Đối với các nhà trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 123)

- Người lãnh đạo trong nhà trường dù có được đào tạo bài bản, thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, tài ngoại giao đến mấy cũng hết sức tránh việc dân chủ hình thức, qua loa đại khái. Chịu trách nhiệm chính về sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường cũng không có nghĩa là nghĩ sao làm vậy. Bởi thực tiễn sinh động, con người là đa dạng phong phú, đúng với người này, không đúng với người khác, đúng trong thời điểm này mà chưa chắc hợp lý trong thời điểm khác. Chỉ dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm thì sẽ lạc hậu, tụt hậu so với thời đại mà không hay biết. Vì thế cần phải linh hoạt, năng động, sáng tạo, tích cực học tập để cập nhật thông tin đa chiều. Không tỏ ra bảo thủ, hiệu trưởng nên lắng nghe, bình tĩnh, nhạy bén trong các tình huống nhạy cảm, có các phát ngôn chuẩn mực, quyết định nhất quán, chính xác, đúng đắn. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công chức và học sinh thì cần thấy rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của nhà trường, tạo cho mình có thái độ : "Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm".

- Các tổ chức trong nhà trường phối kết hợp chặt chẽ với nhau, phát huy vai trò của mình, thực hiện theo phương châm “Đồng tâm, nhất trí”.

- Nên có hòm thư lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh học sinh về các hoạt động của nhà trường có liên quan đến quyền và lợi ích của họ, giao cho Ban Thanh tra nhân dân kiểm tra xem xét và báo cáo Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn thường xuyên và định kỳ.

120

KẾT LUẬN

Dân chủ là điều kiện của tiến bộ và phát triển xã hội. Dân chủ lại là động lực và mục tiêu của đổi mới, là một trong những phương diện và bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Đối với đất nước ta, việc thực hiện dân chủ, dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong cơ quan, trong trường học là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan, đặc biệt là trong giai đoạn chúng ta đang tìm cách đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường thực sự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Khảo sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ từ đó đánh giá những tác động của nó để đưa ra một số những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa Quy chế dân chủ cơ sở là một việc làm cần thiết.

Để có cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cần phải bắt đầu từ phân tích các khái niệm cơ bản như: dân chủ, dân chủ cơ sở, dân chủ trong trường học; phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ , dân chủ cơ sở; tìm hiểu thực tiễn xây dựng dân chủ cơ sở ở nước ta từ khi bắt đầu thực hiện đến nay cũng như thực tế thực hiện trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ từ năm 2008 đến năm 2012.

Đánh giá việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các nhà trường THPT ở huyện Chương Mỹ từ đó có những nhận định về tác động của việc thực hiện trên cơ sở đó nêu lên một số những giải pháp mang tính khả thi.

Sau một thời gian tìm hiểu thực tiễn trong việc thực hiện quy chế dân chủ, qua những vấn đề lí luận đã trình bày ở những phần trên, tác giả đã tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tác động của việc thực hiện Quy chế dân chủ đối với nhà trường và đối với sự nghiệp xã hội hóa giáo dục của Đảng và đề xuất 6 biện pháp sau đây:

121

- Cụ thể hóa thể chế dân chủ, dân chủ cơ sở và Quy chế dân chủ trong trường học bằng việc xây dựng nội quy và các quy trình công tác trong đó đảm bảo việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dân chủ , Quy chế dân chủ cơ sở, về thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học cho cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong các trường THPT.

- Phát huy vai trò của hiệu trưởng và đổi mới sự quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trường.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm và cụ thể hoá các trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức ở nhà trường trong việc thực hiện dân chủ.

- Giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện quyền làm chủ của mình trong nhà trường.

- Cần có sự phối kết hợp tốt hơn nữa giữa các tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiệndân chủ.

Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường đã trở thành một hoạt động thường nhật trong công tác của mỗi nhà trường. Điều đó càng khẳng định tính thực tiễn của quy chế, có quy chế thực hiện dân chủ thì mỗi thành viên cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc có luật pháp bảo vệ. Việc cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" khiến cho cán bộ, giáo viên, công chức và học sinh thêm tự tin mỗi khi đóng góp ý kiến của bản thân. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, ban giám hiệu, các đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong nhà trường càng được tăng cường thì các công việc càng được giải quyết nhanh chóng, ổn thoả, tinh thần của các thành viên thêm phấn chấn, làm việc có sáng tạo, cống hiến cho cơ quan. Sự đánh giá về chất lượng và hiệu quả công việc thực chất hơn, công bằng hơn, khách quan hơn. Sự nghiệp giáo dục của nhà trường được các thành viên trong nhà trường trân trọng hơn, xã hội có sự nhìn nhận đúng mức hơn, đúng với tinh thần của cuộc

122

vận động hiện nay “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và tích cực hưởng ứng chủ trương đổi mới giáo dục đúng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”

123

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 123)