Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51)

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu, văn bản

- Tìm hiểu tổng quan vấn đề stress, những gì mà nghiên cứu stress trước đã đạt được. Đọc để tìm ra được khái niệm công cụ của đề tài: stress, stress nghề nghiệp, người lao động, môi trường lao động, điều kiện lao động. Dựa trên lết quả nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để tập trung vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi

Nhằm thu thập các thông tin định lượng. Sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế từ trước bao gồm 14 câu hỏi, theo nguyên tắc bao gồm các câu hỏi về các mặt:

* Nhận thức:

Thu thập những thông tin về mặt nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cụ thể là:

- Nhận thức về mức độ SNN: câu 4.

- Nhận thức về nguyên nhân gây stress nghề nghiệp: câu 9 (với 27 tiêu chí được đưa ra, để khách thể lựa chọn hợp với mình nhất).

* Biểu hiện: Đưa ra các tiêu chí về nhận thức, cảm xúc, hành vi, ứng xử và các mức độ phù hợp nhất để khách thể lựa chọn (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên).

- Biểu hiện SNN ở mặt nhận thức: câu 8.1 - Biểu hiện SNN ở mặt cảm xúc: câu 8.1 - Biểu hiện SNN ở hành vi, ứng xử: câu 8.2

* Đánh giá SNN :

- Tự đánh giá về nguyên nhân gây SNN ở bản thân: câu 9

Với 27 tiêu chí được đưa ra, khách thể sẽ lựa chọn phù hợp nhất với mình ở các mức độ (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên).

- Tự đánh giá về mức độ SNN của bản thân: câu 4 (đưa ra 5 mức độ đánh giá: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng, để khách thể đánh dấu phù hợp nhất với họ). Và thông qua thang đo DASS 42 câu hỏi để đánh giá một lần nữa mức độ SNN của người lao động.

* Phƣơng thức ứng phó SNN: câu 10 (gồm 23 tiêu chí được đưa ra, trong đó có cả tiêu chí tập trung vào giải quyết cảm xúc, và tiêu chí tập trung vào giải quyết vấn đề), để nhằm đánh giá các phương thức ứng phó với SNN của người lao động trên hai bình diện:

- Phương thức ứng phó tập trung vào cảm xúc - Phương thức ứng phó tập trung vào vấn đề

* Phƣơng thức phòng ngừa SNN: được thể hiện ở câu hỏi số 11, 12. Câu hỏi số 11: đề cập đến 14 tiêu chí để phòng ngừa SNN đề cho khách thể lựa chọn phù hợp với mình nhất dựa trên 5 mức độ từ không bao giờ đến rất thường xuyên.

* Tìm hiểu mối liên hệ giữa một số yếu tố và mối liên quan đến stress nghề nghiệp (yếu tố giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, có làm thêm không, nếu có thì khoảng thời gian ấy chiếm bao nhiêu trong quỹ thời gian cá nhân, công việc làm thêm có gây mệt mỏi, căng thẳng gì hay không…) câu 14.

* Cách xử lý phiếu điều tra:

- Đối với câu hỏi mở: Chúng tôi tổng hợp, mã hóa số liệu nhóm các câu hỏi vào những nhóm ý kiến tương đồng và tính phần trăm.

Các câu hỏi mở trong bảng hỏi gồm câu hỏi số 1, 2, 3, 6, 12. - Đối với những câu hỏi đóng: là những câu hỏi còn lại.

Những câu hỏi có 5 mức độ, điểm được tính như sau:

Không bao giờ: 1 điểm; Hiếm khi: 2 điểm; Thỉnh thoảng: 3 điểm Thường xuyên: 4 điểm; Rất thường xuyên: 5 điểm

Sau đó tính điểm trung bình của các câu này. Điểm trung bình được phân loại theo biên giới liên tục như sau:

Từ 1 đến 1,8: Chưa bao giờ Từ > 1,81 đến 2,6: Hiếm khi Từ > 2,61 đến 3, 4: Thỉnh thoảng Từ > 3,41 đến 4,2: Thường xuyên Từ > 4,21: Rất thường xuyên

2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Thu thập thông tin kỹ hơn về nội dung cần làm rõ. Phỏng vấn sâu trước khi làm bàng hỏi, để cụ thể hơn những nội dung cần khảo sát (sử dụng 7 câu hỏi).

Phòng vấn sâu những trường hợp bị stress để làm rõ những thông tin.

* Nội dung phỏng vấn sâu

+ Nguyên nhân cụ thể nào đã gây ra stress với khách thể + Yếu tố nào có tầm ảnh hưởng mạnh nhất

+ Nguyên nhân gây ra SNN ở người lao động trong ngành máy tính, máy in ở thâm niên công tác khác nhau là gì?

* Khách thể phỏng vấn sâu

+ Khách thể phỏng vấn để xây dựng bảng hỏi + Khách thể có stress

2.2.4. Phƣơng pháp trắc nghiệm bằng thang đo DASS 42

Phương pháp trắc nghiệm bằng thang đo Trầm cảm- lo âu- stress (DASS 42) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Thang đo gồm 42 câu hỏi, đánh giá về ba nội dung: trầm cảm, lo âu, stress, mỗi nội dung gồm 14 câu hỏi. Mỗi câu có 4 phương án trả lời tương ứng với số điểm:

0: Không đúng với tôi

1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng

2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Người lao động được yêu cầu đọc câu hỏi và khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng với tình trạng mà họ cảm thấy trong suốt 1 tuần vừa qua. Cách tính điểm: Cộng tổng điểm của 42 câu lại.

Bảng 2.1: Cách tính điểm thang đo DASS 42 [47]

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 – 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33 Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS phiên bản 20.0 với các thuật toán thông dụng để xử lý số liệu, cụ thể sử dụng các phép thống kê sau:

+ Tính phần trăm, tính tần xuất + Tính giá trị trung bình mean + Tính tương quan crosstab

2.2.6. Sơ lƣợc về một vài số liệu chung của khách thể nghiên cứu

Số phiếu phát ra là 200 phiếu, nhưng qua quá trình thu thập, làm sạch số liệu, còn 198 phiếu đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, số lượng khách thể của đề tài là 198 khách thể.

Bảng 2.2: Đặc điểm chung của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Nam(n= 123 ) Nữ (n = 75 ) Tổng số (n = 198) N % N % N % Tuổi Dưới 35 97 49,0 65 32,8 162 81,8 Trên 35 26 13,1 10 5,1 36 18,2 Trình độ học vấn THPT 11 5,6 0 0,0 11 5,6 Trung cấp 26 13,1 14 7,1 40 20,2 Đại học, CĐ 79 39,9 47 23,7 126 63,6 Sau ĐH 7 3,5 14 7,1 21 10,6 Nơi sống Thành thị 92 46,5 61 30,8 153 77,3 Nông thôn 31 15,7 14 7,1 45 22,7 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 85 42,9 39 19,7 124 62,6 Đã kết hôn 38 19,2 36 18,2 74 37,4 Đã ly thân/ly hôn 0 0 0 0 0 0

Chúng tôi phân chia độ tuổi trên 35 tuổi và dưới 35 tuổi. Vì theo một số thang đánh giá, tuổi thanh niên đánh dấu từ 18- 35 tuổi, sau 35 tuổi, sẽ bước vào tuổi trưởng thành. Những hoài bão, ước mơ, xu hướng, định hướng trong cuộc sống của những người trưởng thành cũng khác với những người thuộc độ tuổi thanh niên còn nhiều mơ mộng, hoài bão, nên chắc chắn sẽ có sự khác biệt đôi chút trong cách nghĩ, cách ứng xử của họ với những vấn đề mà hàng ngày họ gặp phải. Hơn nữa, khi con người ta càng trưởng thành, càng nhiều tuổi hơn, thì người ta càng chín chắn hơn, vậy ứng xử với stress của họ có chín chắn hơn, có trưởng thành hơn những người trẻ tuổi hay không.

Với nhóm nghiên cứu của đề tài, thì tỷ lệ thành thị ít hơn nông thôn, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Nam chiếm 62,1%, trong khi nữ chiếm 37,9%.

Trong nhóm khách thể nghiên cứu, không có ai thuộc đối tượng đã ly thân hoặc ly hôn.

Bảng 2.3: Đặc điểm công việc và số năm công tác Đặc điểm Nam(n=123) Nữ (n = 75) Tổng số(n=198 ) N % N % N % Công việc Giám đốc/ Quản lý 14 11,38 12 16 26 13,1 Trưởng phòng 0 0,0 10 13,3 10 5,1 Kế toán 13 6,6 7 3,5 20 10,1 NVKT 80 40,4 28 14,1 108 54,5 Bán hàng 16 8,1 18 9,1 34 17,2 Số năm công tác ≤ 1 năm 27 13,6 17 8,6 44 22,2 2- 5 năm 79 39,9 44 22,2 123 62,1 > 5 năm 17 8,6 14 7,1 31 15,7

Chúng tôi lựa chọn chia theo mốc 1 năm, 2- 5 năm, và trên 5 năm, bởi lẽ, số lượng khách thể làm việc được khoảng vài tháng tới 1 năm là 17 người, trong khi số lượng khách thể làm việc trong khoảng từ 2 năm tới 5 năm chiếm số lượng khá lớn so với nhóm: 79 người. Số người làm rải rác 2 năm là 15 người, 3 năm là 32 người, 4 năm là 21 người, 5 năm là 11 người, nếu cứ tính theo các mốc mỗi năm một thì hơi nhiều mốc, vì thế chúng tôi nhóm vào một nhóm khách thể là từ 2- 5 năm. Số người trên 5 năm thì ít hơn, 17 người. Trong số đó, người làm 6 năm: 2 người, 8 năm: 6 người; 10 năm: 3 người, 11 năm: 2 người; 12 năm: 4 người. Vì nhóm khách thể này cũng rải rác số lượng ít ở mỗi năm, nên chúng tôi cũng nhóm số lượng khách thể trên 5 năm lại thành 1 nhóm khách thể.

Nhóm giám đốc, quản lý: 26 người (chiếm 13,1% khách thể nghiên cứu). Nhóm này có thể vừa là quản lý, vừa là giám đốc, hoặc chỉ là đảm nhận một trong hai vai trò ấy.

Trưởng phòng: 10 người (chiếm 5,1 % khách thể nghiên cứu). Đôi khi trong những công ty liên quan máy tính, máy in sẽ chỉ có người quản lý chung mà không có trưởng phòng, nhưng có những công ty lại có trưởng phòng riêng, quản lý riêng, và ngược lại.

Nhóm nhân viên kế toán: Người có trách nhiệm thu công nợ, nhập, xuất hàng, đôi khi kiêm cả quản lý kho, nhóm này chiếm 10.1% với 20 người.

Bán hàng: chiếm số lượng khá đông trong khách thể nghiên cứu với 17,2 %. Nhóm nhân viên bán hàng có trách nhiệm trao đổi với khách hàng về sản phẩm, chất lượng, hay các tính năng sản phẩm. Nhóm này, theo một tên gọi khác là “nhân viên kinh doanh”, một nhóm quan trọng tạo nên sự trôi trảy cho các mặt hàng của công ty.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng stress nghề nghiệp của ngƣời lao động 3.1.1 Nhận thức về stress và stress nghề nghiệp

Với câu hỏi số 1: “Stress được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông, trên báo chí, vậy theo đánh giá chủ quan của mình, anh chị hiểu thuật ngữ stress ở mức độ nào?” Chúng ta thu được bảng kết quả sau:

Với 42 ý kiến cho rằng mình hiểu rất rõ thuật ngữ này (chiếm 21.2%); 110 ý kiến cho rằng mình vẫn còn hiểu lơ mơ (chiếm 55,6 %); và 46 ý kiến cho rằng mình không chắc chắn lắm về thuật ngữ này (chiếm 23,2%). Bảng 3.1 sau đây thể hiện rõ điều đó:

Bảng 3.1: Bảng tự đánh giá mức độ nhận thức về stress

Mức độ nhận thức về Stress Tổng số ( n = 198)

N %

1.1 Hiểu rất rõ 42 21,2

1.2 Hiểu lơ mơ 110 55,6

1.3 Không chắc chắn lắm 46 23,2

Như vậy, qua đánh giá chủ quan của chính nghiệm thể, họ hiểu về stress vẫn còn lơ mơ. Vì đôi khi, họ cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này, nên chúng ta có thể lý giải thực trạng này khá rõ ràng. Và thực tế cho thấy, khi yêu cầu họ định nghĩa về stress, thì đại đa số ý kiến chỉ nêu lên được sự “căng thẳng” ẩn chứa trong thuật ngữ stress. Mà vẫn chưa hiểu được sự sâu xa của nó, bởi lẽ, đôi khi stress không có những dấu hiệu căng thẳng, đôi khi những tác nhân đều đều cũng dẫn đến những stress ở con người.

Như vậy, mức độ hiểu biết về thuật ngữ stress của người lao động vẫn còn chưa chắc chắn, chưa hiểu lắm.

Muốn thuđược ý kiến về mảng nhận thức của người lao động về stress và stress nghề nghiệp, chúng tôi đã đưa ra hai câu hỏi số 2 và số 3 trong bảng hỏi, nhưng thực ra với các phương án trả lời của khách thể nghiên cứu, thường họ chỉ thêm mỗi chữ “trong nghề nghiệp/ trong công việc/ khi làm việc” đằng sau khái

niệm mà họ đưa ra khi giải thích stress là gì. Nên chúng tôi chỉ phân tích câu hỏi số 3, nhận thức về stress nghề nghiệp.

Khi đặt câu hỏi số 3: “Theo anh chị, stress nghề nghiệp là gì?”, chúng tôi thu được rất nhiều ý kiến trả thời theo cách hiểu khác nhau, nhưng chung quy lại, có ba nhóm ý kiến cơ bản nhất. Chúng tôi đã khu trú lại trong bảng 3.2:

Bảng 3.2 Nhận thức về stress nghề nghiệp của ngƣời lao động

Stress nghề nghiệp là Nam(n= 123 ) Nữ (n =75 ) Tổng số( n = 198)

N % N % N %

Những căng thẳng đầu óc khi làm việc

102 82,9 60 80,0 162 81,8 Phản ứng của cá nhân

trước áp lực môi trường công việc

9 7,3 6 8,0 15 7,6

Làm việc quá tải, mệt mỏi 12 9,8 9 12,0 21 10,6

Qua bảng trên đây, chúng ta nhận thấy một điều, sự hiểu biết của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn mơ hồ, hiểu vẫn còn chưa đầy đủ về thuật ngữ stress và thuật ngữ stress nghề nghiệp. Nhưng nhìn chung, họ hiểu được bản chất của stress (theo nghĩa mà bấy lâu nay vẫn thường được hiểu trên các trang mạng, trên các bài báo), đó là sự căng thẳng, là quá tải, là những phản ứng trước những áp lực của môi trường.

Tuy chưa đưa ra được một định nghĩa chuẩn và chung nhất về stress, nhưng chúng ta có thể nói, những người lao động này cũng hiểu sơ qua được về bản chất nổi trội của stress trong nhiều trường hợp, đó là sự căng thẳng, mệt mỏi, là quá tải.

Nhận thức về phƣơng thức ứng phó với SNN:

Với câu hỏi số 7, mỗi khi bị SNN, anh chị cảm thấy những phương thức ứng phó nào là tốt nhất với những stress ấy, chỉ với 7 phương thức lựa chọn được đưa ra, chúng ta đã thu được một bảng kết quả trả lời có và không với việc dùng các phương thức ấy hay là không dùng các phương thức ấy. Qua đây, cũng đánh giá được phần nào nhận thức của người lao động về các phương thức ứng

Bảng 3.3 Nhận thức về phƣơng thức ứng phó với stress nghề nghiệp

STT Nội dung Có (%) Không (%)

1 Không làm gì 30,8 69,2

2 Đi gặp bạn bè 46,0 54,0

3 Đi mua sắm, dã ngoại 14,6 85,4

4 Tìm nơi yên tĩnh suy ngẫm 22,2 77,8

5 Nghỉ việc vài hôm 17,7 82,3

6 Tập trung vào công việc 29,3 79,7 7 Tìm nguyên nhân và khắc phục 14,1 85,9

Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy, mức các phương thức tập trung vào vấn đề nhận được ít hơn sự lựa chọn, các phương thức tập trung vào cảm xúc như rủ bạn bè đi chơi, hay đi mua sắm, đã ngoại vẫn được lựa chọn ở mức cao hơn những phương thức khác. Với họ, không làm gì cả hoặc gặp gỡ bạn bè có ý nghĩa giải tỏa hơn là tập trung vào công việc hoặc tìm nguyên nhân và khắc phục nó.

Nhận thức của người lao động về các phương thức ứng phó, thì với họ, tập trung vào cảm xúc vẫn có ý nghĩa cao hơn, và hiệu quả hơn là tập trung vào vấn đề. Nhưng trên thực tế, phương thức tập trung vào cảm xúc là không triệt để, và chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ phương thức tập trung vào vấn đề mới có ý nghĩa triệt để và lâu dai, vì nó giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Đây cũng là điều mà chúng ta cần lưu tâm để hướng họ vào những phương thức ứng phó tập trung vào

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51)