Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dân chủ, Quy chế dân chủ cơ sở, về thực hiện Quy chế dân chủ trong trƣờng học

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 105)

Quy chế dân chủ cơ sở, về thực hiện Quy chế dân chủ trong trƣờng học cho cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong các trƣờng trung học phổ thông

Mọi việc thường bắt đầu từ vấn đề con người, chỉ thực sự thành công khi mọi người đồng tâm hiệp lực. Vấn đề nâng cao nhận thức của các thành viên trong tập thể nhà trường đối với dân chủ và thực hiện dân chủ là điều cần làm ngay. Một quy luật chung đối với việc triển khai bất cứ quá trình hoạt động nào cũng đều phải xuất phát từ nhận thức mới dẫn đến hành động. Vì nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động. Nhận thức đúng thì mới tạo điều kiện cho hành động đúng và đạt kết quả. Do đó, để tổ chức thực hiện tốt những quy định về trách nhiệm của nhà trường, của các đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị trong nhà trường, của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về việc thực hiện dân chủ trong nhà trường thì chúng ta cần làm sao cho mọi thành viên của nhà trường quán triệt các nội dung của quy chế để có nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Vấn đề dân chủ và xây dựng chính quyền ở cơ sở đã được nâng lên tầm chiến lược, đã trở thành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó chứng tỏ nhận thức tư tưởng đã được xác định và quán triệt trong mọi cấp về tính chất sống còn này của sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế điều hành thì chiều sâu nhận thức của rất nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý lại không như vậy. Nói chung nhận thức của nhiều cán bộ quản lý của chúng ta về dân chủ nói chung và Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn còn thiếu chiều sâu. Cần phải có những thay đổi trong nhận thức mới có thể triển khai tiếp công việc này một cách có hiệu quả. Còn đối với cán bộ giáo viên, công nhân viên, trước hết là cán bộ quản lý trong các trường THPT ở huyện Chương Mỹ , nhận thức tư tưởng về dân chủ trong trường học còn thiếu chiều rộng và chưa đạt đến chiều

102

sâu cần thiết. Không hiểu hết tầm vóc của Quy chế dân chủ ở cơ sở, lúng túng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Do đó việc nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức tư tưởng và trách nhiệm của cán bộ giáo viên, công nhân viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường THPT về dân chủ, về Quy chế dân chủ cơ sở, về Quy chế dân chủ trong trường học là một yêu cầu cơ bản và cấp bách. Cần tạo lập một mặt bằng lý luận cần thiết, vững chắc hơn để nâng cao hơn nữa tầm nhận thức tư tưởng về dân chủ và dân chủ ở cơ sở. Bằng cách tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, công nhân viên, trước hết là Hiệu trưởng các trường THPT học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Là người chịu trách nhiệm triển khai Quy chế dân chủ trong trường học nếu Hiệu trưởng hiểu sâu sắc, đầy đủ về dân chủ, về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện Quy chế dân chủ thì mới có thể triển khai Quy chế dân chủ một cách thực chất.

Quán triệt tinh thần trong Đảng trước rồi mới ra dân, các trường THPT cần tổ chức học tập về Quy chế dân chủ trong Chi bộ, lấy vai trò nòng cốt là các đảng viên, giao nhiệm vụ cho đảng viên khi sinh hoạt chuyên môn truyền đạt tới cán bộ giáo viên, công nhân viên trong tổ chuyên môn mà mình sinh hoạt. Trọng tâm của quá trình triển khai học tập phải cho cán bộ giáo viên, công nhân viên biết rõ những điều họ được tham gia góp ý, thực hiện và giám sát, đồng thời thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; phổ biến tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục, đến quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên để họ có điều kiện góp ý, kiểm tra những việc thuộc về phạm vi được bàn, được kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.

Mở rộng việc tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học đến học sinh và cha mẹ học sinh. Tạo bầu không khí học tập

103

và sinh hoạt ở lớp ở trường theo tinh thần dân chủ - làm chủ; học sinh là những người được hưởng lợi ích từ dân chủ hơn ai hết. Chỉ có nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, công nhân viên, của học sinh thì việc triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường mới có tác dụng.

Trong nhà trường, tổ chức Đảng (trực tiếp là bí thư chi bộ) phải có chủ trương, phương hướng lãnh đạo nhà trường thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ban giám hiệu (trực tiếp là hiệu trưởng) cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy chế dân chủ. Việc đầu tiên là phải tiến hành tổ chức học tập, phổ biến quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, các văn bản pháp luật, pháp lệnh, văn bản dưới luật có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong nhà trường. Dân trí về pháp luật càng cao, càng có điều kiện thuận lợi để triển khai việc thực hiện dân chủ trong nội bộ nhà trường. Để tổ chức tốt việc học tập, trước hết những người lãnh đạo quản lý nhà trường phải nghiên cứu tìm hiểu nắm vững các văn bản luật, pháp lệnh, văn bản dưới luật có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường như Luật Giáo dục, pháp lệnh cán bộ công chức, pháp lệnh thực hành tiết kiệm, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (ban hành theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thậm chí cả quy chế công khai tài chính, quy chế đánh giá công chức hàng năm... Phải làm cho mọi người trong nhà trường hiểu biết đầy đủ, đúng đắn bản chất vấn đề dân chủ, nhận ra được những điều kiện thực hiện dân chủ ở nhà trường của mình, quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở , coi đó là định hướng cơ bản của hoạt động; Mọi người hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, những nội dung, nguyên tắc cơ bản, phương pháp triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

104

Mọi người cần phải thấy được việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường không chỉ là nhiệm vụ cần thiết trước mắt mà còn là nhiệm vụ quan trọng lâu dài đối với một nhà trường. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức của các thành viên trong tập thể nhà trường trung học phổ thông về dân chủ và thực hiện dân chủ.

Cán bộ giáo viên công chức trong nhà trường là lực lượng trụ cột của quá trình giáo dục, của quá trình dạy học, chính họ phải được quan tâm nhiều hơn, cung cấp tài liệu tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi nhà trường lấy ý kiến đóng góp hay quyết định thực hiện. Sự tác động của cơ chế thị trường đã phần nào làm cho giáo viên, cán bộ, công chức chểnh mảng trong công việc. Nhiều người đã mơ hồ cách thức làm việc của các nhà quản lý giáo dục, họ cho rằng "một người lo bằng kho người làm" thế nên họ phó mặc cho các lãnh đạo. Một triết lý đơn giản mà mà rất có tác dụng và cũng là cách nguỵ biện của giáo viên, cán bộ, công chức là "đã ra đề tất có đáp án". Dân chủ mà hình thức như vậy thì không hi vọng gì ở sự tiến lên của một nhà trường. Vì lẽ đó, chúng tôi thấy việc cần làm ngay trong quy trình thực hiện quy chế dân chủ trong trường học là phải khiến cho cán bộ, giáo viên và công chức tự giác nâng cao ý thức không ngừng học tập, luyện tập thói quen bàn bạc công việc với mọi thành viên trước khi trao đổi, thống nhất một việc nào đó rồi đi tới quyết định cuối cùng.

Cách thức thực hiện :

- Tổ chức hội nghị nghiên cứu học tập Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ở cấp độ toàn trường và ở từng bộ phận.

- Toạ đàm theo chuyên đề của mỗi tổ chức, đoàn thể để đi sâu vào từng vấn đề của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Đây là giải pháp quan trọng và đầu tiên khi nhắc tới những giải pháp để tăng cường hơn nữa việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT.

105

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 105)