Các bƣớc tổ chức triển kha

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 53)

Việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở là việc vừa tiếp nối những việc đã làm, và song song với đó là phải có những việc làm mới, phù hợp với tình hình thực tế. Chính bởi lẽ đó cần phải có những bước đi thật vững chắc theo đúng phương châm của Bộ Chính trị, làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt. Hiệu quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học phụ thuộc trước hết ở sự nhận thức và triển khai một cách nghiêm túc của cấp uỷ, của Ban giám hiệu nhà trường. Thực tế cho thấy, nếu Ban giám hiệu trường nào nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc triển khai Quy chế dân chủ vào nhà trường, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, các bước của việc triển khai Quy chế dân chủ thì trường đó phát huy được vai trò làm chủ của cán bộ giáo viên-công nhân viên, xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học.

Đưa Quy chế dân chủ vào trong trường học ở huyện Chương Mỹ được triển khai theo những văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Quy chế dân chủ. Cụ thể, đó là các văn bản sau:

- Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH khoá X, ngày 30/8/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

50

- Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Thông tư số 10/1998/TTCP-TCCB ngày5/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường - Kế hoạch số 38/KH-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị sự nghiệp...và doanh nghiệp nhà nước thành phố Hà Nội

Đồng thời trong qua trình triển khai cũng đã xác định rõ mục đích - yêu cầu của việc thực hiện Quy chế dân chủ. Đó là:

Phát huy quyền làm chủ của cán bộ giáo viên - công nhân viên gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ở cơ quan, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng. Phát huy dân chủ đồng thời kiên quyết xử lí những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, quy định của ngành, xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác, ngăn chặn, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà và sách nhiễu...;

Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm phổ biến đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về những nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ ở cơ sở đến toàn thể cán bộ giáo viên-công nhân viên trong nhà trường theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ;

51

Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cải cách hành chính; cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh''; cuộc vận động ''Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo''; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng trong cơ quan...

Từ đó yêu cầu:

Đảm bảo 100% cán bộ giáo viên - công nhân viên thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đảm bảo dân chủ, công khai , minh bạch. 100% cán bộ giáo viên- công nhân viên nhà trường được quán triệt học tập và thực hiện nghiêm túc những quy định trong Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

Việc tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ phải được duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục gắn với phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; cách thức tổ chức triển khai phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trường.

Một cách khái quát, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT được diễn ra theo 4 bước. Các bước triển khai này không chỉ cần thiết khi mới đưa Quy chế dân chủ vào trường học mà nó vẫn cần thiết trong giai đoạn thực hiện Quy chế dân chủ hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện Quy chế dân chủ đã qua giai đoạn ban đầu nên những nội dung cụ thể của từng bước đã có những thay đổi, bổ sung phù hợp với việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ đã có thời gian trên 10 năm.

Bƣớc 1 : Thành lập Ban chỉ đạo Thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.

Ban chỉ đạo Thực hiện Quy chế dân chủ gồm từ 5 thành viên, có: 1 người đại diện cấp Uỷ Đảng, 1 người đại diện Ban Giám hiệu, 1 người đại diện công đoàn, 1 người đại diện Đoàn thanh niên, 1 người đại diện Ban Thanh tra nhân dân. Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư Chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn làm phó ban thường trực.

52

Ban chỉ đạo cần xây dựng chương trình hoạt động của mình một cách cụ thể, trọng tâm.

Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch công tác của từng năm. Đảm bảo nâng cao chất lượng của các tổ chức đoàn thể, của Ban thanh tra nhân dân, phát huy được vai trò đại diện cho quyền lợi của cán bộ giáo viên-công nhân viên tạo không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cơ quan.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng, trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu về việc thực hiện Quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong đơn vị. Theo quy định của pháp luật, hiện nay trong các trường THPT các ban chỉ đạo này vẫn tiếp tục tồn tại, duy trì hoạt động để chỉ đạo tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở trong các trường THPT.Vấn đề hiện nay là làm thế nào để ban chỉ đạo này hoạt động có hiệu quả.

Bƣớc 2 : Tuyên truyền

Triển khai thực hiện và tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung Quy chế dân chủ. Thực hiện tuyên truyền qua việc triển khai các văn bản của Trung ương, của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở những văn bản có tính pháp lý và tính chính trị Ban chỉ đạo yêu cầu lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên phải nghiêm túc thực hiện. Việc phổ biến nội dung của Quy chế dân chủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ khi nào cán bộ giáo viên, công nhân viên ý thức được quyền và nghĩa vụ của họ, lợi ích của họ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà trường thì khi đó mới phát huy được dân chủ một cách tự giác. Việc phổ biến tuyên truyền cần phải được phát huy từ trong Đảng, từ tính tiên phong của từng đảng viên. Mỗi đảng viên cần năm chắc tầm quan trọng, nội dung của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường để cùng với chính quyền tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên.

53

Phổ biến lồng ghép trong các buổi hội, họp như: Hội nghị, hội thảo, Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt tổ.

Tổ chức thi đua và ký cam kết giữa cá nhân với cá nhân và giữa các tổ, bộ phận trong nhà trường về việc thực hiện Quy chế dân chủ.

Tổ chức biểu dương người tốt việc tốt; khen thưởng kịp thời cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. Kiên quyết xử lý những cá nhân có thái độ, hành vi ứng xử trái với Quy chế dân chủ.

Tổ chức sáng tác các tác phẩm, tiểu phẩm ca ngợi những điển hình tiên tiến và phê phán những hành vi, thái độ không phù hợp trong quy định thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.

Niêm yết công khai những nội dung quy định trong Quy chế dân chủ tại những nơi dễ nhìn thấy, nơi nhiều người qua lại.

Đăng tải trên website của nhà trường nội dung thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan để đông đảo cán bộ giáo viên, công nhân viên theo dõi thực hiện.

Kết hợp thực hiện cuộc vận động: '' Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', cuộc vận động: '' Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"; thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Để Quy chế dân chủ trong nhà trường thực sự đi sâu vào hành động của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên cần cụ thể hoá Quy chế dân chủ trong nhà trường. Để làm được điều này Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế cần tiến hành xây dựng và ban hành quy chế, quy ước, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện ở đơn vị mình. Mỗi đơn vị ban hành các quy định, quy chế của đơn vị mình cần căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình cụ thể ở cơ quan mình. Các quy định, quy chế , quy ước được xây dựng phải đảm bảo các nội dung như sau: Trách nhiệm của Hiệu trưởng và của các cán bộ giáo viên, công nhân viên; Những việc thông báo công khai cho cán bộ giáo viên, công nhân viên được biết; Những việc cán bộ

54

giáo viên, công nhân viên, học sinh tham gia ý kiến hoặc quyết định; Những việc cán bộ giáo viên, công nhân viên được giám sát kiểm tra; Quy chế làm việc của tổ chuyên môn, của Hội đồng giáo dục, của thanh tra nhân dân, của tổ hành chính và của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên; Quy ước về nếp sống văn hoá của nhà trường; Quy chế về thanh tra, khiếu nại...

Cùng với đó, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ trong nhà trường căn cứ vào kế hoạch năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng mục tiêu, chương trình năm học; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; kế hoạch tuyển sinh, chỉ tiêu chất lượng dạy và học...

Bƣớc 3: Triển khai thực hiện

Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu quần chúng nhân dân, là một bước tiến mới trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Quy chế dân chủ đã được quy định tới các đơn vị trường học và vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện để làm sao đạt kết quả tốt nhất. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi, chủ trương chính sách thì rất tốt nhưng việc triển khai lại là khâu yếu kém. Quy chế dân chủ ở trường học chỉ thực sự trở thành sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của nhà trường khi mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên tự giác thực hiện. Đồng thời, Chi bộ Đảng đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện. Mỗi đảng viên cần làm tốt công tác phê bình và tự phê bình trong chi bộ và trong cán bộ giáo viên, thực hiện tốt những điều trong quy định, quy chế, quy ước và kế hoạch năm học đã được Hội nghị cán bộ công chức thông qua.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở nhà trường phải lắng nghe ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên, rút kinh nghiệm từng bước trong quá trình triển khai. Đồng thời qua nhiều kênh thông tin: ý kiến nhận xét của cán bộ giáo viên, công nhân viên, ý kiến đóng góp của

55

học sinh, của phụ huynh... cần làm tốt việc khen thưởng và xử lý những vi phạm. Đây là việc làm thường xuyên trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ.

Bƣớc 4 : Kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở việc giám sát, kiểm tra là khâu quan trọng. Ở đây, việc giám sát, kiểm tra là để xem việc thực hiện các quy định, quy chế, quy ước như: Kế hoạch năm học, công khai tài chính, tuyển sinh,tuyển dụng giáo viên, khen thưởng, dạy thêm, học thêm...đã đúng hay chưa và cần phải sửa đổi những gì. Việc giám sát, kiểm tra phải được tiến hành trong tất cả các khâu của quy trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (Từ khi chuẩn bị quy chế, quy ước đến khi thực hiện, đánh giá kết quả của quy định, quy ước). Điều này sẽ tạo nên sự hoàn thiện cho quá trình thực hiện Quy chế dân chủ.

Việc lập ra các quy định, quy chế, quy ước, kế hoạch năm học sao cho phù hợp với lợi ích của cán bộ giáo viên, công nhân viên thực sự là một việc không đơn giản. Cùng với đó, việc tổ chức thực hiện và lựa chọn người đủ đức đủ tài để đảm nhận công việc kiểm tra giám sát cũng là một việc vô cùng khó khăn. Chỉ khi làm tốt vấn đề kiểm tra, giám sát thì việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các nhà trường sẽ tránh khỏi hiện tượng hình thức.

Đóng vai trò nòng cốt trong việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là Ban thanh tra nhân dân trong các nhà trường. Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng phiếu tín nhiệm trong Hội nghị cán bộ, công chức, hoạt động với nhiệm kì 2 năm. Ban thanh tra gồm những người có uy tín trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên, đại diện cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành công đoàn với nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc đảm bảo cho các quy chế, quy ước, các chế độ, chính sách, pháp luật được thực hiện; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.

Ban thanh tra nhân dân khi thấy có những dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng

56

hoặc việc sử dụng quỹ phúc lợi, vốn tự có và các chính sách xã hội sẽ tiến hành kiểm tra, báo cáo giải quyết kịp thời.

Định kỳ hàng năm Ban thanh tra nhân dân sẽ đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ một cách thực chất, khách quan nhất trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, phát huy những việc làm hay và khắc phục hạn chế, yếu kém.

Nếu như thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát thì việc thực hiện Quy chế dân chủ mới đạt được kết quả cao.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)