Biểu hiện stress nghề nghiệp về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 61)

Trong một số trường hợp, do đánh giá sai về tình huống stress, nên cá thể đã phản ứng không thỏa đáng trước những tác nhân stress. Như Montaign, một triết gia Pháp nói: “Loài người đau khổ do hoàn cảnh thì ít, mà do ý niệm của mình về hoàn cảnh thì nhiều”, và ý niệm đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Mặc dù nhận thức thuộc phạm trù tư duy, nhưng liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác, như trí tuệ, đặc biệt là cảm xúc [dẫn theo 1].

Biểu hiện về nhận thức, cảm xúc

Vì trên thực tế, những biểu hiện cảm xúc, nhận thức thường đi kèm với nhau, đôi khi nó là một chuỗi tương hỗ, phản ứng nối tiếp nhau, đan xen nhau…,có nhận thức đúng, thì có cảm xúc tích cực, nhận thức chưa đủ thì sinh cảm xúc chán nản, tiêu cực, hụt hẫng… Ở đề tài này, chúng tôi phân tích biểu hiện nhận thức, cảm xúc trong một nội dung mà không tách bạch ra, để tiện theo dõi, đánh giá. Biểu hiện SNN về mặt nhận thức, cảm xúc sẽ được biểu hiện ở bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4: Biểu hiện SNN về mặt nhận thức, cảm xúc

STT Biểu hiện nhận thức, cảm xúc ĐTB Xếp T T

1 Lo lắng bồn chồn, 2,611 7

2 Cảm giác hẫng hụt,thất vọng 2,287 13

3 Cáu giận, bực bội, căng thẳng 2,742 3

4 Hay quên, hay nhầm lẫn 2,984 2

5 Khó tập trung trong công việc 3,025 1 6 Không còn cảm thấy hứng thú trong công việc 2,636 6

7 Suy nghĩ kém nhanh nhạy, 2,550 9

8 Mất niềm tin 2,414 11

9 Có cảm giác mọi người xa lánh, 2,090 14

10 Cảm thấy bị áp lực công việc 2.489 10

11 Dễ mất bình tĩnh và nổi khùng với mọi người 2,742 3 12 Nhạy cảm về cảm xúc, dễ bị tổn thương 2.565 8

13 Chán đời, có ý định tự sát 1,545 16

14 Hay nghi ngờ người khác 2,070 15

15 Cảm thấy luôn bị thúc ép 2,368 12

16 Cảm thấy khó chịu với những yêu cầu của khách 2,717 5

Qua bảng giá trị trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, các biểu hiện về nhận thức, cảm xúc của người lao động khi có những biểu hiện stress là tương đối phong phú, và đa phần diễn ra ở mức độ hiếm khi đến thỉnh thoảng, (Từ > 1,81 đến 2,6: bình thường/ hiếm khi và trong khoảng từ > 2,61 đến 3, 4: Thỉnh thoảng / đôi chút đồng ý).

Rất may là tiêu chí “chán đời, có ý định tự sát” nằm ở mức dưới 1,81 (ở mức không bao giờ).

Ba yếu tố biểu hiện nhận thức, cảm xúc có điểm trung bình cao nhất là biểu hiện “mất tập trung vào công việc”, biểu hiện “dễ nổi cáu”, và biểu hiện “hay nhầm lẫn, hay quên”, chúng ta có thể thấy, khi có SNN, những người lao động trong ngành máy tính máy in có các biểu hiện khá rõ về cảm xúc, và nhận thức. Và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của họ. Ví dụ như biểu dễ nổi cáu, và hiểu hiện “hay quên, hay nhầm lẫn” chẳng hạn: một kế toán bán hàng mà đọc sai mã sản phẩm, thì nhân viên kỹ thuật sẽ giao nhầm hàng, và điều này sẽ làm cho chi phí tăng, vì một là sẽ phải giao lại hàng, lỡ việc của khách hàng, hai là sẽ bị hủy đơn hàng ấy, hoặc khi NVKT gọi khách hàng hỏi lỗi kỹ thuật, mà khách hàng đã báo mã máy, nhưng lại nhớ nhầm, nên mang nhầm mã hàng, cũng chính vì sự hay nhầm lẫn này mà sẽ phải mất thời gian, mất công giải thích với khách hàng… Khi phân công công việc, mà đã phân công cho NVKT A đi đơn ở điểm C, sau đó, vì vội, quên, nên tưởng chưa ai đi đơn đó, trưởng phòng lại phân cho một nhân viên B đi đến điểm C để khắc phục sự cố cho khách nữa, chính điều này sẽ gây nên sự bất tiện, tốn kém, và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và hiệu suất lao động trong ngành máy tính, máy in, máy văn phòng. Hay ví dụ nữa, khi nhân viên bán hàng có quá nhiều điện thoại cần nghe, vội vàng quá, lại ghi nhầm số điện thoại, hoặc quên không ghi số điện thoại của khách, hoặc ghi sai địa chỉ của khách hàng, mà sai cả số điện thoại… thì việc tìm lại số của khách hàng đã gọi đến vào thời điểm ấy, ở tất cả các máy điện thoại của công ty là cả một vấn đề. Vì đôi khi ở thời điểm cao điểm, nhân viên bán hàng phải tiếp

việc, điều chúng ta cần làm là bình tĩnh giải quyết, tránh nhiều việc quá mà rối lên, điều này sẽ kéo theo một hệ lụy rắc rối về sau, mà sự giải quyết sẽ mất nhiều thời gian, và ảnh hưởng đến nhiều khâu khác, đình trệ nhiều khâu khác nữa.

Chúng tôi vẽ ra đây một số biểu hiện có điểm trung bình cao, và một số biểu hiện cảm xúc, nhận thức có điểm trung bình thấp hơn (ý định tự sát, hay nghi ngờ). Chúng ta cùng xem biểu đồ 3.1:

0 20 40 60 80 100 120 140 160 Khó tập trung Cảm thấy khó chịu Cảm thấy quá tải Lo lắng bồn chồn Cáu giận có ý định tự sát Hay nghi ngờ Không bao giờ Hiếm Khi Thỉnh thoảng Thường Xuyên rất thường xuyên

Biểu đồ 3.1: Biểu hiện nhận thức, cảm xúc của SNN (theo số lƣợng)

Mức “khó tập trung trong công việc” đứng cao nhất nếu xét trên điểm trung bình (3,025), sau đó đến mức hay quên, hay nhầm lẫn. Khi so sánh với hai yếu tố cuối biểu đồ, (hai yếu tố có điểm trung bình thấp nhất), thì chúng ta thấy sự lựa chọn ở mức độ thỉnh thoảng thấp hơn hẳn. Sự lựa chọn không bao giờ cao hơn hẳn các yếu tố kia.

Nên chúng ta thấy, với nghề máy tính, máy in, các biểu hiện về nhận thức, cảm xúc khi có SNN là tiềm ẩn và hiện hữu thường xuyên. Có tới 54% cảm thấy khó tập trung trong công việc mỗi khi có stress. Chúng ta cần lưu ý đến yếu tố này, vì khi đã khó tập trung thì sẽ gây ra những hệ lụy về sau như “hay quên, nhầm lẫn”, hay là “truyền đạt thông tin sai…”.

Biểu hiện về mặt hành vi

Biểu hiển SNN về mặt hành vi, ứng xử được thể hiện ở bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5: Biểu hiện SNN về mặt hành vi, ứng xử

STT Biểu hiện về hành vi, ứng xử khi có SNN ĐTB Xếp Thứ Tự

1 Ăn uống quá nhiều 1,964 12

2 Nói nhiều, quá to, cắt ngang lời 2,313 5

3 Làm việc vội vàng cho xong 2,378 4

4 Thu mình lại, hạn chế nói chuyện, 2,181 8

5 Chần chừ, do dự, kém linh hoạt 2,550 2

6 Làm uể oải, không nhiệt tình 2,399 3

7 Ít nói, suy nghĩ lung tung 2,247 7

8 Phản ứng thái quá 2.176 9

9 Xét nét kết quả làm việc của đồng nghiệp 2,060 11

10 Ứng xử không hòa nhã 2.121 10

11 Xin nghỉ làm, ngủ cho đỡ mệt đầu, 2.308 6

12 Rủ bạn bè uống rượu, bia, đi chơi 2,666 1

13 Buông xuôi, mặc kệ 1,868 14

14 Trút giận lên người thân 1,919 13

Qua bảng số 3.5 trên đây, chúng ta thấy mức độ diễn ra của các biểu hiện về hành vi ứng xử khi bị stress đa phần được diễn ra gọn trong khung 1,81 đến 2,60. Nghĩa là các hành vi, ứng xử của cá nhân khi có hiện tượng stress diễn ra ở mức bình thường/ hiếm khi (nếu xét trên tổng thể). Có biểu hiện rủ bạn bè đi uống rượu là nằm ở mức 2,666 (mức thỉnh thoảng). Điều này cũng có thể giải thích được, bởi lẽ đa phần những khách thể nghiên cứu là nam giới (123 người), mà nam giới khi buồn chán chuyện gì, thì họ lựa chọn rượu bia để giải khuây cũng là một thói quen mà thôi. Điều này cũng cảnh tình chúng ta một điều rằng khả năng giới trẻ có nguy cơ lạm dụng chất kích thích (rượu, bia) để giải khuây là tương đối cao. Chúng ta cần nhận biết điều đó, để có biện pháp, tuyên truyền, giáo dục, tránh để việc sử dụng rượu bia trở thành một thói quen không tốt trong giới trẻ.

những lúc bia bọt ấy cũng là thời gian chúng tôi cảm thấy gần gũi bên bạn bè hơn, được chia sẻ với bạn bè nhiều hơn, mà bạn biết đấy, thanh niên mà gặp nhau không chén rượu thì chẳng nhẽ uống trà đá mãi chán lắm..”. Có lẽ, cũng chính vì điều này, mà thanh niên nam giới trong ngành máy tính, máy in hay giải trí, giải buồn, giải khuây bằng rượu bia, tụ tập.

Hay như anh Hoàng Quốc D ( 24 tuổi), “bia rượu nếu uống một chút cũng tốt mà, chị bảo, chẳng nhẽ gặp nhau lại uống nước ngọt hay nước lọc sao. Nên bạn bè em cứ quy định là cứ cuối tuần là lại gặp nhau, liên hoan một chút. Cũng là để gặp mặt anh em, vì chúng em đều quê lên đây, cũng vui và đỡ căng thẳng chị à…”. Vì đưa ra những giải thích hợp lý cho chuyện bia rượu, tụ tập, nên số nam giới cũng chọn phương án này như một cách giải khuây ở mức thỉnh thoảng.

May mắn là rất ít người sử dụng phương thức chuốc giận lên người thân. Chúng ta cùng xem kỹ hơn ở biểu đồ sau đây: 50% số nghiệm thể không bao giờ có hành vi trút giận lên người thân, 37% ở mức thỉnh thoảng, chỉ có 2 % có hành vi đó ở mức thường xuyên mà thôi. Có lẽ, với trình độ và tuổi tác còn trẻ, nên đa phần những nghiệm thể này nhận thức được hành vi này là không nên có.

49%

11% 37%

3%0%

K hông bao giờ Hiếm K hi Thỉnh thoảng Thườ ng Xuyên R ất thườ ng x uyên

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ của “trút giận lên ngƣời thân” và sự lựa chọn của nghiệm thể

Nói về việc không không bao giờ trút giận lên người thân, anh Hoàng Quốc D ( 24 tuổi) cho rằng “chúng em sinh ra ở quê, nên sẽ là người hiểu rất rõ sự vất vả của bố mẹ nuôi chúng em. Khi lớn hơn một chút thì lại đi làm xa nhà. Nếu có ở gần nhà đi nữa, thì chắc em cũng không làm việc trút giận lên người khác, nên người thân của em. Có lẽ, do bản chất kỹ thuật cũng điềm tĩnh, nên em đã không làm điều ấy..”. Với chị Nguyễn Thị Thanh T thì “đôi khi, áp lực quá, mình cũng cáu gắt với chồng, với con, cáu gắt thôi, chứ không đến nỗi lôi con ra mà đánh để cho giải khuây, hay cho đỡ mệt mỏi”

Giải thích kỹ hơn về điều này, anh Vũ Minh T (26 tuổi) nói “thực ra thì mỗi người có một công việc riêng, mình đi làm thì mình nên chịu trách nhiệm về những gì quanh công việc của mình, chứ không nên lôi người thân vào, bản thân tôi, mỗi khi áp lực quá, tôi chỉ im lặng, hoặc ngủ thôi, chứ có cáu gắt với những người thân yêu của tôi, thì cũng có giải quyết được vấn đề đâu… nhưng có lẽ, cũng có vài lần trong đời đi làm máy tính máy in tôi đã cáu gắt lên người khác rồi..”

Nói tóm lại, các biểu hiện về mặt nhận thức, hành vi của người lao động khi có SNN là rất phong phú. Hầu như nằm trong khoảng 1,81 đến 2,61; mức bình thường/ mức hiếm khi.

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 61)