Xã hội, gia đình (thay đổi chỗ ở, thay đổi môi trường sống, không hoà hợp tâm lý gia đình…), (lương, thưởng của công ty, sự động viên của lãnh đạo…), (cạnh tranh kinh tế, biến động kinh tế…)
1.4.1.1 Môi trƣờng nghề nghiệp
Người lao động là người dùng trí tuệ, sức lao động cùng các công cụ, phương tiện cần thiết để tạo ra sản phẩm lao động phù hợp. Khái niệm người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trong trong đề tài đề cập đến NVKT (nhân viên kỹ thuật), kế toán, NVKD (nhân viên kinh doanh/bán hàng), trưởng các phòng ban, quản lý… trong công ty. Cho nên, SNN của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực máy tính máy in được đồng nhất với SNN của các tất cả những người lao động làm cho một công ty có liên quan máy tính, máy in, máy văn phòng.
1.4.1.2. Đặc điểm lao động và mối quan hệ của nó với stress:
* Thời gian lao động: Bắt đầu và kết lúc đôi khi không phụ thuộc vào
quy định chung, mà phụ thuộc vào khách hàng, hoặc nhu cầu của khách hàng nhiều hơn.
NVKT: Thời gian lao động của NVKT (nhân viên kỹ thuật) đôi khi không cố định. Cứ khách hàng cần là đi, đôi khi về muộn, đôi khi đi sớm. Thời gian lao động của NVKT nói chung phụ thuộc nhiều vào khách hàng (KH), và thời gian ấy cũng là thời gian làm việc theo yêu cầu của khách hàng. Vì những NVKT đi khắc phục sự cố máy tính, máy in cho khách hàng, nên khi nào khách hàng rảnh thì NVKT sẽ đến tận nơi và khắc phục. Còn thời gian lao động quy định tại công ty thì vẫn theo giờ hành chính, nhưng đa phần các NVKT sẽ phải làm muộn hơn so với quy định, hoặc sớm hơn so với quy định hành chính, tùy thuộc vào yêu cầu và mong muốn của KH. Vì KH của lĩnh vực máy tính máy in không chỉ có khối doanh nghiệp, mà có cả khối gia đình, có cả cá nhân tiêu dùng đơn thuần nữa. Nên chúng ta có thể nói, thời gian lao động cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý NVKT, làm NVKT luôn thấy căng thẳng, khi không được nghỉ đúng giờ, ăn đúng giờ, có khi còn không có cả ngày chủ nhật vì KH yêu cầu khắc phục cho họ vào chủ nhật.
Kế toán: Người có trách nhiệm nhập đơn hàng, xuất hàng, viết hóa đơn. Một số công ty chia làm kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán hóa đơn, nhưng vì tiết kiệm chi phí, một số công ty gộp hai hoặc ba nhiệm vụ để một người đảm nhận. Việc xuất hóa đơn, xuất hàng hay nhập hàng cũng tùy thuộc vào khách, nên không tránh khỏi việc làm thông trưa, hoặc về muộn hoặc là phải chồng chéo nhiều việc một lúc.
Nhân viên kinh doanh (NVKD): Người có trách nhiệm tìm khách, tạo khách, là người bán hàng chính của công ty, đa phần những NVKD bị áp doanh số, áp chỉ tiêu, rằng một tháng phải bán được bao nhiêu triệu, hoặc bao nhiêu sản phẩm, điều này gây áp lực cho NVKD rất nhiều, vì lương trả theo % danh thu, nếu không đủ doanh số, sẽ phải giảm lương, giảm thi đua. Nhân viên kinh doanh thì
giờ tối vẫn có người gọi điện hỏi hàng, mới 6h sáng đã có điện thoại hỏi về sản phẩm là chuyện thường trực và khó tránh khỏi.
Trƣởng các phòng ban: Đối tượng này vất vả hơn một chút so với những thành viên thành phần, ví dụ như trưởng phòng kinh doanh, vừa phải đủ doanh số, vừa phải có trách nhiệm quản lý, đôn đốc anh em trong phòng của mình sao cho đủ chỉ tiêu đề ra, cũng phải chú ý động viên, khích lệ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng làm việc cho những người mới vào, hoặc vẫn còn kém trong kinh doanh…. Nên trách nhiệm với những trưởng phòng về cơ bản là nặng nề hơn.
* Thu nhập: Thu nhập của NVKT phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố. Một là
cách thức trả lương của công ty, hai là phụ thuộc vào số lượng yêu cầu khách hàng. Có rất nhiều cách thức trả lương của các công ty. Tuy nhiên, ở những công ty sửa chữa máy tính, máy in, có hai cách trả lương chính:
Một là: trả lương cứng + % doanh thu: Nhóm này có thể sẽ ít stress hơn là nhóm ăn chia. Vì hàng tháng định mức lương là cố định, không thay đổi, thay đổi khi NVKT nào đó nghỉ nhiều ngày hơn mà thôi.
Hai là: Trả theo lương ăn chia: Các công ty thường trả lương theo mức 4- 6 hoặc 5- 5, tức là số lãi của mỗi đơn hàng sẽ chia ra làm hai phần, công ty 60%, NVKT 40%, hoặc chia đều mỗi bên 50%, tùy theo thời gian làm của NVKT đã lâu chưa, tay nghề như thế nào… Có lẽ điều này một phần cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các NVKT, và cũng là yếu tố tạo nên cho họ những căng thẳng nhất định. Vì lương hàng tháng của họ phụ thuộc vào tay nghề của chính họ, và phụ thuộc vào chính yêu cầu của khách hàng. Vì cho dù họ có đi làm đều, nhưng khách hàng không gọi điện thoại yêu cầu sang khắc phục sự cố, thì họ cũng sẽ không có thu nhập. Nên thu nhập của anh em NVKT cũng là yếu tố có mối lên hệ với những căng thẳng mà họ gặp phải.
Kế toán: Thu nhập của kế toán trong các công ty máy tính máy in có trả lương cứng, nhưng nói chung còn thấp, dao động như thời điểm năm 2014 là 3 triệu đến 3,8 triệu/ tháng, có lẽ mức thu nhập này là không nhiều, và nó cũng
chưa đáp ứng được tối đa những nhu cầu mà kế toán cần cho cuộc sống. Nên đa phần, có lẽ, họ sẽ tìm cách làm thêm, để có thêm thu nhập.
NVKD: Nhiều công ty trả lương cứng thì rất thấp, nhiều công ty trả lương cứng + % doanh thu, nếu không đủ doanh thu, sẽ cắt lương ra để bù. Nên với NVKD, lương, thưởng cũng là một áp lực rất lớn, để làm sao cố gắng làm vượt qua được mức yêu cầu, thì mới có thể có lương cao. Đôi khi bán hàng, mà khách hàng trả lại, hoặc hàng lỗi, khâu nhận bảo hành cũng phải chi tiền lãi của NVKD cho kỹ thuật để hỗ trợ, điều này cũng phần nào gây mệt mỏi cho NVKD. Thường mức lương cứng khởi điểm của các công ty máy tính, máy in là 3 triệu đồng/ tháng.
Trƣởng các phòng ban: Với nhóm này, lương cũng như những nhân viên thành phần, chỉ khác là thêm % quản lý mà thôi. Cũng tùy vào các công ty mà việc trả lương cho các trưởng phòng như thế nào, nhưng nói chung là thu nhập của các trưởng phòng cũng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng bản thân mà thôi. Càng nỗ lực nhiều thì lương càng cao, và ngược lại.
Không giống như những công ty nhà nước, lương được tăng theo kỳ, với những công ty liên quan máy tính, máy in, lương, thưởng phụ thuộc vào chính nỗ lực của người lao động, chứ không cào bằng, san đều. Điều này về một khía cạnh nào đó, sẽ tạo động lực cho cá nhân phấn đấu, nhưng về một khía cạnh nào đó, nó tạo nên sự “bấp bênh”, theo kiểu “làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít”…, nên cũng gây ra tâm lý bất an, mệt mỏi cho người lao động.
*Điều kiện lao động: Với các công ty liên quan máy tính, máy in, thì linh
phụ kiện rất nhiều, xếp la liệt, đôi khi chỗ ngồi của kế toán, kinh doanh cũng hơi hạn chế. Hơn nữa, với phương thức làm việc là bán hàng trên mạng hay bán hàng qua điện thoại nữa, nên đôi khi, việc chú trọng vào môi trường lao động vẫn chưa hẳn được chủ doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Điều kiện lao động vẫn được xem là chật hẹp, ồn ào, nhiều người…., điều này ảnh hưởng đến kế toán, kinh doanh, hay trưởng các phòng ban, ảnh hưởng đến cả NVKT, nhưng
với những nhân viên kỹ thuật, họ còn phải chịu áp lực từ môi trường làm việc tại nhà khách hàng, chịu áp lực của việc đi lại nữa.
- Điều kiện lao động của NVKT là đi làm tận nơi, khi khách yêu cầu. Vì vậy, thời gian đi trên đường gần như chiếm 50- thậm chí 70% làm việc của NVKT. Và chính thời gian đi lại nhiều như thế cũng phần nào gây áp lực cho các anh em NVKT chuyên đổ mực máy in, sửa máy văn phòng.
- Phương tiện tự túc: NVKT phải tự túc chi trả tiền xăng xe, điện thoại. Hầu như rất ít thấy các công ty hỗ trợ khoản này cho NVKT
- Đến tận nơi gặp khách hàng: Nên nhiều khi hẹn khách, khách lại thay đổi thời gian, nên đôi khi cũng rất mất thời gian cho NVKT, điều này cũng là một yếu tố gây áp lực
- Dù nắng hay mưa: hễ khách gọi là đi. Đó dường như là câu nói truyền thống của NVKT, nên điều này cũng là yếu tố nào đấy làm cho các anh em NVKT thấy ngại ngùng, thấy mệt mỏi khi mưa gió cũng phải đi làm…
1.4.1.3. Mối quan hệ giữa gia đình và cơ quan: Phần đông mọi người đều nghĩ gia đình là một nơi để ẩn náu, một chốn riêng tư và yên tĩnh, nơi đó con người có thể sống đơn độc. Nó là một tổ ấm giúp tái tạo lại, tập hợp lại những sức mạnh từ bên trong nhằm đáp ứng các đòi hỏi từ bên ngoài. Tuy nhiên khi sức ép xâm chiếm nơi ở ẩn nảy, thì có thể khuếch đại các hậu quả của SNN. Những sự kiện từ nơi làm việc dễ dàng tràn đến tổ ấm gia đình, có nhiều trải nghiệm của nơi làm việc có ảnh hưởng tích cực đến các trải nghiệm của tổ ấm gia đình, nếu một người có một việc làm giảm lòng tự trọng, giảm toại nguyện trong sản xuất, thì người đó sẽ có những trải nghiệm tương tự trong cuộc sống [dẫn theo 46].
Xét trên một góc độ nào đấy, một người có gia đình rồi, sẽ có thêm nhiều điều tốt đẹp, nhưng cũng có thêm những rắc rối. Vì đã có thêm người để chia sẻ buồn vui, khó chịu trong cuộc sống, để cùng nhau hoàn thiện mình. Nhưng nếu những khó khăn được chia sẻ nhưng lại không được cảm thông, không đồng quan điểm, thì đó là cả một vấn đề. Như nghề liên quan máy tính, máy in này, thì một
riêng, mà cứ phải đi sớm về tối nhiều như NVKT thì có lẽ cũng có những rắc rối ở phần gia đình. Nếu cơ quan biết trường hợp đó có gia đình, con nhỏ… mà hỗ trợ, thì sự mâu thuẫn gia đình kia có lẽ sẽ được khắc phục.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, mỗi một yếu tố bên ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến SNN của cá nhân người lao động cũng như mức độ SNN mà người lao động gặp phải, bởi điều này, nên chúng ta không khó khăn trong việc giải thích tại sao có những nghề có tỷ lệ SNN cao, mà có những nghề tỷ lệ SNN lại thấp.