Stress nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25)

Theo Đào Thị Oanh, sự thích ứng của con người với môi trường lao động hay với những yêu cầu của hệ thống, và sự thích ứng của hệ thống với con người cũng là những yếu tố gây nên sự mệt mỏi của con người trong quá trình lao động. Hơn nữa, sự mệt mỏi của con người bị gây ra bởi các thuộc tính của công việc, đó là tính đơn điệu, sức làm việc, các giờ giải lao…, sự phù hợp nghề nghiệp… Tất cả các yếu tố ấy cũng có thể là nhân tố gây nên stress ở con người trong quá trình lao động của họ hay không [32].

Sau khi đã xem xét các định nghĩa về SNN Tác giả Terry Beehr và John Newman (1978) đã kết luận rằng: SNN là sự tương tác giữa các điều kiện lao động với những nét đặc trưng của người công nhân làm thay đổi các chức năng bình thường về tâm lý hoặc sinh lý, hoặc cả hai. Định nghĩa này giúp cải thiện được hiệu suất: điều này quan trọng với cả phía doanh nghiệp và những người làm công. Như vậy, SNN có thể được định nghĩa là những đòi hỏi của lao động vượt quá năng lực ứng phó của người công nhân[dẫn theo 45],[ dẫn theo 46]. Như vậy, trong định nghĩa này, SNN chỉ xảy ra khi những điều kiện lao động nơi cá nhân đó lao động làm cho khả năng ứng phó của cá nhân bị thất bại, tức là khả năng ứng phó là điều kiện cuối cùng xét xem có xảy ra SNN với cá nhân hay không, dù điều kiện, yếu tố lao động có xảy ra như thế nào, nhưng nếu cá nhân đó ứng phó tốt, và coi đó là sự bình thường, thì sẽ không có SNN xảy ra. Đây cũng là mấu chốt cho việc giải thích vì sao cùng trong một môi trường làm việc, có người có SNN, có người không.

Dựa trên định nghĩa về stress, chúng tôi định nghĩa stress nghề nghiệp:

“Stress nghề nghiệp như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường nghề nghiệp, trong đó chủ thể nhận định sự kiện từ môi trường nghề nghiệp là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình”. Đôi khi, cùng với những nhân tố khác xung quanh mình, cộng thêm những yếu tố nơi làm việc sẽ làm bộc phát stress nghề nghiệp ở cá nhân, nên đôi khi, stress nghề nghiệp không chỉ có căn nguyên từ

bối cảnh, môi trường sống của chủ thể ấy, nó chỉ khởi phát ra do có thêm những yếu tố nơi môi trường làm việc mà thôi. SNN là những stress nảy sinh ở môi trường làm việc, SNN có thể có liên quan đến nghề nghiệp, tính chất nghề nghiệp của cá nhân, cũng có thể không.

Do sự phát triển của trưởng phái nhận thức, nên mô hình “S- R” được thay bằng “S- O- R”. Trong mô hình này, con người đóng vai trò “giao dịch” quan trọng của hiệu lực kích thích lên sự đáp ứng, do vậy, con người được gọi là mô hình “giao dịch”. Nghĩa là kích thích tác động lên cơ thể diễn ra quá trình nhận thức, từ đó gây ra những đáp ứng thần kinh- nội tiết nhất định [dẫn theo 1, tr 250]. Quan điểm này được Lazarus đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình (1966, 1975…). Theo ông, stress được xem như là sự “tương giao” giữa cá nhân và môi trường, trong đó sự phản ứng trước các tác nhân stress phụ thuộc vào sự đánh giá về các sự kiện cũng như đánh giá khả năng chống lại stress của cá thể. Ông nhấn mạnh đến sự kiện và thay đổi trong cuộc sống như là tác nhân stress khi gây ra những biến đổi không mong muốn phương thức sống hàng ngày của cá thể. Nguồn gốc của những sự kiện này xuất phát từ môi trường xung quanh, cũng như từ những biến đổi sinh học- tâm lý trong quá trình sống của cá thể[dẫn theo 1, tr.251].

* Nguyên nhân gây ra SNN:

Theo WHO, có thể chia nguyên nhân của stress trong lao động theo hai nhóm dưới đây:

Nhóm 1: Nội dung công việc, gồm:

+ Nội dung công việc: đơn điệu, dưới tải thông tin (không được kích thích), làm việc vô nghĩa,...

+ Gánh nặng công việc: quá nặng nhọc (quá tải) hoặc quá nhàn rỗi

+ Thời gian làm việc: chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp, không theo kế hoạch định trước, chế độ ca kíp không phù hợp

+ Mức độ tham gia và giám sát: thiếu sự tham gia chủ động trong việc ra quyết định, không có sự kiểm tra giám sát (phương pháp lao động, nhịp độ công việc, thời gian và môi trường lao động).

Nhóm 2: Bối cảnh, gồm:

+ Phát triển nghề nghiệp, trả công: công việc bấp bênh, không được thăng tiến, đề bạt, công việc mang tính địa vị xã hội thấp, hệ thống đánh giá thực hiện không phù hợp hoặc không "đẹp", hoặc đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp

+ Vai trò trong tổ chức: vai trò không thân thiện, gây va chạm, trách nhiệm vì người khác, luôn phải đối mặt với người khác hoặc các vấn đề của người khác

+ Quan hệ đồng nghiệp: không thoả đáng, không thiện chí, bắt nạt lẫn nhau, bạo lực, cách ly/cô đơn.

+ Văn hoá trong tổ chức: không giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện, không khoan dung.

+ Quan hệ gia đình - nơi làm việc: xung đột nơi làm việc và cả ở nhà, không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc,...[ dẫn theo 43].

Từ những đánh giá khác nhau ở trên, chúng tôi xin tóm lược những nhóm yếu tố sau đây có mối liên hệ với stress nghề nghiệp ở người lao động:

* Điều kiện lao động của các doanh nghiệp tư nhân: Chật hẹp, làm theo sản phẩm, theo doanh thu, đi lại nhiều, tiếp xúc với nhiều máy móc, thiết bị, tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày, công việc bấp bênh, sự phát triển nghề nghiệp ít…

* Yếu tố bên trong người lao động ( tuổi, giới tính, đặc điểm nhân cách

cá nhân, vị trí đảm nhận riêng của mỗi lao động…). Vì những yếu tố bên trong này ở mỗi cá nhân sẽ là khác nhau, nên ở một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể đánh giá rằng, những cái khác nhau ấy tạo nên mức độ SNN khác nhau ở các cá nhân.

Tuổi tác: Người ta thường nói, khi càng trẻ, con người ta càng bồng bột, làm việc vội vàng, thiếu chín chắn, thiếu suy nghĩ kỹ càng, còn khi nhiều tuổi,

những sự chín chắn cùng thời gian, cùng năm tháng, những kinh nghiệm đong đầy sẽ giúp cá nhân ứng phó và coi những khó khăn mà cá nhân gặp phải là điều kiện bình thường. Nên có lẽ, khi càng nhiều tuổi, người ta càng đỡ có những SNN nghề nghiệp.

Giới tính: Theo như quan niệm mà xã hội vẫn thường quy gán cho giới, rằng nam thì phải mạnh mẽ, dứt khoát, không ngại khó, ngại khổ, rằng phải xông pha này nọ… còn nữ thì cần nhẹ nhàng, yếu đuối, nhường nhịn, chính vì thế mà tỷ lệ nữ có SNN sẽ cao hơn nam giới. Nhưng khi xã hội càng phát triển, những định kiến giới dần dần không còn nhiều ý nghĩa nặng nề nữa, khi sự tìm hiểu thông tin, tiếp cận thông tin giữa hai giới là bằng nhau, khi trọng trách, công việc mà hai giới có thể đảm nhận là ngang bằng nhau, thì có lẽ, yếu tố giới tính cũng không thể là yếu tố có ảnh hưởng tối đa, duy nhất đến mức độ nặng, nhẹ của SNN mà chủ thể gặp phải nữa.

Vai trò, vị trí đảm nhận: chắc chắn rằng, yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến việc cá nhân có bị SNN hay không khi chúng ta so sánh ngang bằng ở tiêu chí vị trí công việc. Nói một cách dễ hiểu, khi một người chỉ là công nhân bình thường, và một người là quản lý, thì chắc chắn, người làm quản lý sẽ có những SNN nghề nghiệp nặng hơn ở người công nhân bình thường. Vì việc phải đảm nhận sẽ nhiều hơn, trọng trách lớn hơn, mà quỹ thời gian cũng chỉ có vậy. Tuy nhiên, có bị SNN hay không cũng còn tùy thuộc vào “nhận định” của chủ thể tiếp nhận các yếu tố SNN đó mà thôi. Nếu như cá nhân đó cảm thấy bình thường, thì sẽ không có chuyện có SNN, và ngược lại.

* Yếu tố liên quan: Đặc điểm kinh tế hiện nay (sự khó khăn chung của

tình hình kinh tế, khi mà việc làm khan hiếm, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, và khả năng sẽ bị sa thải bất cứ khi nào, nếu như trình độ không đáp ứng được với công việc…); yếu tố gia đình, yếu tố chỗ ở và quãng đường đến công ty…

Nói tóm lại, các yêu tố liên quan SNN có thể là rất rộng, vì nó liên quan đến vị trí làm việc, vai trò trong công ty, đến nhân cách, đến typ ứng xử cá nhân,

nhau, nhưng một cá nhân này có thể chỉ có SNN ở mức nhẹ, còn với cá nhân khác, thì SNN đã ở mức nặng rồi…. Nên khi đánh giá các yếu tố liên quan SNN, chúng ta nên nhìn trên mức độ tổng thể, để thấy được mối liên quan mật thiết của việc tạo ra SNN nơi cá nhân đó hay không.

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)