Các nội dung triển khai.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 60)

Quy chế dân chủ trong nhà trường được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

- Quy định rõ ràng những thông tin mà hiệu Trưởng nhà trường phải thông báo công khai cho cán bộ giáo biên, công nhân viên biết để có ý kiến.

- Những việc mà cán bộ giáo viên, công nhân viên được quyền bàn bạc chủ trương và quyết định trực tiếp theo nguyên tắc dân chủ.

- Những việc phải trưng cầu ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên trước khi Hiệu trưởng quyết định.

- Những việc mà cán bộ giáo viên, công nhân viên có quyền giám sát, kiểm tra.

- Những việc mà học sinh được biết, được tham gia ý kiến.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cụ thể hoá nội dung Quy chế dân chủ bằng các quy định, quy chế, quy ước. Các quy định, quy chế, quy ước thể hiện quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra của cán bộ giáo viên, công nhân viên. Tuy nhiên, quyền này gắn liền với trách nhiệm của các chủ thể trong nhà trường là Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh, các đoàn thể và tổ chức trong nhà trường.

57

Nội dung thứ nhất: Đối với những việc Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng trƣớc khi quyết định.

Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng một tập thể đoàn kết, phát huy được khả năng sáng tạo, ý thức tập thể của từng cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực lãnh đạo và tư cách đạo đức của Ban giám hiệu, đặc biệt là Hiệu trưởng - người quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Với cương vị lãnh đạo quản lý cao nhất của nhà trường Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, của cán bộ giáo viên, của người học trong Quy chế dân chủ. Với vai trò lãnh đạo, Hiệu trưởng nhà trường phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác. Chính điều này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải sáng suốt trong việc lựa chọn cán bộ, phải hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.

Mặc dù Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, nhưng trong quá trình lãnh đạo, quản lý Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức các hoạt động của nhà trường.

58

Trong hoạt động của trường học cũng như trong hoạt động của các tổ chức cơ quan chính trị - xã hội nhà nước khác, nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hữu cơ giữa tập trung và dân chủ; tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới chỉ đạo của tập trung. Thiếu sự chỉ đạo tập trung, dân chủ có thể trở thành vô chính phủ. Coi nhẹ dân chủ là phá hoại tính tập thể lãnh đạo và sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Tập trung dân chủ hoàn toàn đối lập với chuyên quyền, độc đoán. Để thực hiện nguyên tắc này Hiệu trưởng phải lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ càng trở nên cần thiết và mang lại kết quả tốt trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở huyện Chương Mỹ.

Để tạo điều kiện phát huy dân chủ trong nhà trường Hiệu trưởng phải thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ như: Họp giao ban, họp Hội đồng giáo dục đặc biệt phối hợp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước mỗi năm một lần vào đầu năm học. Hội nghị cán bộ, công chức là điều kiện để cán bộ giáo viên, công nhân viên phát huy quyền làm chủ của mình. Tại Hội nghị cán bộ, công chức cán bộ giáo viên, công nhân viên được tham gia đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học cũ, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng thời được thảo luận, bàn bạc biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học tới của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ giáo viên, công nhân viên để rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học tiếp theo. Nếu có những

59

thắc mắc, đề nghị của cán bộ giáo viên, công nhân viên Hiệu trưởng cần giải đáp thấu đáo để cán bộ giáo viên, công nhân viên tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng, tin tưởng vào nhà trường. Hội nghị tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên được bàn các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ giáo viên, công nhân viên như bàn về: thừa giờ, lấp giờ, sửa chữa trường lớp, về trang bị đồ dùng dạy học...Trong Hội nghị cán bộ, công chức nhà trường Ban thanh tra nhân dân của nhà trường báo cáo công tác đã thực hiện đồng thời bầu Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ mới. Cán bộ giáo viên, công nhân viên có quyền lựa chọn những người tiêu biểu, gương mẫu, trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; có năng lực và am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra để đại diện cho mình trong việc giám sát, kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường. Cũng tại Hội nghị cán bộ, công chức này, cán bộ giáo viên, công nhân viên được tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện trước khi Hiệu trưởng quyết định những vấn đề mà Hiệu trưởng cần phải thông báo.

Sau khi lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường Hiệu trưởng ra quyết định để tổ chức thực hiện

Nội dung thứ hai: Đối với những việc mà Hiệu trƣởng phải thông báo công khai cho cán bộ giáo viên, công nhân viên đƣợc biết.

Hiệu trưởng nhà trường với tư cách là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường có quyền đưa ra các quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm học. Trên cơ sở huy động trí tuệ của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đóng góp ý kiến vào những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ công chức; kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của nhà trường. Nội quy, quy chế của nhà trường... sau khi thống nhất ra quyết định, Hiệu trưởng nhà trường cần phải thông báo công

60

khai cho cán bộ giáo viên, công nhân viên biết những quyết định trên đồng thời thông báo công khai một số vấn đề về tài chính; tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết đơn thư khi khiếu nại tố cáo; sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu - chi - quyết toán theo quy định hiện hành.

Hiệu trưởng phải thông báo công khai dự toán thu - chi ngân sách Nhà nước, công khai quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước theo năm học; công khai dự toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm học; công khai các khoản đóng góp và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân trong năm học để cán bộ giáo viện, công nhân viên được biết, qua đó giám sát, kiểm tra việc chi tiêu cho các hoạt động của nhà trường. Việc công khai các khoản đóng góp của người học và việc sử dụng kinh phí của nhà trường giúp cho cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường có cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân và của học sinh, ngăn chặn được nạn tham nhũng. Đặc biệt, từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về việc các cơ sở giáo dục chuyển thành dơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ về tài chính, được bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao thì việc công khai tài chính là cơ sở để cán bộ giáo viên, công nhân viên giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ ở đơn vị mình.

Hiệu trưởng phải công khai việc tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ giáo viên, công nhân viên. Đây là những công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ giáo viên công nhân viên, cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật và cần phải công khai để cán bộ giáo viên, công nhân viên tự bảo vệ quyền lợi của mình, đảm bảo động viên khuyến khích được những cán bộ giáo viên có thành tích trong quản lý giảng dạy, giáo dục học sinh đồng thời nhắc nhở, phê bình người chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Công khai kết quả của việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nội bộ nhà trường. Nếu trong nhà trường có đơn thư khiếu nại, tố cáo sau khi

61

Ban Thanh tra nhân dân, Hiệu trưởng nhà trường giải quyết theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao, cần thông báo kết quả công khai cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên biết sự thật, không được bưng bít, giấu diếm dẫn đến tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường.

Nội dung thứ ba: Đối với những việc cán bộ giáo viên, công nhân viên đƣợc giám sát.

Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, thực hiện quyền và nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục, nên cần được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra.

Sau khi được biết, được tham gia ý kiến, cán bộ giáo viên, công nhân viên cần được biết những ý kiến của họ có được đưa vào quyết định của Hiệu trưởng hay không, trong quá trình tổ chức thực hiện có tôn trọng ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên hay không, thực hiện đúng quy định, quy chế, quy ước đã được thống nhất hay không. Việc giám sát kiểm tra của cán bộ giáo viên, công nhân viên được thực hiện từ khâu ra quyết định tới kết quả của việc thực hiện. Trong quá trình giám sát, kiểm tra nếu thấy có dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, tiền dạy thêm giờ hoặc việc sử dụng quỹ phúc lợi, vốn tự có và các chính sách xã hội, dấu hiệu vi phạm liên quan đến lợi ích học sinh, nhà trường thì cán bộ giáo viên, công nhân viên có quyền trực tiếp nêu ra trong Hội nghị cán bộ, công chức, qua các cuộc sinh hoạt định kỳ của tổ nhóm chuyên môn hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường. Nếu cán bộ công nhân viên đề xuất tiến hành kiểm tra thì Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong phải thông báo kết quả cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường biết.

Thực hiện tốt việc giám sát kiểm tra chính là thể hiện ý thức xây dựng tập thể của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên. Làm tốt công tác giám sát,

62

kiểm tra là điều kiện để cho Quy chế dân chủ được thực thi, đồng thời ngăn chặn kịp thời những vi phạm dân chủ, kỷ cương nề nếp trong nhà trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ giáo viên, công nhân viên

Nội dung thứ tƣ: Đối với những việc ngƣời học đƣợc biết và tham gia ý kiến

Trên cơ sở những nội dung được biết, được tham gia ý kiến học sinh có thể chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân, định hướng cho quá trình phấn đấu, rèn luyện của mình trong suốt thời gian học tập ở nhà trường. Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nhà nước, của ngành và của nhà trường.

Đây là điều kiện để học sinh đóng góp ý kiến của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Quyền được đóng góp ý kiến vào việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi học tập của học sinh. Qua ý kiến của học sinh đòi hỏi nhà giáo phải nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện tư cách đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực

Nội dung của quá trình triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường được mở rộng tới đối tượng học sinh và cha mẹ học sinh. Đối với học sinh THPT việc được biết, được tham gia ý kiến là một yêu cầu trong sự nghiệp cải cách giáo dục, là một nét mới trong quá trình dạy học. Khác với cách giáo dục trước đây, quá trình dạy học chủ yếu hình thành theo hướng một chiều - thầy tác động đến trò, giáo dục hiện nay đòi hỏi phát huy tính tích cực của học sinh theo hướng trò tác động đến thầy, yêu cầu học tập mới của trò đòi hỏi thầy phải nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu của trò.

Thông qua ý kiến của học sinh bản thân giáo viên và nhà trường cần có những biện pháp thực hiện để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của học sinh, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

63

Những việc người học được biết và được tham gia ý kiến là điều kiện để học sinh đóng góp ý kiến của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Quyền được góp ý kiến vào việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi học tập của học sinh. Qua ý kiến của học sinh đòi hỏi nhà giáo phải nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện tư cách đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu Tác động xã hội của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông (qua khảo sát một số trường ở Chương Mỹ) (Trang 60)