- Xác định cơ cấu dân cư đô thị: theo giới tính và lứa tuổi; theo lao động xã h ội ở đô thị
2. Công nghiệp xây dựng 29,22 32,1 32,9 Công nghiệp18,98 18,7 18,
2.6.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế của thành phố ngày càng phát
triển, các thành phần kinh tế hoạt động ngày càng năng động, nhu cầu sử dụng đất
đai ngày càng tăng trong khi đó đất đai cố định về vị trí, có hạn về diện tích, không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng, sự chuyển nhượng đất đai từ mục đích
này sang mục đích khác cũng tăng lên thì tính phức tạp, đa dạng của các quan hệ đất đai ngày càng lớn.
Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách
đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho người dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ
cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển nhiều vườn cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể. Đất lâm nghiệp tăng
trồng mới rừng trên đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đã bị tàn phá, góp phần duy trì tỷ lệ che phủ của rừng, cải thiện môi trường, chống cát
bay và chống xói mòn đất.
Đất ở và hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, văn hóa, thể thao, y tế, giáo
dục... đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở thời điểm hiện tại. Nhưng trong thời
gian tới cùng với sự gia tăng dân số (tự nhiên, cơ học), việc bố trí quỹ đất phục vụ
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh
trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn,... nhằm tạo điều kiện cho
nền kinh tế Thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị được chỉnh trang đang dần đáp ứng tiêu chí của một đô thị loại II, cần phải tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, cải tạo các công trình này.
Trong quá trình sử dụng đất, tác động đến môi trường đất của Phan Thiết
những năm gần đây nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tốt, diện tích đất trống,
đồi núi trọc thu hẹp nhanh, diện tích đất có rừng mới trồng và rừng phục hồi mở ra
trên diện rộng. Diện tích đất lâm nghiệp tuy có tăng nhưng tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu cân bằng sinh thái, phần lớn diện tích đất đồi núi của Thành phố
vẫn còn bị đe dọa về môi trường do không có tán che. Bên cạnh đó việc chặt phá,
khai thác rừng bữa bãi, phá hủy lớp thực bì tự nhiên cũng là nguyên nhân cơ bản
gây nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất, cát bay, cát lấp.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường do các hoạt động giao thông, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, tập quán sinh hoạt của người dân, các chất thải, nước thải, rác thải trong các khu dân cư đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất chế biến,
kinh doanh... chưa được thu gom xử lý triệt để cũng là một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường sống cũng như tác động xấu đến môi trường đất.