Nâng cao vai trò của hiệu trƣởng và đổi mới sự quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 109)

Giám hiệu trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trƣờng

Nâng cao vai trò của Hiệu trưởng:

Mỗi nhà trường, hoàn cảnh cụ thể đều có những nét riêng tạo nên tính đặc thù của nhà trường. Để tổ chức thực hiện tốt những nội dung cụ thể của quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường phổ thông thể hiện ở những quy định về trách nhiệm của nhà trường, của đơn vị, đoàn thể, tổ chức trong nhà trường; trách nhiệm của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, học sinh đối với việc thực hiện dân chủ trong nhà trường. Người hiệu trưởng cần làm tốt vai trò quản lý nhà nước của mình, kết hợp đúng đắn chế độ thủ trưởng với nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Người hiệu trưởng đại diện cho nhà trường về pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường. Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý, thực hiện quyền tự quản và những quyền khác mà nhà nước trao cho nhà trường. Chính vì thế, người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả phấn đấu của nhà trường.

Đối với các nhà trường, nhiệm vụ của năm học thực hiện tốt hay không tuỳ thuộc nhiều vào người hiệu trưởng. Vấn đề tổ chức tốt việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường là một nhiệm vô quan trọng của người hiệu trưởng đã được quy định tại điều 17, khoản 1 Điều lệ trường trung học. Trong Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, điều 4 đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của hiệu trưởng là phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần thực hiện tốt nhiệm vụ này với tinh thần chủ động, kiên trì và có kế hoạch; thực hiện các chức năng quản lý và quyền chủ động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ. Chế độ thủ trưởng thể hiện ở chỗ nhà nước trao thẩm quyền

106

quyết định cao nhất cho người đứng đầu một cơ quan hay một tổ chức để người đó thực hiện chức năng quản lý của mình, chịu trách nhiệm cá nhân đối với quyết định và kết quả của công việc. Người thủ trưởng ở tất cả các cấp có đủ quyền hạn tương ứng với trách nhiệm. Với nhiệm vụ của nhà trường trung học phổ thông, đòi hỏi người hiệu trưởng về trách nhiệm cá nhân rất cao trong quá trình ổn định và phát triển nhà trường.

Để làm tốt vai trò quản lý nhà nước của mình, người hiệu trưởng cần làm tốt những việc sau:

- Tổ chức tốt việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách giáo dục thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và đảm bảo các quy chế chuyên môn.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất ... theo các quy định chung, đảm bảo trật tự an ninh trong nhà trường.

- Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường và Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đã được ban hành. Với tư cách là người quản lý nhà nước về giáo dục, hiệu trưởng cần phải nắm chấc quy định pháp luật, pháp quy đối với hoạt động giáo dục.

- Thực hiện chế độ thủ trưởng không loại trừ vai trò của tập thể, hiệu trưởng có các phó hiệu trưởng giúp việc, có tổ chuyên môn, nghiệp vụ, hội đồng giáo dục và nhất là có cả tập thể cán bộ, giáo viên, công chức tham gia ý kiến khi đưa ra các quyết định đúng đắn. Hiệu trưởng thực hiện sự quản lý tập trung nhưng phải dựa trên cơ sở dân chủ thực sự. Đồng thời dân chủ phải tập trung nghĩa là phải kết hợp với quần chúng lao động tham gia quản lý với quyền quyết định của thủ trưởng phụ trách.

- Dân chủ trong quản lý chính là sự tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ chức thực hiện quyền làm chủ của mình như các quyền được thông tin, quyền được tham gia, bảo lưu ý kiến, quyền được phê bình và tự phê

107

bình, chất vấn, quyền được giám sát, kiểm tra. Trong quản lý nhà trường, hiệu trưởng cần phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trường học, cần đưa vào văn bản pháp quy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với cán bộ, giáo viên, công chức, học sinh ... điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ trường phổ thông và Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường.

- Quản lý nhà nước là hình thức cơ bản quan trọng hàng đầu đối với sự vận hành của nhà trường. Do đó người hiệu trưởng cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn của bản thân, cần được đào tạo, huấn luyện cho tinh thông nghiệp vụ quản lý và làm sao tạo được sự ủng hộ, tin cậy của tập thể cán bộ, giáo viên, công chức và học sinh trong nhà trường.

Cách thực hiện :

- Người Hiệu trưởng tiếp thu mọi thông tin từ cán bộ, giáo viên, công chức và học sinh bằng văn bản hoặc báo cáo trực tiếp.

- Hiệu trưởng hỏi ý kiến những cán bộ, giáo viên, công chức có kinh nghiệm giải quyết vấn đề để tham khảo, cân nhắc trước khi quyết định.

- Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu bàn bạc thấu đáo mọi vấn đề, lựa chọn vấn đề cần thiết, nóng bỏng, bức xúc để giải quyết trước.

- Hiệu trưởng tuỳ vào mức độ của vấn đề mà quyết định hình thức thông báo: Hoặc trước hội đồng, hoặc gửi thông báo tới các tổ chức, đoàn thể, hoặc gặp riêng đối tượng để trao đổi, nhắc nhở, giúp đỡ.

Đổi mới sự quản lý của Ban giám hiệu

Trong điều kiện hiện nay, Ban giám hiệu các trường THPT chuyển từ cơ chế quản lý theo kiểu „„hành chính‟‟, “mệnh lệnh” sang cơ chế quản lý dân chủ. Điều đó đòi hỏi Ban giám hiệu phải có sự phân công nghiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng để cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường được biết, được kiểm tra đồng thời trao đổi công tác. Hiệu trưởng phụ trách chung mọi

108

hoạt động của nhà trường, phụ trách về tài chính và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có), một Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất, một Hiệu phó phụ trách chuyên môn. Sau khi phân công trách nhiệm trong Ban giám hiệu, Hiệu trưởng nhà trường công bố công khai trong Hội nghị cán bộ, công chức đồng thời niêm yết tại phòng hội đồng nhà trường.

Để thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ năm học được giao, Ban giám hiệu các trường THPT cần xây dựng kế hoạch năm học đầy đủ, chi tiết, khoa học.Việc xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm học là một việc làm quan trọng có tác động rất lớn đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Lập kế hoạch là một trong những nghiệp vụ hết sức quan trọng giúp cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường xây dựng được biểu tượng, tầm nhìn, định hướng; đề ra được những giải pháp cơ bản để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện được các chỉ tiêu đã đề ra. Bản dự thảo kế hoạch nhà trường sẽ được trình bày, góp ý trong hội nghị cán bộ viên chức. Kết thúc hội nghị, thư ký sẽ trình bày một dự thảo Nghị quyết trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được góp ý hoàn chỉnh. Bước tiếp theo của các trường thường là trích một phần nghị quyết ( ở mục chỉ tiêu) và treo trang trọng ở phòng hội đồng. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo; quán triệt các quan điểm chỉ đạo và nội dung các Nghị quyết của Đảng : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; thực hiện Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI về Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

109

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT về ban hành chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011- 2016 thực hiện Nghị quyết số 06/NĐ-CP ngày 07/03/2012 của Chính phủ; 9 chương trình hành động của ngành GD-ĐT triển khai chiến lược giai đoạn 2011 – 2020. Ban giám hiệu phối hợp với cấp ủy, công đoàn các trường THPT đề ra phương hướng, chỉ tiêu, biện pháp cho năm học, lên kế hoạch hoạt động cho từng tháng. Kế hoạch năm học của nhà trường cần cụ thể hóa nhiệm vụ năm học của các cấp đồng thời cũng căn cứ vào khó khăn - thuận lợi của nhà trường để đề ra sao cho mang tính khả thi

3.2.4. Phát huy tinh thần trách nhiệm và cụ thể hoá các trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức ở nhà trƣờng trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 109)