Các phƣơng thức phòng ngừa stress nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phương thức phòng ngừa SNN, chúng tôi rất nhất trí với cách hiểu của tác giả Võ Văn Bản, nên trong nghiên cứu này, xin lấy cách hiểu của tác giả này về phương thức phòng ngừa SNN làm khái niệm công cụ của đề tài này.

Nguồn gốc của stress có thể xét đến môi trường bên ngoài, từ bản thân. Môi trường bên ngoài có thể xét đến 3 yếu tố: từ cuộc sống gia đình, từ cuộc sống nghề nghiệp, từ cuộc sống xã hội. Những tác nhân gia đình thường liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những tác nhân từ cuộc sống nghề nghiệp đó là những yếu tố liên quan nghề nghiệp và mối quan hệ với lãnh đạo, hoặc với đồng nghiệp. Thường gặp những tác nhân stress trong công việc như bị sa thải, thất nghiệp, công việc không phù hợp, về hưu, xung đột với đồng nghiệp…; Từ cuộc sống xã hội là những yếu tố liên quan đến môi trường sống, như sự thay đổi chỗ ở, bất hòa với hàng xóm, thiên tai, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống, thay đổi chế độ chính trị…[1]. Điều này cho thấy, stress là hiện hữu trong cuộc sống, và SNN là hiện hữu, đương nhiên trong công việc, không có một ngành nghề nào mà không có stress nghề nghiệp cả, vì nếu không có stress, con người ta sẽ không thể tự hoàn thiện mình là phát triển đi lên, cũng như công việc ấy sẽ không thể duy trì được lâu, như triết học có nói “mâu thuẫn để phát triển”; chính SNN là sự mâu thuẫn nội tại, để công việc có thể phát triển và mang lại hiệu quả hơn, vì trong những cái mâu thuẫn “giữa cá nhân và môi trường công việc” ấy, cá nhân sẽ nghĩ cách để trung hòa, và từ đó mà hoàn thiện

Từ bản thân có thể xét đến hai yếu tố “yếu tố sức khỏe”, “yếu tố bên trong”. Yếu tố sức khỏe, đó là những rối loạn bệnh lý mới xuất hiện, hoặc những bệnh lý ở giai đoạn cuối, hoặc những bệnh mạn tính…; yếu tố bên trong: “rối loạn về nhận thức hoặc nhận thức sai lệch, hoặc những yếu tố liên quan đến vô thức (giấc mộng, linh cảm..), stress từ thời thơ ấu hoặc trong quá khứ [1].

Phòng chống stress, về lý thuyết, cách phòng chống tốt nhất là tránh tác nhân stress tác động lên từng cá thể từ môi trường sống, trong đó bao gồm con người, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Nhưng trên thực tế, stress ở mọi nơi, mọi lúc, nên stress là không tránh khỏi [1].

Các chiến lược phòng chống stress bao gồm: “học cách ứng xử, giao tiếp”; “tiếp cận tâm lý, hành vi nhận thức”, “rèn luyện thể chất và tâm thần”; “kỹ thuật đối đầu với stress”.

Giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc tâm lý giữa những cá thể nhất định trong xã hội nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau. Những ảnh hưởng qua lại của các thông điệp trong giao tiếp được chia ra ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội loài người, nhưng chính từ giao tiếp này sẽ nảy sinh stress nếu như giao tiếp gây ra những ảnh hưởng âm tính. Học cách giao tiếp là học cách làm giảm những ảnh hưởng âm tính và làm tăng những ảnh hưởng dương tính, như người ta vẫn thường nói “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đây là một cách ứng xử cần phải học trong giao tiếp [1, tr.264- 265]. Trong ngành máy tính, máy in, cũng cần phải học cách giao tiếp sao cho khéo léo, tránh làm tổn thương khách hàng, tránh làm tổn thương chính mình, bởi lẽ, sự giao tiếp có trôi chảy, thì khách hàng mới quý mến mình, lần sau mới gọi mình, còn nếu không thì sẽ thu được kết quả ngược lại.

Môi trường làm việc đông người, liên quan doanh thu, xuất hàng, nhập hàng, với một tốc độ chóng mặt, sự giao tiếp và học cách giao tiếp ở đây cũng

rất quan trọng, và nên tế nhị. Nói sao cho đủ ý, dễ nghe, nói sao cho rành mạch, rõ ràng cũng là một nghệ thuật cần học.

Sự học tập giao tiếp, ứng xử của khách thể trong ngành máy tính máy in cũng là cần thiết để tránh tạo ra những stress không nên có.

Sự rèn luyện thể chất và tâm thần nói đến nhiều phương pháp rèn luyện khác nhau, tùy điều kiện sống và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà chọn phương pháp thích hợp. Đó là các phương pháp: võ cổ truyền, yoga, dưỡng sinh, thư giãn…, bản chất của các phương pháp tự sinh nhằm rèn luyện tính kiềm chế. Hơn nữa, các phương pháp rèn luyện nói chung nhằm nâng cao sức khỏe để giúp cơ thể chống lại stress. Ngoài ra, tập tính (hành vi) ăn uống thích hợp tránh thiếu chất dinh dưỡng cũng như tránh tăng trọng lượng quá mức cũng góp phần tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại stress [1, tr.267- 268].

Trước tác động của stress, nhân cách thường có những phản ứng: “chịu đựng hay cam phận”; “lẩn tránh hay bỏ chạy”; “bùng nổ hay trút cơn thịnh nộ”; “chống cự hoặc đối đầu”, tùy vào hoàn cảnh cụ thể và tùy vào phản ứng của từng nhân cách cũng như tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, xã hội, mà mỗi người có thể lựa chọn một phương thức phản ứng tối ưu nhất. Trong thực tế, chúng ta không thể tránh được stress, nên cách tốt nhất là phải luôn chuẩn bị để đối đầu (coping) và chống lại stress.Tuy nhiên để đối đầu, cần phải ó bước chuẩn bị và phải rèn luyện, nghĩa là cần phải huy động nhận thức, ý chí, và toàn bộ nhân cách trong việc chống lại stress, việc rèn luyện đó là cả một quá trình rèn luyện khả năng thích nghi của của cá thể [1, tr.269].

Cuộc sống luôn biến động và stress luôn luôn tồn tại trong đời sống hàng ngày của từng người, cuộc sống càng văn minh, xã hội càng phát triển, con người càng gặp nhiều stress hơn. Vì vậy, việc hiểu biết về stress và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người, cũng như các biện pháp phòng chống stress là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm mang lại sức khỏe cho từng cá thể và cả cộng

phải được hiểu là người có “trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật”, đúng như định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe [1, tr.271].

Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, khi nhắc đến các phương thức phòng ngừa stress nói chung, hay là phòng ngừa stress nghề nghiệp nói riêng, thì chúng ta nói đến các phương thức tập trung vào chủ thể trong môi trường ấy, đó là con người. Vì chính con người tạo nên môi trường, tạo nên áp lực hay không áp lực… Một cá nhân khỏe mạnh toàn diện, có kỹ năng ứng phó với stress nghề nghiệp tốt, thì chắc chắn sẽ có mức độ stress thấp hơn những cá nhân ốm yếu, bệnh tật, và kém kỹ năng ứng phó với stress nghề nghiệp. Nên nói tóm lại, phương thức ứng phó hay phương thức phòng ngừa SNN đều là những phương thức tập trung vào chủ thể (cá nhân) của môi trường mà thôi, tập trung vào nhận thức, cảm xúc, hành vi của cá nhân đó. Tâm thế đón nhận, tâm trạng bình tĩnh, hành vi mau lẹ… bằng những sự tập luyện, bằng sự tự điều chỉnh chính mình, để dễ dàng đón nhận những tác nhân kích thích, thì không SNN nào có thể làm chúng ta lung lạc được.

Tiểu kết chương 1:

Khái niệm stress: “stress như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi chủ thểphải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình”.

“Stress nghề nghiệp như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường nghề nghiệp, trong đó chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường nghề nghiệp là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình”.

Đánh giá stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp máy tính, máy in dựa vào khía cạnh nhận thức, cảm xúc, hành vi, ứng phó, phòng ngừa stress nghề nghiệp.

Sự nhận thức về stress nghề nghiệp bao gồm nhận thức về định nghĩa stress nghề nghiệp, nhận thức về các hành vi khi có stress nghề nghiệp, nhận thức về các phương thức ứng phó, các phương thức phòng ngừa stress nghề nghiệp.

Phương thức ứng phó với stress nghề nghiệp có thể nhóm thành hai nhóm, đó là ứng phó tập trung vào giải quyết cảm xúc, hoặc ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề.

Phương thức phòng ngừa stress nghề nghiệp cũng rất quan trọng, chủ yếu là nâng cao năng lực thích ứng của bản thân (như giữ cho tinh thần khỏe khoắn, thể chấn khỏe mạnh, minh mẫn; thường xuyên trao đổi với cấp trên về những vấn đề vướng mắc của mình…, có lố sống tích cực, lạc quan… ).

Có nhiều yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp, có cả yếu tố bên trong (nhận thức, cảm xúc, yếu tố giới tính, quan điểm cá nhân…), và yếu tố bên ngoài (thời gian làm việc, áp lực công việc, cường độ làm việc…).

Chƣơng II

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các giai đoạn nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu về mặt lý luận

- Tháng 10– 2011 đến tháng 12- 2011: Xây dựng đề cương, nghiên cứu, phân tích tài liệu

- Tháng 1/2014 đến tháng 6/ 2014: Xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn

- Tháng 7/ 2014 đến tháng 8/2014: Tiến hành khảo sát trên 200 người lao động đang làm trong lĩnh vực máy tính, máy in, máy văn phòng

- Tháng 8 đến tháng 9 / 2014: làm sạch số liệu, nhập số liệu, xử lý số liệu

- Tháng 9 đến tháng 10 / 2014: Viết kết quả nghiên cứu - Tháng 11/ 2014: Hoàn thiện và báo cáo kết quả nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu, văn bản

- Tìm hiểu tổng quan vấn đề stress, những gì mà nghiên cứu stress trước đã đạt được. Đọc để tìm ra được khái niệm công cụ của đề tài: stress, stress nghề nghiệp, người lao động, môi trường lao động, điều kiện lao động. Dựa trên lết quả nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để tập trung vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi

Nhằm thu thập các thông tin định lượng. Sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế từ trước bao gồm 14 câu hỏi, theo nguyên tắc bao gồm các câu hỏi về các mặt:

* Nhận thức:

Thu thập những thông tin về mặt nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cụ thể là:

- Nhận thức về mức độ SNN: câu 4.

- Nhận thức về nguyên nhân gây stress nghề nghiệp: câu 9 (với 27 tiêu chí được đưa ra, để khách thể lựa chọn hợp với mình nhất).

* Biểu hiện: Đưa ra các tiêu chí về nhận thức, cảm xúc, hành vi, ứng xử và các mức độ phù hợp nhất để khách thể lựa chọn (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên).

- Biểu hiện SNN ở mặt nhận thức: câu 8.1 - Biểu hiện SNN ở mặt cảm xúc: câu 8.1 - Biểu hiện SNN ở hành vi, ứng xử: câu 8.2

* Đánh giá SNN :

- Tự đánh giá về nguyên nhân gây SNN ở bản thân: câu 9

Với 27 tiêu chí được đưa ra, khách thể sẽ lựa chọn phù hợp nhất với mình ở các mức độ (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên).

- Tự đánh giá về mức độ SNN của bản thân: câu 4 (đưa ra 5 mức độ đánh giá: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng, để khách thể đánh dấu phù hợp nhất với họ). Và thông qua thang đo DASS 42 câu hỏi để đánh giá một lần nữa mức độ SNN của người lao động.

* Phƣơng thức ứng phó SNN: câu 10 (gồm 23 tiêu chí được đưa ra, trong đó có cả tiêu chí tập trung vào giải quyết cảm xúc, và tiêu chí tập trung vào giải quyết vấn đề), để nhằm đánh giá các phương thức ứng phó với SNN của người lao động trên hai bình diện:

- Phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc - Phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề

* Phƣơng thức phòng ngừa SNN: được thể hiện ở câu hỏi số 11, 12. Câu hỏi số 11: đề cập đến 14 tiêu chí để phòng ngừa SNN đề cho khách thể lựa chọn phù hợp với mình nhất dựa trên 5 mức độ từ không bao giờ đến rất thường xuyên.

* Tìm hiểu mối liên hệ giữa một số yếu tố và mối liên quan đến stress nghề nghiệp (yếu tố giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, có làm thêm không, nếu có thì khoảng thời gian ấy chiếm bao nhiêu trong quỹ thời gian cá nhân, công việc làm thêm có gây mệt mỏi, căng thẳng gì hay không…) câu 14.

* Cách xử lý phiếu điều tra:

- Đối với câu hỏi mở: Chúng tôi tổng hợp, mã hóa số liệu nhóm các câu hỏi vào những nhóm ý kiến tương đồng và tính phần trăm.

Các câu hỏi mở trong bảng hỏi gồm câu hỏi số 1, 2, 3, 6, 12. - Đối với những câu hỏi đóng: là những câu hỏi còn lại.

Những câu hỏi có 5 mức độ, điểm được tính như sau:

Không bao giờ: 1 điểm; Hiếm khi: 2 điểm; Thỉnh thoảng: 3 điểm Thường xuyên: 4 điểm; Rất thường xuyên: 5 điểm

Sau đó tính điểm trung bình của các câu này. Điểm trung bình được phân loại theo biên giới liên tục như sau:

Từ 1 đến 1,8: Chưa bao giờ Từ > 1,81 đến 2,6: Hiếm khi Từ > 2,61 đến 3, 4: Thỉnh thoảng Từ > 3,41 đến 4,2: Thường xuyên Từ > 4,21: Rất thường xuyên

2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Thu thập thông tin kỹ hơn về nội dung cần làm rõ. Phỏng vấn sâu trước khi làm bàng hỏi, để cụ thể hơn những nội dung cần khảo sát (sử dụng 7 câu hỏi).

Phòng vấn sâu những trường hợp bị stress để làm rõ những thông tin.

* Nội dung phỏng vấn sâu

+ Nguyên nhân cụ thể nào đã gây ra stress với khách thể + Yếu tố nào có tầm ảnh hưởng mạnh nhất

+ Nguyên nhân gây ra SNN ở người lao động trong ngành máy tính, máy in ở thâm niên công tác khác nhau là gì?

* Khách thể phỏng vấn sâu

+ Khách thể phỏng vấn để xây dựng bảng hỏi + Khách thể có stress

2.2.4. Phƣơng pháp trắc nghiệm bằng thang đo DASS 42

Phương pháp trắc nghiệm bằng thang đo Trầm cảm- lo âu- stress (DASS 42) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Thang đo gồm 42 câu hỏi, đánh giá về ba nội dung: trầm cảm, lo âu, stress, mỗi nội dung gồm 14 câu hỏi. Mỗi câu có 4 phương án trả lời tương ứng với số điểm:

0: Không đúng với tôi

1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng

2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Người lao động được yêu cầu đọc câu hỏi và khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng với tình trạng mà họ cảm thấy trong suốt 1 tuần vừa qua. Cách tính điểm: Cộng tổng điểm của 42 câu lại.

Bảng 2.1: Cách tính điểm thang đo DASS 42 [47]

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 – 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33 Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS phiên bản 20.0 với các

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)