Tác động đối với nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 72)

Tác động của việc thực hiện Quy chế dân chủ đối với việc dạy và học trong nhà trường.

Lãnh đạo các trường THPT ở huyện Chương Mỹ đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt

69

động của nhà trường, đưa công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Thực hiện Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của cán bộ giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh, tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng, của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

Trên cơ sở có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ, Hiệu trưởng 4 trường THPT ở huyện Chương Mỹ đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ đồng thời nghiêm túc triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường về nội dung và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học.

Thông qua đợt học chính trị đầu năm, qua Hội nghị cán bộ công chức, qua các buổi họp tổ chuyên môn hàng tuần, qua các cuộc họp Hội đồng giáo dục hàng tháng, qua các cuộc họp Chi bộ nhà trường việc tuyên truyền, phổ biến học tập, quán triệt đến cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ về Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ và Quyết định 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được thực hiện. Theo thống kê, đến cuối năm học 2011-2012, số trường THPT công lập ở huyện Chương Mỹ là 4 trường với tổng số 464 cán bộ giáo viên, công nhân viên, trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 420, số đảng viên là 196. Cả 4 trường đều thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện nên việc tổ chức tuyên truyền có rất nhiều thuận lợi. Theo điều tra từ năm học 2009 đến 2012 cho thấy kết quả của việc

70

học tập tuyên truyền về nội dung xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ hàng năm của các trường THPT như sau:

- Số đơn vị tổ chức tuyên truyền: 4/4 , đạt tỷ lệ 100% - Số đơn vị tổ chức từ 4 buổi trở lên 3/4, đạt tỷ lệ: 75%

Các trường cụ thể hoá các nội dung, yêu cầu của Quy chế dân chủ bằng việc xây dựng và ban hành các quy định, quy chế, quy ước. Các trường đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế về thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh; xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện thu, chi, quyết toán tài chính công khai, đúng quy định chuyên môn và đúng pháp luật hiện hành; các nhà trường cũng đã thực hiện tốt các quy định về bảy việc cán bộ, công chức, viên chức được biết, tám việc cán bộ, công chức, viên chức được tham gia ý kiến, năm việc cán bộ, công chức, viên chức được giám sát; thực hiện tốt “ba công khai”, “bốn kiểm tra” theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội về mọi vấn đề trong nhà trường.

Thực hiện nghiêm túc trong việc xây dựng các quy định, quy chế, quy ước là một trong những điều kiện để thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong trường học. Thông qua các quy định, quy chế, quy ước cán bộ giáo viên, công nhân viên thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nhà trường có nề nếp kỷ cương. Nhiều trường trong quá trình xây dựng các quy định, quy chế, quy ước đã kết hợp hài hoà quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên với quyền lợi của nhà trường nên khi đưa ra các quyết định, quy chế, quy ước vào thực hiện đã mang lại hiệu quả rất cao.

Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Chương Mỹ đã thực hiện tốt hơn các quyền và trách nhiệm của mình trước tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên. Quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo những quy định của Quy chế dân chủ ở cơ sở. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cán

71

bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh, của các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trường. Thông qua các buổi họp, qua hòm thư hoặc trao đổi trực tiếp để rút kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh, sửa chữa những mặt còn yếu kém. Có biện pháp giải quyết những vấn đề đặt ra theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, theo nội quy, quy chế, theo điều lệ của nhà trường. Những vấn đề do cán bộ giáo viên, công nhân viên đề xuất hợp lý được lãnh đạo nhà trường giải quyết kịp thời, những vấn đề chưa hợp lý được đưa ra bàn bạc để đi đến thống nhất trong toàn Hội đồng giáo dục thông qua Hội nghị cán bộ công chức.

Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng các trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phố hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các giáo viên, công nhân viên trong nhà trường; đảm bảo thực hiện chế độ công khai tài chính, chế độ hội họp theo quy định.

Hàng năm, Hiệu trưởng thông báo cho cán bộ giáo viên, công nhân viên những vấn đề đã được quy chế quy định như: kế hoạch công tác năm học, kế hoạch công tác theo học kỳ, công khai kinh phí hoạt động hàng năm bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách cấp và nguồn tài chính khác, quyết toán kinh phí hàng năm... Ngoài ra còn có các vấn đề khác như: tuyển dụng giáo viên, tuyển sinh, đánh giá thi đua... cũng được công khai trong Hội đồng giáo dục. Vì vậy đã xây dựng được không khí dân chủ, đoàn kết trong các Hội đồng sư phạm, trong ngành.

Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trường THPT ở huyện Chương Mỹ được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và trách nhiệm thông qua các hoạt động cụ thể:

Trong đợt sinh hoạt đầu năm học, cán bộ giáo viên, công nhân viên được học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành, nghe tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

72

Cán bộ giáo viên, công nhân viên được thảo luận và tham gia xây dựng kế hoạch công tác của nhà trường, của bản thân trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, chế độ tham quan học tập...từ đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên được bố trí công tác theo đúng chuyên môn và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao, hàng tháng được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào các quy định về thi đua đã xây dựng trong bộ quy chế, quy ước.

Mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các trường THPT được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ, của ngành. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên, công nhân viên được nâng cao. Đến nay, trình độ giáo viên đạt chuẩn của huyện Chương Mỹ đã đạt trên 99%. Số giáo viên có trình độ thạc sĩ: 40, đang học thạc sĩ: 15. Giáo viên tích cực hơn trong việc tham gia phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia phong trào thi đua "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", tham gia cuộc vận động ''Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Từ sau năm 2008,mốc thời gian đánh dấu Hà Tây sát nhập với Hà Nội việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chất lượng giảng dạy của các trường THPT được nâng lên rõ rệt. Cán bộ giáo viên, công nhân viên được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật, bằng hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện thông qua tổ chức Công đoàn, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Ngay từ đầu năm học, học sinh đã được phổ biến về kế hoạch trong

năm học, về quy định tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học lực, đạo đức, khen thưởng, kỷ luật. Thông qua giáo viên chủ

73

nhiệm, học sinh tham gia ý kiến của mình về nội quy, quy định của nhà trường, về tổ chức các phong trào thi đua. Trong những năm học vừa qua, một số trường ở huyện Chương Mỹ cũng đã bắt đầu xây dựng thí điểm việc học sinh được tham gia ý kiến về việc tổ chức giảng dạy, học tập ở lớp, ở trường. Đây chính là động lực giúp các thầy cô giáo trong các trường THPT phải nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu của học sinh, tôn trọng quyền lợi chính đáng của người học. Chính vì vậy chất lượng học tập trong những năm qua được tăng lên rõ rệt.

Công đoàn trong các cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của Quy chế dân chủ trong trường học, vận động đoàn viên công đoàn tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng các quy định, quy chế, quy ước dân chủ và thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy ước đã đề ra.

Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học, tạo điều kiện cho công đoàn viên công đoàn tham gia ý kiến vào mọi hoạt động của nhà trường để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụnăm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để Quy chế dân chủ trong trường học đi vào chiều sâu và có thực chất, Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên thực hiện tốt cuộc vận động " Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm'', '' Nếp sống văn hoá'', ''Dân chủ hoá trường học'', phong trào '' Tự học, tự bồi dưỡng'', phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu kho học, phong trào ''Thi giáo viên dạy giỏi'' v.v..., tổ chức các cuộc toạ đàm, trao đổi chuyên đề, hội thảo tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Thông qua Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường, Công đoàn cơ sở tham gia vào việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ giáo viên, công nhân viên. Đặc biệt, từ khi có nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, Công đoàn

74

đã cùng với chính quyền xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế này được thông qua trong Hội nghị cán bộ, công chức và thống nhất thực hiện trong mỗi trường.

Đoàn thanh niên phối hợp với Ban Giám hiệu tổ chức các cuộc họp với lớp trưởng, bí thư đoàn hàng tháng, học kỳ, tổ chức lấy ý kiến của học sinh về công tác, hoạt động của nhà trường, lắng nghe ý kiến phản ánh của học sinh. Đoàn thanh niên tổ chức cho các phong trào thi đua học tốt, xây dựng '' Nhà trường văn hoá, học sinh thanh lịch", tổ chức Hội thi ''Tiếng hát thầy và trò'', ''Giai điệu tuổi hồng'', các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, vận động đoàn viên thực hiện mọi nội quy, quy định của nhà trường.

Các nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ. Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện và xây dựng được các quy chế, quy ước cho hoạt động của nhà trường trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên và đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường. Qua trình xây dựng luôn bảo đảm tính khoa học, dân chủ và công khai.

Đã phát huy được vai trò, sức mạnh của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên. Các cán bộ giáo viên, công nhân viên bước đầu đã thực hiện quyền tham gia bàn bạc, giải quyết trực tiếp các vấn đề của nhà trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên.

Cán bộ giáo viên, công nhân viên đã được nhà trường tổ chức tham gia thảo luận, xây dựng để hoàn thiện các phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường trong các năm học một cách khoa học, dân chủ phù hợp với thực tế của nhà trường thông qua Hội nghị công chức đầu năm và các buổi họp Hội đồng, họp tổ chuyên môn, qua đó lãnh đạo nhà trường đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến và kịp thời có những biện pháp điều chỉnh, giải quyết đúng với thẩm quyền được giao.

75

Thông qua tổ chức Công đoàn, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, cán bộ giáo viên, công nhân viên đã thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên cũng như vai trò, sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được phát huy.

Xây dựng, gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên, công nhân viên; giữa Chi bộ Đảng với quần chúng; giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Xây dựng và duy trì nề nếp trong các hoạt động chuyên môn cũng như các công tác của Đảng, Chính quyền và các hoạt động đoàn thể.

Xây dựng và củng cố tốt hơn lòng tin của quần chúng nhân dân đối với nhà trường.

Góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Có thể nói rằng, trong những năm qua, việc thực thi dân chủ trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ đã tạo nên không khí phấn khởi trong ngành giáo dục ở địa phương nói riêng và góp phần vào việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong cả toàn ngành giáo dục cũng như cả nước; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh; xây dựng chính quyền, tổ chức Đảng trong nhà trường trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thực tiễn qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), thực hiện Nghị định số 71/1998-NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan và Quyết định số 4/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về việc thực hiện dân chủ hoá các hoạt động giáo dục trong trường học đã khẳng định chủ trương xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là hoàn toàn đúng đắn,

76

được quần chúng nhân dân đồng tình, phấn khởi đón nhận. Quyền làm chủ của quần chúng nhân dân đã được cụ thể hoá, có nội dung thiết thực, khả thi, không khí dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng và không ngừng nâng cao. Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở đã thổi luồng sinh khí mới vào đời sống chính trị, kinh tế-xã hội nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng, không những làm thay đổi nhận thức và phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự,

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)