Xuất định hướng sử dụng đất thành phố Phan Thiết đến năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 90)

- Xác định cơ cấu dân cư đô thị: theo giới tính và lứa tuổi; theo lao động xã h ội ở đô thị

2. Công nghiệp xây dựng 29,22 32,1 32,9 Công nghiệp18,98 18,7 18,

3.4.2. xuất định hướng sử dụng đất thành phố Phan Thiết đến năm

Định hướng sử dụng đất thành phố Phan Thiết đến năm 2020 được xây dựng

trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở

hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất các năm 2001, 2010 và biến động sử dụng đất giai

đoạn 2001 - 2010, đánh giá tiềm năng đất đai của thành phố Phan Thiết. Định

hướng sử dụng đất thành phố Phan Thiết cần phải phù hợp với chiến lược CNH -

HĐH và chủ trương bảo vệ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực và phát

triển bền vững của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó định hướng này cũng cần phải

tương xứng và đồng bộ với định hướng phát triển của tỉnh Bình Thuận cũng như vùng Đông Nam Bộ.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 dự kiến sẽ nâng cấp 3 xã (Tiến lợi, Phong Nẫm, Tiến Thành) thành 3 phường; đồng thời chia tách phường Phú Thủy thành 2 phường và phường Mũi Né thành 2 phường.

3.4.2.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của

ngành nông nghiệp nói riêng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thành phố

dựa trên những căn cứ sau:

các ngành nông nghiệp.

+ Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và các mô hình sử dụng đất có hiệu quả

kinh tế cao, cũng như cơ cấu cây trồng thích nghi đang được trồng trên địa bàn thành phố.

+ Nhu cầu đô thị hoá, nhu cầu phát triển công nghiệp, nhu cầu chuyển đất

nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác (đất xây dựng các công trình công cộng, đất trụ sở cơ quan...) trong những năm tới.

Dựa vào các căn cứ trên định hướng sử dụng đất nông nghiệp như sau:

 Đất trồng lúa: Hiện trạng năm 2010, đất trồng lúa có 244,79 ha, chiếm

1,63% diện tích đất nông nghiệp và 1,18% diện tích tự nhiên (trong đó đất chuyên trồng lúa nước ha, đất trồng lúa nước còn lại ha). Theo lộ trình phát triển đô thị,

du lịch trong giai đoạn từ nay đến 2020 đối với thành phố hiện hữu sẽ không còn

diện tích đất trồng lúa do đất lúa chuyển sang đất cây lâu năm và các loại đất phi

nông nghiệp.

 Đất lâm nghiệp: Phát triển có hiệu quả, bền vững cần coi trọng công tác

quản lý bảo vệ, phát triển rừng và khai thác chế biến lâm sản. Tiếp tục thực hiện

nhanh công tác xã hội hoá ngành có chiều sâu; xây dựng kinh tế trang trại vườn

rừng, trồng xen các loại cây thích hợp như điều, mít, tre măng... khuyến khích xây

dựng phát triển vườn cây cảnh góp phần đa dạng hóa cơ cấu nghề rừng, giải quyết

việc làm và nâng cao hiệu quả hơn. Đến năm 2020, định hình quỹ đất lâm nghiệp

trên địa bàn thành phố là 2.351,5 ha (toàn bộ là đất rừng sản xuất) chiếm 11,38%

đất nông nghiệp, thành phố không còn đất rừng phòng hộ.

 Đất nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao

động cùng với quá trình CNH-HĐH nghề cá. Chuyển nghề cá nhân dân thành nghề

cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ. Phát triển ngành thủy sản thành một ngành

sản xuất hàng hóa có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập

kinh tế quốc tế, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của

thành phố. Định hướng đến năm 2020 ngành thủy sản chủ yếu tập trung vào khai thác nguồn lợi hải sản; diện tích nuôi trồng hiện có nằm trong các dự án phát triển

không còn.

 Đất làm muối: Hiện trạng năm 2010 đất làm muối có 37,53 ha, chiếm

0,25% diện tích đất nông nghiệp. Trong thời kỳ 2011 - 2020 đất làm muối giảm

toàn bộ do chuyển sang quy hoạch khu dân cư; đất phát triển hạ tầng; đất bãi thải,

xử lý chất thải. Như vậy, đến năm 2020 thành phố không còn đất làm muối.

 Đất cây lâu năm: Hiện trạng năm 2010, toàn thành phố có 4.614,07 ha,

chiếm 30,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 22,32% diện tích tự nhiên. Trong thời kỳ 2011 - 2020, đất trồng cây lâu năm có biến động tăng 1.536,16 ha được

chuyển từ đất lâm nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp. Như vậy, đến năm 2020

đất trồng cây lâu năm có 6.150,23, chiếm 56,37% diện tích đất nông nghiệp và 29,76% diện tích tự nhiên.

 Đất nông nghiệp còn lại

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Dự kiến đến năm 2020 đất trồng cây hàng

năm khác có 2.348,31 ha, chiếm 21,52% diện tích đất nông nghiệp và 11,41% diện

tích tự nhiên, thực giảm so với hiện trạng năm 2010 là 945,91 ha.

+ Đất nông nghiệp khác: Dự kiến, đến năm 2020 đất nông nghiệp khác có

60,47 ha, chiếm 0,55% diện tích đất nông nghiệp và 0,29% diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020

STT Chỉ tiêu Năm 2010 (ha) Năm 2020 (ha) Tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 15.014,70 10,910.56 -4,104.14 -19.86 1.1 Đất trồng lúa DLN 244,79 -244.79 -1.18

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước 157,55 -157.55 -0.76 1.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.801,32 -4,801.32 -23.23 1.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 1.969,00 2,351.55 382.55 1.85 1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 47,53 -47.53 -0.23 1.6 Đất làm muối LMU 37,53 -37.53 -0.18

1.7 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.614,07 6,150.23 1,536.16 7.43 1.8 Các loại đất nông nghiệp còn lại 3.300,46 2,408.78 -891.68 -4.31 1.8 Các loại đất nông nghiệp còn lại 3.300,46 2,408.78 -891.68 -4.31

3.4.2.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

 Đất ở nông thôn: Theo quy luật đô thị hóa, ngoài một bộ phận dân cư nông

thôn sẽ chuyển dịch tới các đô thị cư trú và một bộ phận trở thành cư dân đô thị do

quá trình mở rộng, thành lập đô thị mới. Việc xác định quỹ đất khu dân cư nông thôn

của thành phố đến năm 2020 được dựa trên các căn cứ: định mức cấp đất ở nông

thôn/hộ; dự báo dân số khu vực nông thôn và số hộ phát sinh; hiện trạng và dự báo

tốc độ đô thị hoá nông thôn; hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn, đất ở

nông thôn.

Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhu cầu đất ở nông thôn của

thành phố tăng thêm 151,72 ha. Như vậy đến năm 2020 đất ở tại nông thôn có 367,21 ha chiếm 1,78% diện tích tự nhiên.

 Đất ở đô thị: Với mục tiêu xây dựng thành phố Phan Thiết trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ và là đầu mối giao lưu

kinh tế quan trọng của cả tỉnh. Vì vậy trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát

triển toàn diện thành phố cả về kinh tế, quy mô diện tích và xây dựng đô thị; từng

bước xây dựng Phan Thiết trở thành một trong những đô thị trung tâm, văn minh,

điểm du lịch hấp dẫn nằm ở “cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” có cơ

cấu kinh tế hiện đại, có sức lan tỏa mạnh đến các khu đô thị khác trong vùng.

Trong định hướng lâu dài, không gian của Thành phố sẽ phát triển mở rộng

thêm về phía Tây, Tây Bắc (đến tuyến tránh QL1A thuộc xã Phong Nẫm, Tiến Lợi);

theo hướng Đông (dọc trục đường 706, Phan Thiết đi Mũi Né gồm Phú Hài, Thiện

Nghiệp, Hàm Tiến, Mũi Né) và các hướng phụ là Bắc, Đông Bắc (trên địa bàn các xã Hàm Thắng, Phú Long, Hàm Liêm, Hàm Hiệp - huyện Hàm Thuận Bắc), hướng

Tây Nam về xã Tiến Thành. Dự kiến đến năm 2020 đất ở tại đô thị là 1.695,10 ha, chiếm 17,95% diện tích đất phi nông nghiệp và 8,2% diện tích tự nhiên, thực tăng

so với hiện trạng năm 2010 là 580,15 ha.

 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN: Hiện trạng năm 2010 có 27,06 ha,

chiếm 0,56% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020, ngoài

dựng và mở mới một số công trình như: Trụ sở VP Phòng TM&CN Việt Nam, Trung tâm hành chính tỉnh, Trung tâm Khuyến công, Tỉnh đoàn, Chi cục vệ sinh

ATTP, Tòa án khu vực; Trụ sở Cục Thống kê , Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trụ sở

Công ty Truyền tải điện 3, Trạm khí tượng và dự báo thời tiết ven biển Tiến Thành,

Trạm cứu hộ ven biển Tiến Thành, Hưng Long, Mũi Né, Hàm Tiến; Khu trung tâm

hành chính thành phố, Chi cục thi hành án Thành phố, Chi cục Thống kê thành phố;

Trụ sở UBND phường Lạc Đạo, Đức Long, Trụ sở UBND phường mới (dự kiến

tách phường Phú Thủy, Mũi Né). Như vậy, đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp có 33,76 ha, chiếm 0,36% diện tích đất phi nông nghiệp và 0,16% diện tích tự nhiên, tăng so với hiện trạng năm 2010 là 6,70 ha.

 Đất quốc phòng: Hiện trạng năm 2010 có 74,85 ha, chiếm 0,36% diện tích

tự nhiên và 1,55% diện tích đất phi nông nghiệp. Dự kiến, trong thời kỳ quy hoạch

2011 - 2020, tiếp tục rà soát các khu vực đất quốc phòng trên địa bàn thành phố, đồng thời diện tích tăng thêm 16,07ha (toàn bộ công trình cấp trên xác định bao

gồm: Doanh trại Đại đội 19 Công binh , Kho xăng dầu, Đại đội Thông tin, Nhà

nghiệp vụ, hậu cần BCH Quân sự tỉnh, Trường bắn Núi Cố). Cũng trong thời kỳ này

diện tích đất quốc phòng giảm 1,17 ha sang đất ở tại phường Phú Thủy 0,19 ha; tại

Tiến Lợi 0,98 ha (khu gia đình Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh). Như vậy, đến

năm 2020 đất quốc phòng là 89,75 ha, chiếm 0,95% diện tích đất phi nông nghiệp

và 0,43% diện tích tự nhiên, tăng so với hiện trạng năm 2010 là 14,90 ha.

 Đất an ninh: Đảm bảo tốt công tác an ninh và trật tự xã hội, đặc biệt là tại các đô thị, các tụ điểm dân cư, các khu du lịch,… đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa

an ninh và trật tự xã hội với xây dựng chính quyền cơ sở của thành phố vững mạnh,

giảm các tệ nạn xã hội,… Tiếp tục rà soát lại diện tích đất an ninh, đồng thời bố trí

quỹ đất để quy hoạch mới các trụ sở các khối, phòng, ban của công an tỉnh, trụ sở

công an các xã, phường, trạm công an tại các đô thị, các tụ điểm dân cư, các khu du

lịch,… Dự kiến đến năm 2020 đất an ninh là 24,72 ha, chiếm 0,26% diện tích đất

phi nông nghiệp và 0,12% diện tích tự nhiên, tăng so với hiện trạng năm 2010 là 14,34 ha.

 Đất khu công nghiệp: Trong thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 tiếp tục đẩy

nhanh lấp đầy khu công nghiệp Phan Thiết, đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phan Thiết mở rộng giai đoạn II. Hoàn chỉnh

xây dựng và đưa vào sử dụng hạ tầng khu công nghiệp chế biến hải sản phía Nam

cảng cá Phan Thiết, khu chế biến hải sản Mũi Né, chế biến nước mắm Phú Hài giai

đoạn II. Đến năm 2020 quy hoạch các khu đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá ở

Phú Hài, Mũi Né, diện tích tăng thêm cho các ông trình trên khoảng 48,08ha. Như

vậy, đến năm 2020 đất khu công nghiệp có 136,78 ha, chiếm 1,45% diện tích đất

phi nông nghiệp và 0,66% diện tích tự nhiên.

 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: Hiện trạng năm 2010 đất cơ sở sản xuất,

kinh doanh có 1.587,18 ha, chiếm 7,68% diện tích tự nhiên và 32,93% diện tích đất

phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2020 dự kiến có khoảng 50 công trình với

tổng diện tích đất tăng thêm khoảng 1432,58 ha. Như vậy, đến năm 2020 có

3.019,76 ha, chiếm 14,61% diện tích tự nhiên và 31,97% diện tích đất phi nông

nghiệp.

 Đất cho hoạt động khoáng sản: Trong giai đoạn 2011-2020 sẽ khai thác các

mỏ Ilmenit - Zircon tại Mũi Né, Tiến Thành, Thiện Nghiệp. Như vậy, đến năm 2020 đất cho hoạt động khoáng sản có 611,6 ha, chiếm 6,47% diện tích đất phi nông

nghiệp và 2,96% diện tích tự nhiên, tăng 517,43 ha.

 Đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ: Trong 2011-2020 sẽ phát

triển khai thác đất cát sỏi bồi nền… trên địa bàn các xã Tiến Thành, Thiện Nghiệp

với tổng diện tích khoảng 51,34 ha. Như vậy, đến năm 2020 đất sản xuất VLXD, gốm sứ có 51,70 ha, chiếm 0,55% diện tích đất phi nông nghiệp và 0,25% diện tích

tự nhiên.

 Đất cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ

tầng xã hội là rất cần thiết, một mặt tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Là thành phố trung tâm nên hệ thống cơ sở hạ tầng của Phan Thiết đã được đầu tư khá hoàn thiện. Do mật độ dân số cao và các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị,… trú đóng trên địa bàn

thành phố ngày càng nhiều đã thu hút một lượng lớn người đến sinh sống và làm việc, tạo ra áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố. Tuy nhiên, việc mở

rộng, xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai ngày càng trở nên khan hiếm.

+ Đất giao thông: Từng bước phát triển đồng bộ, cân đối và hiện đại hệ

thống giao thông trên địa bàn Thành phố cả về giao thông đối ngoại và các tuyến

giao thông nội thị nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng

lợi thế địa phương cũng như chỉnh trang, sắp xếp lại dân cư, xây dựng tuyến phố

khang trang, đảm bảo mỹ quan đô thị. Tập trung cải tạo và xây dựng mới các tuyến

giao thông, mở thêm trục và nhánh giao thông, mở rộng nút giao thông đầu mối,

cửa ngõ vào thành phố; cải tạo các nút giao thông nội thành tạo thành mạng lưới

giao thông liên hoàn. Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông phải được đảm bảo lộ

giới, hành lang an toàn theo quy định; các tuyến giao thông xây dựng mới và nâng

cấp mở rộng phải dành một phần đất bên đường để bố trí các trạm dừng xe buýt

công cộng. Phấn đấu mật độ đường chính được nhựa hóa đạt 4,5 -5 Km/Km2. Dự

kiến đến năm 2020 đất giao thông có 1.550,61 ha, chiếm 16,42% diện tích đất phi

nông nghiệp và 7,50% diện tích tự nhiên.

+ Đất thủy lợi: Là địa bàn đô thị, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tưới

bị thu hẹp dần, vì vậy không cần thiết phải bố trí thêm hệ thống kênh mương, công

trình thủy lợi. Trong giai đoạn đến năm 2020 chỉ tiến hành nâng cấp, kiên cố hóa

một số tuyến kênh dẫn chính phục vụ tưới cho vùng đất trồng cây ăn quả, trồng rau

ở các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm. Ngoài ra sẽ tiến hành xây dựng các hệ thống kênh

thoát lũ, kè biển, kè sông, kè thoát nước khu dân cư.Đến năm 2020 sẽ tiến hành xây dựng các hệ thống kênh thoát lũ, các tuyến kè biển Đồi Dương, biển Mũi Né, kè

sông Cà Ty đoạn thượng lưu cầu Dục Thanh và kè thoát nước khu dân cư Tiến Lợi;

các trạm bơm tăng áp. Dự kiến đến năm 2020 đất thủy lợi có 161,86 ha, chiếm

1,71% diện tích đất phi nông nghiệp và 0,77% diện tích tự nhiên, tăng 127,54 ha so

+ Đất công trình năng lượng:Hiện nay diện tích đất truyền dẫn năng lượng

truyền thông là 0,18 ha. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tăng thêm khoảng 99,1 ha cho mở rộng, xây dựng mới hệ thống các trạm trung tải điện, trạm hạ

thế và hệ thống đường dây tải điện và các công trình điện gió theo quy hoạch của

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)