công nghệ phù hợp của các phương tiện; sự hiện đại và khả năng đáp ứng những công việc lắp đặt, bảo hành, bảo trì cho khách hàng.
2) Nguồn lực tài chính, thể hiện qua: Nguồn vốn lớn, khả năng thanh toán cao để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển.
3) Nguồn nhân lực, thể hiện qua: Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm; Doanh nghiệp có chính sách đào tạo, phát triển và đãi ngộ tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của công ty SCTV Lý thuyết các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ
truyền hình cáp Thảo luận
với các chuyên gia
4) Tổ chức và quản lý, thể hiện qua: Tổ chức bộ máy phù hợp; bộ máy quản lý rõ ràng và linh hoạt.
4) Sản phẩm, dịch vụ đáp ứng dịch vụ truyền hình cáp, thể hiện qua: Sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ; khả năng đáp ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng.
5) Thị trường và hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua: Phạm vi hoạt động và khả năng chiếm lĩnh thị trường ở Việt nam; Khả năng kinh doanh hiệu quả để phát triển bền vững.
6) Thương hiệu, thể hiện qua: Tên tuổi và thương hiệu được khách hàng tin cậy và lựa chọn.
Qua kết quả thảo luận nhóm với 14 chuyên gia trong ngành truyền hình cáp (danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận xem Phụ lục số 3), tác giả xác định được 11 tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ truyền hình cáp ở Việt nam, bao gồm:
1) Chất lượng đường truyền. 2) Sự đa dạng của chương trình.
3) Phí thuê bao. 4) Dịch vụ bảo trì. 4) Dịch vụ bảo trì. 5) Thương hiệu.
6) Sự phù hợp về văn hóa vùng miền. 7) Công nghệ.
8) Năng lực Marketing. 9) Mạng lưới (Độ phủ). 10) Hình thức thanh toán .
11) Mối quan hệ các chương trình độc quyền, nổi tiếng.
2.3.4. Đánh giá thông qua ý kiến của chuyên gia
Ngoài nghiên cứu định tính ở mục 2.3, năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV so với các đối thủ cạnh tranh (Công ty Truyền hình cáp HTVC,VTVcab,VSTV (K+) và AVG dịch vụ truyền hình cáp ở Việt nam) còn
được đánh giá qua khảo sát ý kiến của 15 chuyên gia trong ngành truyền hình cáp (danh sách các chuyên gia khảo sát xem Phục lục 5)
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy mức độ quan trọng (% ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh) của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV theo thứ tự sau: Có 5 yếu tố chiếm 10% là: 1) Chất lượng đường truyền.; 2) Sự đa dạng của chương trình; 3) Phí thuê bao; 4) Dịch vụ bảo trì; 5) Công nghệ. Có 2 yếu tố chiếm 9% là: 1) Sự phù hợp về văn hóa, vùng miền; 2) Năng lực Marketing. Có 4 yếu tố chiếm 8% là:1)Thương hiệu; 2 Mạng lưới (Độ phủ) ; 3) hình thức thanh toán; 4) Mối quan hệ các chương trình độc quyền, nổi tiếng.
Kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia cho thấy đánh giá về năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV về dịch vụ truyền hình cáp ở Việt nam (2,51/4 điểm), tiếp theo là VSTV (K+) (2,02/4 điểm), tiếp theo là AVG (1,99/4 điểm), tiếp theo là VTVcab (1,66/4 điểm) và cuối cùng là các HTVC (1,39/4 điểm) do diện phủ sóng chưa được mở rộng , nội dung chương chưa được đa dạng. Trong đó, các yếu tố công ty SCTV có năng lực cạnh tranh trên trung bình (2,5 điểm) cao nhất trong đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là: 1) Chất lượng đường truyền; 2) Sự đa dạng của chương trình; 3) Thương hiệu; 4) Công nghệ;. Các yếu tố là dưới trung bình (2,5 điểm) cao nhất trong đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là: 1) Phí thuê bao; 2) Dịch vụ bảo trì; 3) Sự phù hợp về văn hóa vùng miền; 4) Năng lực Marketing; 5) Mạng lưới (Độ phủ), 6) Hình thức thanh toán; 7) Mối quan hệ các chương trình độc quyền, nổi tiếng.(xem Bảng 2.8).
Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
Truyền hình trả tiền SCTV HTVC VTVCab VSTV(K+) AVG
Số Thứ tự Các yếu tố Tầm quan trọng Ðánh Giá xếp hạng Tổng Ðiểm Ðánh Giá xếp hạng Tổng Ðiểm Ðánh Giá xếp hạng Tổng Ðiểm Ðánh Giá xếp hạng Tổng Ðiểm Ðánh Giá xếp hạng Tổng Ðiểm 1 Chất lượng đường truyền 0.10 4 0.41 2 0.20 2 0.20 3 0.31 1 0.10 2
Sự đa dang của
chương trình 0.10 4 0.41 2 0.20 3 0.31 3 0.31 3 0.31 3 Phí thuê bao 0.10 1 0.10 1 0.10 1 0.10 1 0.10 1 0.10 4 Dịch vụ bảo trì 0.10 2 0.20 1 0.10 1 0.10 1 0.10 2 0.20 5 Thương hiệu 0.08 3 0.25 2 0.17 2 0.17 2 0.17 2 0.17 6 Sự phù hợp về vãn hóa vùng miền 0.09 2 0.17 1 0.09 1 0.09 1 0.09 2 0.17 7 Công nghệ 0.10 4 0.41 2 0.20 2 0.20 3 0.31 3 0.31 8 Nãng lực marketing 0.09 2 0.18 1 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 9 Mạng lưới (Ðộ phủ) 0.08 3 0.23 1 0.08 2 0.15 2 0.15 4 0.31 10 Hình thức thanh toán 0.08 1 0.08 1 0.08 1 0.08 1 0.08 1 0.08 11
Mối quan hệ với các chương trình truyền hình độc quyền/ nổi tiếng 0.08 1 0.08 1 0.08 1 0.08 3 0.24 1 0.08 Tổng cộng 1.00 2.51 1.39 1.66 2.02 1.99 Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 8
2.4 Nhận định các điểm mạnh và điểm yếu về năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV.
Thông qua phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV ở mục 2.2 và đánh giá năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ở mục 2.3 có thể rút ra những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần cải thiện của công ty SCTV
2.4.1 Điểm mạnh
1) Tiên phong trong lĩnh vực truyền hình cáp: SCTV là công ty “Tiên phong trong công nghệ, dẫn đầu trong đổi mới của ngành truyền hình cáp Việt Nam
2) Thương hiệu mạnh trên 22 năm trên thị trường: SCTV ra đời từ 1992, Sau 22 năm xây dựng và phát triển SCTV đã trở thành mạng truyền hình cáp hàng đầu Việt nam về chất lượng, tiện ích và dịch vụ
3) Công nghệ vượt trội: Đã triển khai mạng 1GHz là công nghệ mới nhất đầu tiên tại Việt Nam tại hầu hết các thành phố lớn, triển khai hệ thống lưu trữ và VOD trên mạng cáp. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm đáp ứng lộ trình quy hoạch số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình của Thủ tướng chính phủ. Hướng tới năm 2015 số hóa trên toàn địa bàn TP, HCM, Hà Nội và các thành phố lớn
4) Chương trình đa dạng, nội dung phong phú, nhiều kênh: Hiện nay SCTV đã triển khai trên mạng cáp của SCTV 18 kênh truyền hình trong đó có 17 kênh HD do SCTV tự sản xuất. Nội dung các kênh này đáp ứng tính chất văn hóa vùng miền và mang tính chuyên biệt cao. SCTV cũng đã có hơn 30 kênh HD và trong tương lai sẽ càng tăng số lượng kênh HD.
5) Nhân lực giỏi , giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình, cơ sở hạ tầng tốt: có đội ngũ kỹ thuật am hiểu trong công tác bảo hành, bảo trì. Bên cạnh đó công ty SCTV còn có đội ngũ chuyên gia có năng lực và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình cáp.
6) Giá cạnh tranh, phù hợp nhiều phân khúc thị trường (trên 2 triệu thuê bao): Công ty đã xây dựng mức giá linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng (doanh nghiệp, hộ gia đình, cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà cho thuê,...), theo từng khu vực (nội thành, ngoại thành,...)
7) Khai thác đa dịch vụ trên 1 hạ tầng, hội tụ truyền thông, viễn thông: Công ty SCTV đã triển khai game chơi cờ, đang triển khai mua bản quyền game từ Công ty CJ và chờ các chính sách quy định mới của Nhà nước về quản lý game, sau đó sẽ triển khai đại trà. Tính đến cuối năm 2012, SCTVnet đã vươn lên vị trí thứ 4 tại Tp.HCM và thứ 5 trong cả nước về dịch vụ Internet và phấn đấu đến năm 2015 trở thành nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam. Công ty đã triển khai dịch vụ cổng điện tử SCTV và Khai thác dịch vụ SCTV Fone.
2.4.2 Điểm yếu
1) Độ bao phủ hạn chế ở những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo: Tính đến cuối năm 2013, SCTV đã triển khai mạng cáp được trên 40 tỉnh thành trên cả nước, nhưng mạng cáp chủ yếu đầu tư mới tập trung vào khu vực đô thị , nơi tập trung đông dân cư. Trong khi đó Việt Nam có trên 60% dân số tập trung ở khu vực nông thôn – thị trường rất giàu tiềm năng đang còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, công ty SCTV cần sớm xây dựng phương án đầu tư vào khu vực này.
2) Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng đều: cơ sở hạ tầng mạng cáp chưa phát triển đồng đều ở các địa bàn xa
3) Chưa tự chủ trong chương trình: Công ty SCTV đầu tư mua nhiều chương trình mới với nội dung hấp dẫn nhằm đa dạng chương trình trên chuyên kênh SCTV, thu hút khách hàng cũng như thực hiện đúng cam kết với khách hàng khi thực hiện dự án tăng giá thuê bao hàng tháng.
4) Chưa tự chủ trong sản xuất vật tư, thiết bị....phục vụ cho phát triển mạng lưới: Hiện tại công ty đang phải mua vật tư, thiết bị cho công tác phục vụ bảo hành, bảo trì, lắp đặt , mở rộng mạng cáp từ các đơn vị khác trong, ngoài nước và nhiều
khi không cung cấp đủ hàng hóa, vật tư, thiết bị cho toàn công ty, dẫn đến ảnh hưởng công việc kinh doanh của công ty
2.5 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại công ty SCTV. ty SCTV.
2.5.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.5.1.1 Môi trường kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế: Những bất ổn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP trong quí 3/2013 đạt mức tăng (5,14%) khá hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2012. Tổng cầu được cải thiện nhưng còn khá yếu. Theo đó, cầu tiêu dùng đã có xu hướng tăng dần qua từng tháng nhưng vẫn ở mức tương đối yếu. Sản xuất của nền kinh tế có xu hướng cải thiện nhưng chậm, doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng trong việc mở rộng sản xuất khi các điều kiện thị trường chưa thực sự thuận lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước.
Về lạm phát : Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê: chỉ số lạm phát năm 2013
là 6,9% không cao hơn so với năm 2012 (6,81%) cho thấy lạm phát cơ bản được kiểm soát trong một thời gian khá dài và ổn định quanh mức 7% là những tín hiệu tích cực tạo nền tảng cho sự ổn định lạm phát trong trung hạn.
Về lãi suất: Nguồn cung vốn từ các ngân hàng hiện đang dồi dào nhưng khả năng hấp thụ vốn từ nền kinh tế lại rất thấp do các doanh nghiệp cần vốn đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi vì tỉ lệ nợ xấu và tồn kho cao. Mức lãi suất cho vay từ 11% đến 13%/năm vẫn còn cao với đa số các doanh nghiệp trong giai đọan hiện nay. Chính vì vậy, công ty SCTV cần cân đối nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh ở mức hợp lý để giảm áp lực trả nợ vay.
Về thu nhập bình quân đầu người: Nếu năm 2006, GDP trên đầu người của Việt Nam chỉ khoảng trên 700 USD thì đến năm 2009, GDP trên đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 1.000 USD. Với mức thu nhập này, năm 2011 Việt Nam đã lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo. Khi thu nhập của người dân ngày một
cải thiện thì nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có sử dụng dịch vụ truyền hình cũng tăng. Đây là một nhân tố có ảnh hưởng rất tích cực đến lĩnh vực truyền hình trả tiền nói chung và cho SCTV nói riêng.
2.5.1.2.Môi trường chính trị pháp lý
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Rào cản gia nhập thị trường viễn thông xuất phát từ chính sách của Nhà nước Việt Nam đã được đánh giá là cao.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sắp xếp lại thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Một trong những giải pháp sẽ được triển khai trong năm 2014 là: Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo hướng có chọn lọc cho các doanh nghiệp có khả năng truyền dẫn phát sóng, đã có hạ tầng mạng truyền dẫn rộng khắp và có quy mô và năng lực đầu tư đáng kể, có khả năng đầu tư dịch vụ đến cả các khu vực khó khăn để từng bước cân bằng diện phủ dịch vụ giữa nông thôn và thành thị. Chính phủ đã phê duyệt chủ trương quy họach số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình. Theo đó, từ ngày 1/1/2021, các hệ thống truyền hình tại Việt Nam sẽ chuyển sang công nghệ truyền hình số. Đây cũng chính là lợi thế của Công ty SCTV ở những thị trường đã triển khai phủ sóng.
2.5.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội
Dân trí được cải thiện, đời sống người dân được nâng cao cùng những thay đổi nhanh chóng do tiến trình hội nhập mang lại đã đặt ra áp lực rất lớn cho ngành truyền hình nói chung và cho công ty SCTV nói riêng. Hành vi tiêu dùng sản phẩm truyền thông cũng bị chi phối bởi các yếu tố: tâm lý, văn hóa, vùng miền, độ tuổi, nghề nghiệp, hòan cảnh kinh tế, phong cách sống phù hợp với quy luật thị trường. Khách hàng xem truyền hình ngày nay có hiểu biết tốt hơn, có kinh nghiệm và có nhiều chọn lựa để sử dụng các sản phẩm dịch vụ truyền thông – một xu thế tất yếu
phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Nắm bắt kịp thời những yếu tố này để thay đổi và phát triển cho phù hợp với xu hướng thị trường là một trong những việc quan trọng mà công ty SCTV cần phải ưu tiên quan tâm hàng đầu. Việt Nam là một nước đông dân, khoảng gần 90 triệu dân, theo số liệu của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương ước tính hiện có khoảng 5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền trên hơn 20 triệu hộ gia đình - mới chiếm 25% thị trường. Điều này cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng cho ngành dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung và Công ty SCTV nói riêng.
2.5.1.4 Môi trường công nghệ
Truyền hình tại Việt Nam đang từng bước hòa vào dòng chảy số hóa mạnh mẽ của công nghệ truyền hình trên thế giới. Xu hướng tất yếu của số hóa và nhu cầu thưởng thức mới của người xem buộc các Đài Truyền hình phải thay đổi để phục vụ khách hàng tốt hơn. Cụ thể như công nghệ truyền hình độ phân giải cao HDTV, siêu cao Super HDTV, truyền hình nổi 3D...
Xu hướng công nghệ đối với mạng HFC: Với khả năng truyền dẫn cao, cho phép các nhà mạng Truyền hình cáp có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ truyền dẫn viễn thông, truyền hình và các dịch vụ giải trí. Các dịch vụ kỹ thuật số giúp cho các nhà mạng thu được nhiều tiền hơn từ túi khách hàng. Tại các thành phố lớn, khi tốc độ phát triển thuê bao chậm dần và đạt đến độ bão hòa, thì đa loại hình dịch vụ sẽ là vũ khí chính để các nhà mạng tăng doanh thu và lợi nhuận. Xu hướng này đang diễn ra rất mạnh mẽ tại châu Á. Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ đã làm cho các dịch vụ Truyền hình cáp và phát thanh tương tự dần bị thay thế bởi các dịch vụ truyền hình số, ngày nay hầu như tất cả các dịch vụ số đều có thể được cung cấp bởi các nhà Truyền hình cáp.
Các dịch vụ có thể là:
- Dịch vụ truyền hình độ phân giải cao - Dịch vụ truyền hình tương tác
- Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu - Dịch vụ điện thoại
- Dịch vụ truyền hình 3D