạng xã hội chẳng hạn. Phương thức tập trung vào cảm xúc này có thể “tạm thời” giúp cá nhân ứng phó với SNN, nhưng nó không lâu dài. Vì vậy, con người cần hướng đến phương thức tập trung vào vấn đề, để giải quyết triệt để SNN mà mình đang gặp phải. Đơn giản như khi người lao động đi chơi đâu đó để quên đi những khó khăn hiện tại, hoặc ngủ để quên đi hết mọi

thứ, thì những phương án này chỉ được một chốc, một nhác, chứ không thể lâu dài.

Sau đây là bảng 3.14 các phương thức tập trung vào cảm xúc, theo số liệu %:

Bảng 3.14: Các phƣơng thức tập trung vào cảm xúc Mức độ Phƣơng thức ứng phó Không bao giờ Khiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên

Tìm sự động viên người thân 4,5% 11,6% 50,5% 28,8% 4,5% Nghe nhạc, đọc báo , xem phim 5,1% 7,6% 53,0% 29,8% 4,5% Làm việc gì đó mình thích 18,2% 23,2% 25,8% 28,3% 4,5% Lên mạng xã hội 13,1% 20,2% 36,4% 25,8% 4,5%

Khóc, 71,7% 25,8% 2,5% 0% 0%

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 66)