Khái quát về huyện Chƣơng Mỹ

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 48)

Vị trí tự nhiên

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn

(tỉnh Hoà Bình), cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Trên địa bàn huyện

có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây; có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người, với 32 đơn vị xã, thị trấn; mật độ trung bình 1.303 người/km2.Trên địa bàn dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké (thuộc

xã Trần Phú) có khoảng 130 hộ với trên 500 nhân khẩu; ngoài ra còn có một

số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa; có các sông Đáy, sông Tích, Sông Bùi chảy qua và các hồ chứa nước lớn như hồ Đồng Sương, Văn Sơn, hồ Miễu đã được quy hoạch để phát triển thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Toàn huyện có 68.000 hộ dân. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 600 doanh nghiệp, công ty,

45

doanh nghiệp tư nhân đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đánh đuổi đế quốc Pháp và Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang". Đảng bộ và nhân dân các xã Trường Yên, Trần Phú, Thuỷ Xuân Tiên vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang".

Về kinh tế - xã hội:

Về kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Chương Mỹ là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, thương mại. Những năm gần đây, kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế ở mức 29-38-33. Hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm được nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương như đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hoá; 100% các thôn xóm đã có điện phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương; 100% các trường từ tiểu học đến trung học đều được kiên cố hoá, các xã đều có các phòng khám chăm lo sức khỏe cộng đồng.

Về văn hoá xã hội, giáo dục:

Cũng như các địa phương khác của Hà Nội, Chương Mỹ có truyền thống cần cù lao động và hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước Chương Mỹ là quê hương của nhiều nhân tài xuất chúng, từng lưu truyền sử sách.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống quê hương đất nước, Đảng bộ và nhân dân Chương Mỹ luôn quan tâm tới sự phát triển văn hoá - xã hội và giáo dục. Lĩnh vực văn hoá- xã hội được củng cố và có những bước tiến bộ rõ rệt. Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách hành chính đạt được kết quả rất phấn khởi, quốc phòng,

46

quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững.

Phát triển quy mô lớp học, ngành học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới nội dung, phương pháp và cơ chế quản lí giáo dục, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học trong nhà trường.

Xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Quản lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hoá chống văn hoá phẩm đồi trụy, bảo vệ và phát huy tốt di sản văn hoá dân tộc và của địa phương; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Phát triển và nâng cấp chất lượng làng, khu phố, cơ quan doanh nghiệp, gia đình văn hoá; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, nhà văn hoá thôn, phát huy giá trị văn học, sáng tác biểu diễn, khuyến khích phát triển tài năng văn học nghệ thuật.

Chăm lo công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; kế hoạch hoá gia đình; tăng cường hoạt động thể dục thể thao, thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiềm chế tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, duy trì và phát triển các môn thể thao truyền thống, thể thao quần chúng.

Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, công giáo. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về tôn giáo và dân tộc. Tiếp tục củng cố, xây dựng các tổ chức hội vững mạnh, tham gia có hiệu quả vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 48)