Yếu tố bên trong: Cảm xúc, hứng thú, sức khoẻ, tâm trạng…
Với một cá nhân dễ xúc động, thì phương thức ứng phó của người ấy sẽ khác với một cá nhân điềm tĩnh và có khí chất cân bằng,
1.4.2.1. Giới tính: Người ta thường nói phụ nữ hay gặp stress hơn nam giới, với những đặc điểm của giới, nhẹ nhàng, hay nghĩ, …. Còn nam thì bộc trực, thẳng thắn…. Tuy nhiên, thực tế như thế nào thì chúng ta cần kiểm tra ở kết quả nghiên cứu. Như nghiên cứu của Triệu Thị Biển, thì không có sự khác nhau về “phản ứng Stress” giữa giới tính, độ tuổi, học vấn…[2].
1.4.2.2. Tuổi tác: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi càng nhiều tuổi, người ta càng có những trải nghiệm nhiều hơn, và điều ấy giúp người ta đối phó với những stress dễ dàng hơn. Với những lao động trong ngành máy tính, máy in này thì đều ấy có xảy ra hay không? Áp lực từ khách hàng, đòi hỏi từ công ty, có nhẹ nhàng hơn ở những người đã làm lâu năm, hay nó chỉ ngang ngang nhau giữa người mới làm và người đã làm lâu năm trong nghề…
1.4.2.3. Thâm niên công tác: NVKT, NVKD, kế toán, trưởng phòng nào đã có nhiều năm làm nghề thì có thể đã quen quá với những tình huống của công việc (khách hàng giục, công ty hối thúc, rồi chế độ bảo hành…), nên có thể, sự ứng phó với các tình huống trong công việc sẽ nhanh nhạy hơn, và sẽ ít gặp stress hơn là những người mới làm nghề. Theo như kiểu “trăm hay không bằng tay quen”; khi đã quá quen với những tình huống kiểu như thế rồi, người ta sẽ dễ
có SNN ở người lao động nữa, vì không cần phải huy động đến sức lực để “ứng phó” với nó nữa, mà những công việc đó trở lên quá bình thường, chỉ với những người mới thôi, thì nó sẽ là áp lực.
1.4.2.4. Đặc điểm nhân cách của người lao động:
Theo H. Eysenck và cộng sự (1988), nghiên cứu ở 3 vùng khác nhau và đúc kết thành 4 typ phản ứng nhân cách trước tác động của stress:
* Typ 1: Khi gặp stress thường phản ứng một cách bùng nổ, giận giữ, typ này có những đặc điểm sau: cảm giác luôn bức xúc về thời gian, không kiên nhẫn, thường hấp tấp, luôn có nhu cầu làm mọi việc một cách vội vã, không để thời gian chết. Bị cuốn hút trong công việc, luôn cho mình là người làm việc tốt, có ý thức, luôn cầu toàn, luôn bảo thủ; Ganh đua, hiếu thắng, có xu hướng làm cuộc sống phức tạp hơn, dễ bị kích thích, luôn tham vọng, tìm tòi, tích cực trong công việc, mong muốn hoàn thành tốt hơn người khác.
* Typ 2: Khi gặp stress thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào trong, nén những phản ứng cảm xúc, từ đó dẫn tới giảm miễn dịch, vì vậy dễ bị nhiễm trùng và thiên hướng bị ung thư.
* Typ 3: Phản ứng trước stress thường im lặng, trầm. Hậu quả của những phản ứng này thường làm giảm calci máu, giảm các yếu tố vi lượng khác, vì vậy chóng già, và dễ bị trầm cảm.
* Typ 4: Trước tác động của stress thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định mình, không gây ra những biến đổi đáng kể, khả năng thích nghi cao trước mọi tác động của stress [dẫn theo 1, tr 156, 257].
Như vậy, rõ ràng yếu tố nhân cách cũng ảnh hưởng đến phương thức ứng phó của cá nhân với tình huống gây stress, và sự ứng phó ấy có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi cá nhân bình tĩnh, tự tin ứng phó với stress sẽ giúp cải thiện nhiều hiện tượng stress, cải thiện tốt cuộc sống cá nhân, và giúp cá nhân chung sống hòa thuận với stress.
- Những NVKT máy tính, máy in đều có đặc điểm chung là rất cẩn thận, chu đáo, điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra quyết định. Vậy điều này
có giúp ích họ điều gì khi đối phó với những căng thẳng hàng ngày khi gặp phải lúc đi hỗ trợ KH hay không?
- Kế toán cũng cẩn thận, chịu khó, nên với những người có tính cách như này, thì việc viết hóa đơn hay xuất đúng mã hàng thì đơn giản, nhưng nếu như với những người tuy là kế toán nhưng tính chưa cẩn thận lắm, thì chuyện viết một cái hóa đơn đã là cả một vấn đề rồi, vì có lẽ sẽ phải sửa đi, sửa lại rất nhiều lần.
- Ước mong, khát vọng: Khi làm đúng nghề, và với những người không làm đúng nghề, SNN ở những người lao động này có ở mức độ giống nhau hay không?
Nói tóm lại, các yếu tố bên trong và bên ngoài đều có thể liên quan trực tiếp hoặc dán tiến đến việc có dẫn đến stress nghề nghiệp ở người lao động hay là không.