Giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện quyền làm chủ của mình trong nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 115)

trong nhà trƣờng

Từ trước đến nay, chóng ta vẫn quen thuộc với những khẩu hiệu trong các nhà trường : Tất cả vì học sinh thân yêu ; Kỷ cương - tình thương - trách

nhiệm ; Hoặc là trong quá trình dạy học bao giờ cũng nhắc nhở nhau rằng : Lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, công tâm mà nhận xét vấn đề này thì sẽ

thấy một thực tiễn rất rõ ràng là quan tâm thật sự đến các em chưa nhiều, có chăng chỉ dừng ở hình thức. Vậy để tạo cơ hội học tập cho các em, cần giáo dục cho các em có ý thức thực hiện quyền làm chủ của mình trong nhà trường. Hoạt động này được tiến hành thông qua hình thức tổ chức học tập Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường cho học sinh. Qua đó, học sinh bày tỏ nguyện vọng, góp ý kiến của mình nhằm hoàn thiện quá trình giáo dục.

Cần nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản của học sinh bằng cách mở rộng nội dung tự quản của học sinh trong mọi mặt của đời sống trong nhà trường, cụ thể là việc tổ chức học tập, vui chơi, hoạt động công ích, hoạt động xã hội. Đặc biệt, nhà trường cần rèn luyện học sinh tự quản, tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động tập thể, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Đảm bảo thực hiện tốt những điều trong quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường :

- Công khai chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành và những quy định của nhà trường đối với người học.

- Công khai kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.

- Cung cấp những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.

Cho biết những việc người mà học được tham gia ý kiến : - Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.

112

- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến người học.

- Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi học tập của người học

Như vậy, người học trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Nếu không có học sinh sẽ không có nhà trường, không có quá trình giáo dục, không có sự nghiệp giáo dục, không có quá trình dạy và học. Ngày nay, công tác giáo dục và đào tạo cũng như bồi dưỡng tri thức, kiến thức cho học sinh là việc làm thường xuyên. Học sinh đã và đang có nhiều biến chuyển tích cực trong tư duy và nhận thức.

Người chỉ đạo, điều hành nhà trường và cán bộ, giáo viên, công chức thường xuyên tâm niệm những điều sau đây về phát triển văn hoá nhà trường của phương thức dạy học cộng tác dân chủ đối với người học.

- Chúng ta hạnh phúc khi người học hạnh phúc.

- Người học là nhân vật quan trọng của nhà trường, là dòng máu của nhà trường, là nhân tố quyết định sự sống còn của nhà trường.

- Người học và người dạy phụ thuộc lẫn nhau, trong nhà trường không có sư phạm quyền uy, mà chỉ có sư phạm trên tinh thần kỷ cương - tình thương - bao dung - trách nhiệm.

- Người học khi đến nhập học là có thiện chí với nhà trường. Trong quá trình đào tạo, huấn luyện ta không ban phát cho họ ân huệ gì mà họ ban ân huệ cho chúng ta vì có họ, đạo học mới được truyền tải.

- Công việc của chúng ta chỉ thành công khi người học không đứng ngoài mục đích huấn luyện.

- Người học không phải là người để chúng ta tranh khôn, cao đạo khi ta huấn luyện, đào tạo họ.

- Người học không phải là con số thống kê lạnh lùng. Họ là người khao khát kiến thức mà chúng ta có nhiệm vụ dẫn dắt họ chiếm lĩnh tri thức.

113

- Người học đặt ra cho nhà trường những mong muốn về nâng cao kiến thức, rèn luyện tu dưỡng. Công việc của nhà trường là đáp ứng có hiệu quả những mong muốn này.

- Người học phải được đối xử ân cần lịch sự nhất mà nhà trường dành cho họ.

- Người học được sự hỗ trợ cao nhất để "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

Chúng ta đã và đang cho học sinh tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiến, cập nhật với thế giới. Đối tượng người học là sinh động, thoả mãn nhu cầu của người học là khó khăn, nhưng khó đến mấy vẫn phải nỗ lực để đạt được mục tiêu của giáo dục: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với học sinh trung học phổ thông, mục tiêu của giáo dục cũng xác định rất rõ : giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chính vì lẽ đó, người học có quyền được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mình. Muốn có được điều đó thì cán bộ, giáo viên, công chức cần phải giáo dục học sinh ý thức thực hiện quyền làm chủ của mình trong nhà trường.

114

- Tổ chức ngoại khoá cho các em học sinh về vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

- Cung cấp văn bản, tài liệu liên quan đến các em học sinh để khi các em nói và hành động có căn cứ chính xác.

- Đặt hòm thư góp ý kiến để học sinh có thể trao đổi tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc, yêu cầu lên nhà trường.

- Thường xuyên gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường để tạo không khí gần gũi, thân thiết, khi cần thông tin có thể nhận biết nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 115)