Giải pháp về bảo vệ tài nguyên đất và môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 107 - 108)

- Đất ở tại nông thôn 364,18 1,76 367,21 1,78 3,03 0,

1 Sân Golf Thung lũng Đại Dương (tổng DT dự án 986 ha)

3.5.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên đất và môi trường

- Có chính sách thỏa đáng tiếp tục khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư

bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Khuyến khích khai hoang, đưa đất chưa sử

dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp nhằm sử dụng

triệt để, tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất tự nhiên trên địa bàn thành phố.

- Bảo vệ tầng đất canh tác khi chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng

vào các mục đích phi nông nghiệp.

- Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống

đồi núi trọc, nâng cao hệ số che phủ và trồng cây xanh phân tán trong các khu vực

phát triển đô thị, khu công nghiệp,...

- Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh

viện, khu đô thị,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các khu công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải

hoàn chỉnh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp, khu đô

thị; tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị

theo sự phân cấp và ủy quyền của bộ máy quản lý môi trường; nâng cao năng lực

của bộ máy quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, khu

dân cư nông thôn.

- Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường; nghiên

cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất

hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản

xuất kinh doanh.

- Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá

trình đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cần phối hợp với các cơ quan có

liên quan cấp thành phố, thành phố xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ

thống thu gom và xử lý tập trung.

- Các địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý

rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn.

- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô

thị, khu dân cư nông thôn; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà

nước về môi trường với Ban quản lý. Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có

thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường

cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu

dân cư nông thôn.

- Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ

cho các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn. - Kiên quyết di dời toàn bộ nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi

khu dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người

dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 2010 nhằm đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)