Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực lõi để xác định lợi thế cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) (Trang 31)

của doanh nghiệp

Các yếu tố hình thành lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia làm 3 cấp độ: 1) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn lực và năng lực, thể hiện qua nguồn vật lực (máy móc thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng), nhân lực, tài lực và khả năng quản lý của doanh nghiệp; 2) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, thể hiện sản phẩm, dịch vụ độc đáo, sáng tạo, có chất lượng tốt hơn, rẻ hơn và đáp ứng kịp thời hơn đối thủ cạnh tranh; 3) Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Quy mô hoạt động, thị phần chiếm lĩnh, hình ảnh, danh tiếng, khả năng sinh lời… của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn lực và năng lực sẽ có điều kiện tạo ra sản phẩm, dịch vụ độc đáo, sáng tạo, có chất lượng tốt hơn, rẻ hơn và đáp ứng kịp thời hơn đối thủ cạnh tranh. Như vậy sẽ có cơ hội tạo ra quy mô hoạt động và thị phần chiếm lĩnh cũng như hình ảnh, danh tiếng lớn lơn đối thủ cạnh tranh. Từ đó có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn để phát triển bền vũng (xem Hình 1.2).

Hình 1.2: Quan hệ giữa các loại lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp 1.2.1. Các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp

1.2.1.1.Phương tiện, công nghệ và cơ sở hạ tầng

Phương tiện, công nghệ và cơ sở hạ tầng là nguồn lực vật chất của doanh nghiệp. Nó bao gồm các hệ thống như nhà máy, máy móc và thiết bị, các trung tâm hậu cần, các vị trí địa lý, hệ thống công nghệ thông tin, mạng truyền thông... Đây là một nguồn lực và phương tiện trực tiếp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doianh nghiệp. Vì vậy nó là 1 yếu tạo năng lực cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp. Nội dung phân tích phương tiện, công nghệ và cơ sở hạ bao gồm: Máy móc thiết bị, công suất và công nghệ (tự động hoá, vận hành, tính linh hoạt…); Nhà máy (qui mô, vị trí, thời gian hoạt động…); Qui trình (tính đặc thù, linh hoạt) …

1.2.1.2. Nguồn lực tài chính

Tài chính là chỉ tiêu lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Một tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị và các nguồn lực khác. Từ đó thiết lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình. Các chỉ tiêu cần đánh giá Nguồn lực tài chính bao gồm: Nguồn vốn, tài sản và vốn chủ sở hữu; khả năng thanh toán; khả năng huy động vốn và tài trợ vốn…

1.2.1.3. Nguồn nhân lực

Con người là chủ thể của mọi hoạt động. Ngày nay khi mà hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng cao, đồng nghĩa với nó là nhân lực được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư cho nguồn lực này mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực này càng tốt khả năng cạnh tranh càng cao. Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực đánh giá qua các yếu tố như: Số lượng lao động; Cơ cấu lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề; Mức độ ổn định; Chính sách bố trí và luân chuyển nhân sự; Chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn

nhân lực (tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, đào tạo và phát triển, hệ thống đánh giá khen thưởng); Hệ thống tuyển dụng…

1.2.1.4. Năng lực quản lý

Năng lực quản lý phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Các khả năng này được thể hiện trong quá trình quản lý của tổ chức, quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nói một cách chung nhất, khả năng của một tổ chức là sản phẩm của cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát. Các khả năng này không hẳn thuộc về các cá nhân mà chủ yếu là theo cách các cá nhân tương tác, hợp tác với nhau và ra quyết định trong hoàn cảnh và bối cảnh của một tổ chức. Để phản ánh năng lực quản lý của doanh nghiệp người ta thường phản ánh cấu trúc hay cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và phân quyền, nhà lãnh đạo và quản trị, hệ thống thông tin quản lý...

Cơ cấu tổ chức và phân quyền trong trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp đã thực hiện những tái cấu trúc chủ yếu dẫn tới việc đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp năng động hơn, ít tầng nấc quản lý chung gian. Qua nhiều tầng nấc trung gian quản lý có thể cản trở các nhà quản trị cấp cao trong việc quan tâm tới những ý tưởng mới và hệ thống phê chuẩn phức tạp có thể làm chậm việc ra quyết định, có khi là quá muộn cho những hành động có hiệu quả.

Nhà lãnh đạo và những nhà quản trị là đầu tàu định hướng cho doanh nghiệp. Các quyết định của họ đạo chính xác, hiệu quả, kịp thời và khoa học là nguồn lực lớn cho doanh nghiệp. Yếu tố này luôn gắn chặt với yếu tố nhân lực và văn hóa của Doanh nghiệp. Năng lực của nhà lãnh đạo và nhà quản trị thể hiện qua: Trình độ người quản lý và lãnh đạo; Tầm nhìn và hình ảnh; Mức độ chấp nhận rủi ro; Khả năng gắn kết các giá trị riêng lẻ tạo nên chuỗi giá trị cho Doanh nghiệp; Gần gũi và chia sẻ; Có phong cách lãnh đạo phù hợp… Nhà lãnh đạo và quản trị tỏ ra uy quyền trong các quyết định của mình bằng tín hiệu quả, trên cơ sở có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, tạo ra một cơ chế thúc đẩy và công nhận giá trị.

Hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ cho việc quản lý có hiệu quả. Nó bao gồm: Hệ thống thu thập thông tin bên trong, bên ngoài, hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin... Các hệ thống này giúp doanh nghiệp có được thông tin kịp thời, chính xác để ra các quyết định và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

1.2.2. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, dịch vụ có thể đạt được theo nhiều cách, như hoạt động marketing tốt hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn...

1.2.2.1. Hoạt động marketing

Các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: hỗn hợp sản phẩm, giá cả, yểm trợ và các kênh phân phối. Phụ thuộc vào phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn, cũng như sự phức tạp của quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể quyết định có hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp (nhiều chủng loại hay ít chủng loại). Giá cả mà doanh nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của mình đo lường mức giá trị mà doanh nghiệp đã tạo ra cho khách hàng. Đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào để thành công nó phải được yểm trợ với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì đóng gói, quảng cáo và việc sử dụng sáng tạo những phương tiện thông tin. Cuối cùng, có rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến những khách hàng mục tiêu của nó. Những vấn đề này bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng của các nhà phân phối so với lực lượng bán hàng trực tiếp và việc xác định vị trí của các điểm bán lẻ.

1.2.2.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Tác động của chất lượng sản phẩm đến lợi thế cạnh tranh mang tính hai mặt. Thứ nhất, việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao tạo nên uy tín cho thương

hiệu những sản phẩm của công ty. Điều này cho phép công ty có thể bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn.

Thứ hai, chất lượng cao dẫn đến hiệu suất cao. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian hao phí để chỉnh sửa lỗi và khuyết điểm của sản phẩm cũng như giảm các dịch vụ phụ thêm. Điều này dẫn đến việc giảm tiêu hao nhân lực và tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm

1.2.2.3. Dịch vụ sản phẩm

Các nhà quản trị đánh giá ngày càng cao dịch vụ khách hàng và xem nó như là một trong những hoạt động giá trị quan trọng nhất của công ty. Dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động như lắp đặt sửa chữa, huấn luyện khách hàng, cung cấp các linh kiện, bộ phận, và điều chỉnh sản phẩm, cũng như sự nhã nhặn và nhanh chóng đáp ứng với những khiếu nại và yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều ngành của công nghiệp, nơi các sản phẩm lần đầu tiên được tung ra thị trường đòi hỏi chi tiêu một khối lượng lớn về tiền và huấn luyện khách hàng đặc biệt, nhu cầu cho dịch vụ khách hàng tuyệt hảo có thể tạo ra rào cản xâm nhập to lớn.

1.2.3. Vị thế trên thị trường của doanh nghiệp

Vị thế trên thị trường phản ánh vị trí và thế mạnh thị trường của công ty đối với các hoạt động mà công ty tham gia trong những thị trường nhất định. Vị thế thị trường được xác định bởi các chỉ tiêu như phạm vị hoạt động và thị phần (dẫn đầu thị trường), khả năng thay đổi thị phần, kết quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh, uy tín và hình ảnh của công ty đối với công chúng và khách hàng….

1.2.3.1. Phạm vi hoạt động và thị phần

Phạm vi hoạt động và thị phần là một chỉ tiêu đánh giá năng lực và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động và thị phần càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi thế kinh tế về quy mô để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Thị

phần được đo bằng tỷ số giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của của toàn thị trường về cùng một loại sản phẩm, dịch vụ . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3.2. Kết quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh

Kết quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp phản ánh về cơ cấu sản phản phẩm dịch vụ, quy mô về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và mức độ tăng trưởng về các yếu tố này cùng các chỉ số về hiệu quả kinh doanh như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROR); Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (ROC), Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ số này cho biết khả năng sinh lời trên 1 đồng doanh thu, chi phí, tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.2.3.3. Hình ảnh, uy tín và thương hiệu

Hình ảnh, uy tín và thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt hay rõ nét cho doanh nghiệp trong con mắt khách hàng và công chúng. Nó có thể là một tên gọi, một từ hay cụm từ, một biểu tượng (logo), cảm xúc… hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố trên được ghi nhận trong tâm trí của công chúng và khách hàng. Doanh nghiệp có hình ảnh, uy tín và thương hiệu tốt sẽ được khách hàng lựa chọn và tăng được năng lực cạnh tranh của mình.

1.3 Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.1.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như quy mô và độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, của các vùng, các ngành cũng như các yếu tố về lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Môi trường kinh tế tác động đến 2 khía cạnh chính là cầu thị trường và chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Tăng trưởng của nền kinh tế tác động rất lớn đến điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế là động lực, yếu tố sống còn để kích thích các doanh nghiệp phát triển.

Tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược.

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các nước khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá cả của các mặt hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc hoàn toàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán.

1.3.1.2. Môi trường dân số

Cùng với môi trường kinh tế, môi trường dân số là những một yếu tố rất quan trọng trong môi trường vĩ mô. Những khía cạnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số; Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng... Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin của môi trường dân số cũng cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối, quảng cáo, nguồn nhân lực... Vì vậy

có thể tóm lược tác động của môi trường dân số đến hoạt động của doanh nghiệp trên 2 khía cạnh chính là: cầu thị trường (quy mô tiêu dùng) và nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp.

1.3.1.3. Môi trường chính trị và pháp luật

Môi trường chính trị, pháp luật bao gồm hệ thống pháp luật hiện hành; hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, công cụ và cơ chế điều hành của của Nhà nước; các xu hướng chính trị ngoại giao; những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới…

Môi trường chính trị và pháp luật tạo nên hành lang pháp lý và các chính sách cho hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, ngành nghề phương thức kinh doanh... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ thuế suất... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do Nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh

1.3.1.4. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vi mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục tập quán, truyền

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) (Trang 31)