Biểu hiện về cảm xúc:

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34)

Chúng ta đều đã biết rằng cảm xúc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân. Cảm xúc là yếu tố thúc đẩy, chỉ huy, hay chi phối, tác động đến những hành vi hay đánh giá của mỗi cá nhân. Chẳng thế mà tác giả Daniel Golemam đã có một cuốn sách viết rất hay về “trí tuệ xúc cảm”. Thực tế cho thấy, nếu stress ở mức độ vừa phải thì đó cũng là yếu tố tích cực tới cảm xúc của cá nhân, nó tạo cho cá nhân những hứng thú, những hưng phấn nhất định để “vượt qua” những trở ngại mà cá nhân gặp phải. Nhưng nếu mức độ stress nặng hơn, nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cảm xúc cá nhân: cá nhân có thể cảm thấy “đơn độc, tách biệt” với mọi người. Bởi lẽ khi những “tác nhân nguy hại” ấy diễn ra quá nhiều, và quá sức chịu đựng, thì điều ấy trở nên tồi tệ với cá nhân.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, yếu tố cảm xúc này chịu sự chi phối nhiều của chủ thể hơn là chịu sự chi phối của tác nhân kích thích [2 tr.22]. Điều này đúng, bởi lẽ, chủ thể là đối tượng tiếp nhận, nhận định sự “nguy hại” của tác nhân, nếu như chủ thể cảm thấy những tác nhân ấy là “bình thường”, thì sẽ không có stress diễn ra. Trong công việc, nếu có SNN, thì cá nhân sẽ có những cảm xúc nhất định, hoặc là cảm thấy cô độc, mọi người xa lánh, hoặc cảm thấy không thể chịu đựng được, hoặc cảm giác như muốn chạy chốn khỏi tác nhân đó… điều này cũng tùy vào sự “cảm nhận” về tác nhân ấy của chủ thể diễn ra như thế nào.

Theo tác giả Tô Như Khuê, cảm xúc của con người có thể chia làm ba mức độ: Bình tĩnh (là khi vẻ mặt ít thay đổi, biểu hiện sẵn sàng hành động, quyết đoán..); Xúc động (các thay đổi biểu hiện căng thẳng rõ, ít nhiều lúng túng, môi mấp máy, mắt mở to, chớp chớp…); Xúc động mạnh (vẻ mặt lúng túng, nhăn nhó, hoảng hốt…) [dẫn theo 2 tr.22].

Một phần của tài liệu Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34)