KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 111 - 114)

- Đất ở tại nông thôn 364,18 1,76 367,21 1,78 3,03 0,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

(1) Phan Thiết là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận, vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh vừa là đô thị cửa ngõ của

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tổng diện tích tự nhiên 20.668,08 ha, dân số

khoảng 217,6 nghìn người, có vị trí thuận lợi giao lưu phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh. Có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, cơ

sở hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ dân trí nhưng cũng đang chịu những áp lực

lớn về gia tăng dân số, về quỹ đất cho xây dựng công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ

tầng..

(2) Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của thành phố có 15.014,7 ha, chiếm

72,67% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 244,79 ha, chiếm 1,63% diện

tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 45,09% . Diện tích đất phi nông nghiệp

của thành phố là 4.819,67 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng 2.984,35 ha, chiếm 61,92% diện tích đất phi nông nghiệp và 14,44% diện tích

tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng còn 833,71 ha, chiếm 4,03% diện tích tự nhiên. Qua phân tích tình hình biến động sử dụng đất cho thấy giai đoạn 2001 - 2010 đất

nông nghiệp tăng 911,82 haha (thực chất là đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần

để chuyển sang các mục đích chuyên dùng và đất ở, đất nông nghiệp tăng là do khai

thác quỹ đất chưa sử dụng), đất phi nông nghiệp tăng 2.319,58 ha. Nhìn chung đã

đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với xu thế

biến động đất đai trong thời kỳ đổi mới và phát triển.

(3) Trên cơ sở điều tra phân tích điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất của thành phố, quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, 2020 của thành phố, các quy hoạch

ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020, nhu cầu sử dụng đất các

sở, ban ngành, địa phương xác định; tiềm năng và quỹ đất hiện có của thành phố và mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững, học viên đã dự

nghiệp 10.910,56 ha, giảm 4.104,14 ha so với năm 2010; đất phi nông nghiệp

9.445,93 ha, tăng 4.626,26 ha so với năm 2010 (trong đó đất ở tăng 731,87 ha, đất

phát triển hạ tầng tăng 1.817,35 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 1.432,58 ha)

và đất chưa sử dụng còn 311,59 ha giảm 522,12 ha so với năm 2010.

Trên cơ sở phân tích các hiện trạng và biến động sử dụng đất, tác giả đã đề xuất

định hướng sử dụng tài nguyên đất đai của thành phố đến năm 2020 trên quan điểm

phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo công bằng xã hội. Phương án đã

phân bổ quỹ đất cho các mục đích nông nghiệp, hạ tầng, đất ở một cách hiệu quả và tiết kiệm. Diện tích đất đai dành cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các loại đất phi nông nghiệp được bố trí trên quan

điểm tiết kiệm nhưng vẫn bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoá hiện đại hoá; các khu cấp đất ở mới theo hướng văn minh hiện đại phù hợp với điều kiện từng khu vực, đồng thời dự báo được sự biến động về dân số, sự tăng trưởng mức thu nhập trong thời kỳ định hướng sử dụng đất. Phương án cũng đưa ra

các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu theo phương án định hướng sử

dụng đất. Đây có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Phan Thiết.

(4) Để sử dụng hợp lý, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai của thành phố cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp:

- Giải pháp về chính sách và quản lý

- Giải pháp bố trí sử dụng đất

- Giải pháp về bảo vệ tài nguyên đất và môi trường

- Giải pháp thu hút đầu tư

- Giải pháp kỹ thuật - công nghệ

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

II. KIẾN NGHỊ

(1) Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc hoạch định chính sách về quản lý, sử dụng đất đai nhìn từ góc độ cân bằng 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường.

(2) Tiếp tục có các nghiên cứu sâu rộng về vấn đề sử dụng đất hợp lý nhằm củng cố vững chắc cho việc sử dụng bền vững tài nguyên đất.

(3) Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai./.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 111 - 114)