Tác động của việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trƣờng 1 Đối với nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 34)

1.3.1. Đối với nhà trƣờng

Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường có tác động vô cùng quan trọng :

Thực hiện quy chế dân chủ sẽ nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường. Không phải ai cũng hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì đối với tập thể. Nếu không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với tập thể, cá nhân sẽ thụ động lệ thuộc vào tập thể, nhiều khả năng, tiềm năng của cá nhân không được phát huy, mỗi con người sẽ thu về với những phạm vi cá nhân nhỏ hẹp. Vì vậy khi mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên ý thức được quyền làm chủ của mình, tính tự nguyện tự giác thực hiện nghĩa vụ được giao, ý thức về nhà trường, vì xã hội được nâng cao. Cán bộ giáo viên, công nhân viên thẳng thắn phê bình, góp ý cho Ban giám hiệu, cho Chi bộ, cho đảng viên; thông cảm, thấy được sự vất vả của lãnh đạo nhà trường và ngược lại. Quy chế dân chủ thực hiện tốt không những hạn chế được tiêu cực mà còn khơi dậy được tính đoàn kết tập thể sư phạm, tạo ra không khí phấn khởi, giúp cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học.

Nếu thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ phát huy được tiềm năng trí tuệ, cũng như tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Vì vậy nó có tác động tốt tới công tác

31

nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đặc biệt là cuộc vận động ''Hai không''- tức là nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, đã góp phần quan trọng trong giữ vững trật tự, kỷ cương dạy và học.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT sẽ phát huy được quyền

làm chủ của cán bộ giáo viên, công nhân viên và của người học. Thông qua những quy định cụ thể làm cho người dạy và người học có ý thức, có khả năng, có trách nhiệm và nhất là có điều kiện tham gia vào các công việc chung của nhà trường, khắc phục lối suy nghĩ và làm việc phần nhiều chỉ biết đến lợi ích riêng, lợi ích cá nhân. Thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong trường học, thầy cô giáo và học sinh được làm chủ trong thực tế, tìm thấy lợi ích thiết thân của mình trong lợi ích chung của nhà trường và xã hội; gắn lợi ích cá nhân với tập thể; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Trong những năm qua, việc thực hiện cuộc vận động ''Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo'' đội ngũ nhà giáo và cán bộ các trường THP đã từng bước ý thức đầy đủ vai trò gương mẫu và trách nhiệm của mình, nêu cao vai trò làm gương trước cộng đồng và xã hội. Thông qua cuộc vận động, nhiều việc tốt dược thực hiện, nhiều tấm gương tốt được nhân lên, nhiều nhà giáo mẫu mực là gương tiêu biểu đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường. Đội ngũ nhà giáo đã không ngừng học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác, giảng dạy, chú trọng nâng cao trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đào tạo. Nhiều nhà giáo đã khắc phục khó khăn, tranh thủ cơ hội, tận dụng các hình thức học tập để nâng cao trình độ bằng hình thức tự học đa dạng, phong phú.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học sẽ khơi dậy tiềm năng trí

32

nhà trường và toàn xã hội để phát triển giáo dục. Bác Hồ đã chỉ ra: ''Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân (...). Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[25,tr.698]. Bác Hồ cũng nhấn mạnh, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Bác luôn tìm mọi cách để làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Tư tưởng ấy là nền tảng cho chúng ta xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của thầy cô giáo, của những người làm giáo dục, của gia đình và toàn xã hội vào sự nghiệp trồng người.

Cán bộ giáo viên, công nhân viên sinh hoạt và làm việc trong nhà trường, khi họ được tự chủ thì mọi công việc trong nhà trường được giải quyết đến nơi đến chốn. Ngược lại, cán bộ giáo viên, công nhân viên không thông không thấy được đó là công việc của chính mình thì mọi công việc của nhà trường sẽ trì trệ, nảy sinh tâm lý cha chung không ai khóc. Quy chế dân chủ ở trường học đã đưa ra cách tổ chức và cơ chế thích hợp để phát huy mọi tiềm năng, sự suy nghĩ, óc sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường và các nguồn lực khác để phát triển giáo dục.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường học sẽ tăng cường kỷ

cương, nề nếp, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Dân chủ và kỷ cương là hai mặt thống nhất biện chứng với nhau. Có dân chủ, ý thức pháp luật của người dạy, người học được nâng cao thì kỷ cương trong nhà trường trở nên vững chắc. Đồng thời, kỷ cương pháp luật được nghiêm minh mới đảm bảo cho quyền làm chủ của người dạy, người học được thực thi. Nó hoàn toàn đối lập với những ai lợi

33

dụng dân chủ để phá vỡ kỷ cương, để sống theo lối sống tự do vô chính phủ, bất chấp pháp luật. Các hiện tượng tiêu cực trong quá trình dạy học; trong sử dụng tài sản, tài chính, trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá...đã không xảy ra. Thực hành dân chủ, theo tinh thần của Quy chế dân chủ cơ sở, là dân chủ trên cơ sở của những quy định có tính pháp lý hay là dân chủ trên cơ sở của pháp luật. Mặt khác, Quy chế dân chủ cơ sở với tính cách là những văn bản có tính pháp lý lại trở thành công cụ, phương tiện để thực hành dân chủ. Khi có sự kết hợp hài hoà giữa dân chủ và kỷ cương trong nhà trường thì các cấp chính quyền phát huy tốt vai trò quản lý của mình . Ban giám hiệu các cơ sở trường học đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình điều hành mọi hoạt động của nhà trường, trên cơ sở đó đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục trong nhà trường.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường sẽ xây dựng được niềm tin và mối quan hệ chặt chẽ giữa cán bộ giáo viên, công nhân viên với cấp uỷ Đảng và Chính quyền, với học sinh và phụ huynh học sinh. Trong nhà trường, Ban giám hiệu, chi bộ Đảng, Công đoàn đại diện quyền làm chủ của cán bộ giáo viên, công nhân viên, lãnh đạo và tổ chức các hoạt động của nhà trường để thực hiện nhiệm vụ của năm học. Trong đó Quy chế dân chủ đòi hỏi Ban Giám hiệu, chi bộ Đảng biết được như thế nào là thực hiện dân chủ đối với cán bộ giáo viên, công nhân viên, với học sinh. Người dạy và người học được biết những gì, được bàn những gì, được làm những gì và kiểm tra những gì. Điều đó buộc lãnh đạo nhà trường phải theo sát và lắng nghe ý kiến của người dạy và người học. Mặt khác, lãnh đạo biết gương mẫu và biết thu hút người dạy, người học tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn những hành vi quan liêu, hách dịch, tham nhũng của cán bộ, tạo ra niềm tin của cán

34

bộ giáo viên công nhân viên với lãnh đạo nhà trường, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của chi bộ, sự điều hành của Ban Giám hiệu.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)