Các hình thức triển khai.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 67)

Các trường THPT ở huyện Chương Mỹ được đóng trên các địa bàn dân có khác nhau, có những trường nằm ở thị trấn nhưng có những trường thuộc vùng sâu vùng xa của huyện nên các trường cần nghiên cứu và tìm ra những hình thức triển khai phù hợp với nội dung và điều kiện thực tế của mỗi trường. Hình thức triển khai nội dung của Quy chế dân chủ trong trường THPT được thông qua hai hình thức cơ bản là: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Dân chủ trực tiếp được thực hiện bằng mối quan hệ trực tiếp giữa Hiệu trưởng nhà trường và cán bộ giáo viên, công nhân viên; giữa Hiệu trưởng và học sinh. Hiệu trưởng nhà trường có thể phổ biến đến cán bộ giáo viên, công nhân viên các vấn đề cần và phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra một cách trực tiếp. Ngược lại cán bộ giáo viên, công nhân viên trực tiếp đề đạt nguyện vọng chính đáng liên quan tới quyền lợi của mình đến Hiệu trưởng, đóng góp ý kiến vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, về lề lối làm việc, về thi đua khen thưởng... Đối với học sinh, trong trường hợp cần thiết, có thể gặp trực tiếp Hiệu trưởng nhà trường để đề xuất cách thức tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động của nhà trường đáp ứng được nguyện vọng của học sinh, có ý kiến về việc tổ chức dạy và học ở lớp, ở trường mà mình đang tham gia học tập.

64

Dân chủ gián tiếp thông qua các đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường, đó là các phòng chức năng như: Hành chính, tài vụ, bảo vệ, thư viện, các tổ chuyên môn và các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường, như: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên...

Hình thức thông báo đối với những việc cán bộ giáo viên, công nhân viên được biết:

Hiệu trưởng nhà trường có thể lựa chọn các hình thức: Niêm yết tại phòng Hội đồng nhà trường.

Thông báo tại Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học.

Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên. Thông báo cho người phụ trách các phòng chức năng, các tổ trưởng chuyên môn và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ giáo viên, công nhân viên làm việc, sinh hoạt trong bộ phận đó.

Thông báo bằng văn bản cho Chi uỷ, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường. Trong những hình thức trên, thực tế, nhiều trường THPT lựa chọn hình thức thông báo tại Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm đồng thời niêm yết tại phòng Hội đồng nhà trường. Hai hình thức trên được sử dụng nhằm làm cho cán bộ giáo viên, công nhân viên không chỉ được biết mà còn được theo dõi, nắm bắt mọi hoạt động của nhà trường thường xuyên, kịp thời.

Hình thức lấy ý kiến đối với những việc cán bộ giáo viên, công nhân viên được tham gia ý kiến, Hiệu trưởng nhà trường quyết định:

Trong các buổi họp chuyên môn, cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia ý kiến trực tiếp với tổ trưởng chuyên môn, trưởng phòng, ban phụ trách trực tiếp. Đây là hình thức mà cán bộ giáo viên, công nhân viên thường sử dụng. Ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên được người phụ trách trực tiếp đề đạt với Hiệu trưởng vào cuộc họp của Ban Giám hiệu. Trong một

65

số trường hợp, cán bộ giáo viên, công nhân viên thấy cần thiết phải đề đạt ý kiến của mình ngay thì trực tiếp gặp Hiệu trưởng để trình bày.

Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức nhà trường. Hội nghị cán bộ, công chức trong các trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ thường diễn ra vào đầu năm học. Hội nghị diễn ra trong một ngày đảm bảo các nội dung tại Điều 11, Mục I, Chương II của Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan (ban hành kèm theo Nghị định 71 của Chính phủ). Do Hội nghị dành nhiều thời gian cho cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia ý kiến nên trong Hội nghị nhiều cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia ý kiến trực tiếp với Hiệu trưởng nhà trường. Ngoài ra, đại diện của các tổ chuyên môn, các phòng ban của nhà trường thay mặt cho cán bộ giáo viên, công nhân viên của đơn vị mình cũng đề đạt ý kiến của tập thể với nhà trường thông qua Hội nghị này. Như vậy, việc tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức là điều kiện quan trọng để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đối với các công việc cần lập thành văn bản để thực hiện như: Nội quy, quy chế, kế hoạch năm học của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường có thể gửi dự thảo văn bản để cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia ý kiến trực tiếp. Cách thức này tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, công nhân viên được nghiên cứu kỹ văn bản, có thể tham gia ý kiến trực tiếp vào văn bản. Hiệu trưởng nhà trường thu thập các dự thảo văn bản đã có ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên để nghiên cứu, đây là cơ sở để Hiệu trưởng ra quyết định thể hiện được vai trò làm chủ của các thành viên trong nhà trường.

Sau khi lấy ý kiến tham gia của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thực hiện. Khi quyết định của Hiệu trưởng khác với ý kiến tham gia của đa số cán bộ giáo viên, công nhân viên thì Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thông báo, giải thích lại cho cán bộ giáo viên, công nhân viên biết.

66

Hình thức thực hiện những việc cán bộ giáo viên, công nhân viên được giám sát kiểm tra:

Giám sát thông qua Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường. Ban chấp hành Công đoàn nhà trường trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân nhằm bảo đảm quyền giám sát, kiểm tra của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật, nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức và những quy định của nhà trường liên quan trực tiếp đến lợi ích của cán bộ giáo viên, công nhân viên, của nhà trường. Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ giám sát là chủ yếu. Khi phát hiện có sự vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ, nội quy, quy chế thì Ban Thanh tra nhân dân yêu cầu, kiến nghị với Hiệu trưởng về các vấn đề cần xử lý hoặc có biện pháp khắc phục, đồng thời giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó. Đối với những vi phạm có liên quan đến Hiệu trưởng mà không giải quyết được, thì Ban Thanh tra nhân dân được quyền báo cáo với thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội, với công đoàn ngành giáo dục Hà Nội và với ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội. Khi có ý kiến phản ánh của cán bộ giáo viên, công nhân viên, Ban Thanh tra nhân dân tiếp nhận các ý kiến đó để xem xét, kiểm tra. Nếu có khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền các cơ quan khác thì hướng dẫn cán bộ giáo viên, công nhân viên chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Ban Thanh tra nhân dân được lập biên bản trong các vụ việc giám sát. Biên bản kết luận và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân được biểu quyết theo đa số các uỷ viên. Ban Thanh tra hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, lấy giám sát ngăn ngừa là chủ yếu. Thanh tra nhân dân kiểm tra giám sát toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường - là tổ chức thanh tra của cán bộ giáo viên, công nhân viên.

Giám sát kiểm tra qua kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê bình trong các cuộc sinh hoạt định kỳ của tổ chuyên môn, phòng chức năng mà cán

67

bộ giáo viên, công nhân viên công tác. Thông qua các cuộc sinh hoạt này, cán bộ giáo viên, công nhân viên tự mình nhìn nhận lại bản thân trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế. Qua kiểm điểm công tác, cán bộ giáo viên, công nhân viên cũng đánh giá việc thực hiện của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu. Những thiếu sót của từng cá nhân trong nhà trường được góp ý để sửa chữa và có ý thức thực hiện tốt hơn. Nếu cán bộ công nhân viên là đảng viên, qua đánh giá xếp loại đảng viên, cán bộ giáo viên, công nhân viên cũng được đồng nghiệp nêu ra những yếu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa. Như vậy, qua việc kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê bình ở tổ chuyên môn, ở chi bộ Đảng, mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên có thể giám sát, kiểm tra việc thực hiện của bản thân, của đồng nghiệp và của Ban Giám hiệu.

Giám sát kiểm tra qua Hội nghị cán bộ, công chức nhà trường. Trong Hội nghị cán bộ, công chức nhà trường đầu năm học, một trong những nội dung mà hội nghị phải tiến hành là kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Qua quá trình kiểm điểm việc thực hiện, cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện quyền được giám sát, kiểm tra của mình với đồng nghiệp, với các bộ phận trong nhà trường và với Ban Giám hiệu. Qua một năm học nếu thấy có việc làm sai, cán bộ giáo viên, công nhân viên có quyền phê bình cá nhân, tổ chức sai phạm, nêu thắc mắc, đề nghị của mình với Hiệu trưởng nhà trường. Trong Hội nghị cán bộ, công chức Ban Thanh tra nhân dân cũng báo cáo kết quả giám sát, kiểm tra trong năm học cũ, cán bộ giáo viên, công nhân viên qua đó đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân.

Hình thức để học sinh thực hiện những việc học sinh được biết và được tham gia ý kiến:

68

Học sinh được biết thông qua giáo viên chủ nhiệm. Trong trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình. Vì vậy học sinh ''được biết'', được ''tham gia ý kiến'' thực hiện chủ yếu thông qua giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đã phổ biến những nội dung liên quan đến trách nhiệm của học sinh, thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật; thông báo các khoản đóng góp theo quy định; các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của học sinh, của cha mẹ học sinh để phản ánh cho Hiệu trưởng nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường lấy ý kiến của học sinh thông qua đại diện học sinh (Lớp trưởng hoặc Bí thư chi đoàn). Đây là cách làm mới của Hiệu trưởng. Việc triệu tập cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn để lấy ý kiến của các em về việc tổ chức giảng dạy học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi của học sinh, giúp cho các em bảo vệ được quyền học tập chính đáng của mình, đồng thời Hiệu trưởng nhà trường thông qua ý kiến của học sinh có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Khi cần thiết học sinh có thể đăng ký gặp trực tiếp Hiệu trưởng đề đạt ý kiến của mình và Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết ý kiến của học sinh bằng các hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)