Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp và học vấn

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92)

* Mức độ SNN và học vấn

Bảng 3.22: Tỷ lệ % mức độ SNN và học vấn (theo DASS)

Học vấn Tỷ lệ Stress (%)

Không stress Có stress

Trung học PT 36.4 63.6

Trung cấp 35.0 65.0

Cao đẳng, đại học 34.9 65.1

Sau đại học 14.3 85.7

Như bảng trên cho thấy, tỷ lệ SNN là trên 60% không phụ thuộc trình độ của nghiệm thể. Tuy nhiên, mức độ có stress ở trình độ sau đại học cao hơn các mức độ khác. Chúng ta có thể giải thích điều này. Vì trình độ cao, nên sự hiểu biết cũng cao hơn những người khác một chút ít, hơn nữa, cũng vì làm trái ngành nghề, nên tỷ lệ SNN của người có trình độ cao học là cao hơn so với những người có trình độ khác. Nói về vấn đề này, Nguyễn Thị H (28 tuổi, Hà Nội) nói “em thực ra học cao học xong, nhưng chưa xin được việc phù hợp, nên em làm trong công ty tư nhân như này, nhiều khi cũng cảm thấy áp lực lắm. Em nghĩ, ai mà làm trái ngành nghề cũng đều cảm thấy stress cả. Hơn nữa, nghề này thì không cần đến trình độ cao học vẫn làm tốt việc mà”

Với, p = 0,000 (p< 0,001) kết quả này có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, tỷ lệ SNN của người lao động không có sự khác biệt nhiều ở các trình độ học vấn khác nhau, vẫn ở mức tổng thể là trên 60%, chỉ có nhóm học sau đại học mà làm máy tính máy in thì có SNN nhiều hơn, một phần được giải thích nguyên nhân do trái ngành, trái nghề, cũng có lẽ do kỳ vọng vào mức lương và thực tế không được tương xứng, nên những người này có tỷ lệ SNN cao hơn những nhóm khác.

Bảng 3.23: Tự đánh giá về SNN

Học vấn Hiện tại có cảm thấy SNN không Không stress Có stress

Trung học PT 45.5 54.5

Nếu xét bảng tự đánh giá này và bảng kết quả của thang đo, thì chúng ta cảm thấy kết quả của sự tự đánh giá của khách thể về mức độ SNN của mình là thấp hơn kết quả thang đo ở trên, vì nếu như ở trắc nghiệm cho thấy trên 60% có tỷ lệ SNN không phụ thuộc trình độ, thì ở đây, tỷ lệ phân bố không đều, thậm chí thấp. Nhóm trình độ thấp hẳn(THPT) và cao hẳn (sau đại học) có sự tự đánh giá mình có SNN cao hơn nhóm còn lại (cao đẳng, đại học, trung cấp), điều này cũng có thể do chưa phù hợp nghề nghiệp tạo ra.

Nên chúng ta có thể kết luận rằng, nếu dựa trên thang đo DASS thì tỷ lệ SNN ít phụ thuộc vào trình độ học vấn của nghiệm thể. Tuy nhiên có sự khác biệt trong sự tự đánh giá xem mình có bị SNN hay không, vì ở nhóm THPT và nhóm trên đại học thì có tới trên 50% cho rằng mình có SNN, còn nhóm trung cấp, cao đẳng, đại học thì chỉ có trên 30% cho rằng mình có SNN. Nhóm trung cấp và nhóm cao đẳng đại học, thì lại có vẻ lạc quan, tự cho rằng mình ít bị SNN (với gần 40%).  Các phƣơng thức lựa chọn ứng phó SNN và học vấn Bảng 3.24: Các phƣơng thức ứng phó và học vấn (%) STT Phƣơng thức ứng phó Lựa chọn có P THPT Trung cấp ĐH SĐH 1 Khóc 25.0 42.5 22.2 38.1 0,01

2 Nói to, chuốc giận ai đó 90.9 72.5 63.5 95.2 0,011 3 Tìm sự động viên người thân 90.9 85.0 98.4 100.0 0,000 4 Lên mạng, tìm hỗ trợ 100.0 87.5 83.3 100.0 0,008 5 Uống thuốc an thần 36.4 60.0 53.2 95.2 0,000 6 Hút thuốc lá, rượu bia 36.4 60.0 59.5 85.7 0,000 7 Giải trí (nghe nhạc, đọc báo..) 90.9 85.0 98.4 95.2 0,000 8 Đi bơi, đi du lịch 90.9 65.0 96.0 100.0 0,000 9 Đi lòng vòng 90.9 85.0 98.4 100.0 0,001 10 Làm việc mình thích 90.9 85.0 77.0 100.0 0,000 11 Nhắm mắt lại một chút 90.9 85.0 69.8 100.0 0,002 12 Hít thở sâu, kiềm chế 36.4 85.0 74.6 100.0 0,000 13 Đi massage 36.4 65.0 68.3 100.0 0,000 14 Viết nhật ký 36.4 90.0 57.1 95.2 0,000 15 Lập lại kế hoạch làm việc 100.0 100.0 84.1 100.0 0,000 16 Tập khí công, yoga… 90.9 95.0 68.3 100.0 0,000

18 Nhìn nhận sự việc thẳng thắn 90.9 95.7 56.3 95.2 0,000 19 Gặp nhà tư vấn tâm lý 54.5 72.9 15.9 47.6 0,000 20 Gặp bác sỹ 63.6 89.3 38.1 66.7 0,000 21 Đi ngủ để quên mọi chuyện 0.0 88.6 57.1 66.7 0,000 22 Ăn thật nhiều, để trấn an mình 36.4 89.3 52.4 81.0 0,000 23 Trình bày ý kiến thẳng thắn 36.4 100.0 81.0 85.7 0,000

Có một điều lạ lùng là, trình độ trên đại học luôn có tỷ lệ lựa chọn các phương thức ứng phó cao hơn các nhóm khác. Gần như 100 % lựa chọn là có dung các phương thức ứng phó ấy, hoặc ít nhất cũng hơn 85%. Cũng không thể giải thích hoàn toàn sự lựa chọn này dựa vào học vấn, rằng học vấn càng cao, thì sự lựa chọn sử dụng các phương thức phòng ngừa SNN càng được chú trọng, bởi lẽ biết đâu, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Đôi khi, “khóc” thể hiện sự bất lực về hành vi, về thái độ nào đấy, những người có trình độ sau đại học có chọn 100% sử dụng phương thức ứng phó với SNN là khóc, dù ở các mức độ khác nhau. Điều này cũng do sự trái ngành nghề tạo ra, đôi khi học vấn càng cao thì người ta càng dễ tự ái, nên có lẽ, chúng ta có thể lý giải mối liên hệ giữa sự lựa chọn các việc “khóc” mỗi khi có SNN ở người có trình độ sau đại học là cao hơn hẳn các trình độ khác từ khía cạnh này. Bởi lẽ, nước mắt có nhiều tác dụng rất tốt, lấy lại cân bằng, xả căng thẳng, tránh khô tuyến lệ… có lẽ cũng vì những tác dụng rất tốt của nước mắt, nên hầu như toàn bộ những khách thể thuộc trình độ sau đại học cũng chọn khóc là một trong những phương thức ứng phó tốt với SNN, chứ họ không chỉ dừng lại ở định kiến coi “khóc là kém cỏi”, như cách nghĩ thông thường trong nhân dân bấy lâu nay.

Nói chung, không có sự khác biệt nhiều trong lựa chọn các phương thức ứng phó SNN ở các trình độ khác nhau. Không có sự phân biệt rằng ở trình độ học vấn cao thì sử đụng phương thức ứng phó nghiêng về cảm xúc nhiều hơn, và ngược lại…

Nói chung, ở trình độ nào, thì người lao động trong các công ty máy tính, máy in cũng đã biết cách lựa chọn cho mình một, một vài phương thức ứng phó

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92)