Phát triển nông hộ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 28)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.Phát triển nông hộ tại Việt Nam

1.2.2.1. Quá trình phát trin kinh tế nông h ti Vit Nam

* Kinh tế hộ nông dân trong mô hình sản xuất cũ

Sau năm 1954, hoà bình được lập lại, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo tiền đề đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cải cách ruộng đất tuy có một số sai lầm nghiêm trọng nhưng nó đã góp phần xoá bỏ căn bản chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân góp phần hình thành hàng triệu hộ tiểu nông với mức ruộng đất xấp xỉ với mức bình quân chung của địa phương. Đó là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực đối với sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ này, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã duy trì kinh tế hộ nông dân, bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất và tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của hộ. Các hộ nông dân đã được tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo quy mô từng hộ gia đình. Nhờ vậy, hộ tiểu nông trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp.

*Kinh tế hộ nông dân trong mô hình tổ chức sản xuất mới

- Từ năm 1966cơ chế khoán mới được đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng do đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nông dân. Nhưng cơ chế khoán này chưa thực sự làm phá vỡ hoàn toàn mô hình tổ chức sản xuất cũ nên sau một thời gian nó đã bộc lộ những hạn chế như: Ruộng khoán và mức khoán không ổn định, hộ nông dân chưa làm chủ ruộng đất hoàn toàn nên họ chưa thực sự yên tâm đểđầu tư phát triển sản xuất; việc phân chia quá trình sản xuất thành nhiều khâu là không phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên nó không phát huy hết được tính tích cực của các hộ nông dân. Một số hạn chế của mô hình hợp tác hoá lúc đầu được khắc phục nhưng sau đó lại trở nên nghiêm trọng như nạn dong công phóng điểm... Thực tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chính sách đổi mới căn bản, đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

- Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10). Như vậy với Nghị quyết này, lực lượng sản xuất được giải phóng mạnh hơn khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ này đã khơi dậy các tiềm năng to lớn ẩn dấu trong từng hộ gia đình nông dân, từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, bồi bổ và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.

Trong những năm sau đó, Đảng và Nhà nước cũng có một số chính sách củng cố và nâng cao hơn nữa vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân. Về ruộng đất, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ3 (7/1993) đã thông qua Luật đất đai sửa đổi và khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Thời gian giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm...Đặc biệt là hộ gia đình được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như luật đất đai, luật thuế, luật phá sản, luật môi trường, luật lao động và hằng năm các văn bản pháp lệnh, nghị định cử chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thức hiện luật phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

-Thái Nguyên: Trong những năm qua, với sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên đã có những bước tiến dài và chuyển biến toàn diện. Trước xu thế hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên tiếp tục hướng đến những mục tiêu mới và tầm nhìn đó được cụ thể hóa bằng quy hoạch nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên thời kỳ 2011 – 2020. Một trong những mục tiêu phát triển tổng quát của Thái Nguyên là phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới làm thay đổi cơ bản nông thôn Thái Nguyên về hạ tầng, về văn hóa xã hội và về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn. Nhờ đó mà mô hình kinh tế hộ nông dân được chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế nơi đây. Các mô hình kinh tếđều có sự liên kết giữa các hộ với nhau, tạo ra một lượng hàng hóa nhất định có sự thống nhất về giá cả cho từng loại sản phẩm, đủ điều kiện để cung cấp cho thị trường và xuất khẩu[2]

- Hà Nam:Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các ban ngành, ngành nông nghiệp đã có bước chuyển biến đáng kể. Nhất từ từ sau khi ban chấp hành tỉnh Đảng bộ tỉnh ban hành nghị quyết số 03/NQ – TƯ từ ngày 21/5/2001 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và

phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Với 9 chương trình chuyển dịch thì ngành sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt là sản xuất lương thực thực phẩm. Cơ cấu mùa vụ thì tăng mùa sớm giảm mùa trung và giảm mùa muộn. Chuyển đổi cơ cấu giống lúa đưa các giống lúa mới: Lúa lai (Tạp Giao 1; Tạp Giao 4, NhịƯu 838), Bắc Ưu 164, Bắc Ưu 903, lúa thuần thay các giống lúa cũ có năng suất thấp. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa chăn nuôi thủy sản trở thành ngành sản xuất chính, chuyển giao các con giống thủy sản mới vào sản xuất như: tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá trắm đen và giống lợn siêu nạc, ngan Pháp, gà Tam hoàng, bò lại Sind

1.2.2.2. Nhng vn đề tn ti cơ bn trong phát trin kinh tế nông h ti Vit Nam

-Năng lực của mỗi cá nhân của mỗi hộ nông dân lại không như nhau, từ vốn liếng, tài sản tích luỹ, số lượng nhân lực, trình độ văn hoá đến kinh nghiệm làm ăn... Do đó mà sự chênh lệch về thu nhập và mức sống hay sự phân hoá giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, sự phân hoá giàu nghèo trong nông thôn Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Và như vậy, điều này đi ngược lại với lý tưởng xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Vậy xoá đói giảm nghèo là một công việc cấp bách cần được tiến hành song song với phát triển kinh tếở nông thôn.

- Một bộ phận nông dân mới trưởng thành, lập gia đình và tạo thành những hộ độc lập cũng có nhu cầu được giao riêng ruộng đất để sản xuất nhưng thực tế diện tích đất ở nông thôn không thểđáp ứng được hết nhu cầu này nữa

- Nhiều diện tích đất canh tác của hộ còn manh mún, nhỏ lẻ

- Chăn nuôi chủ yếu với quy mô nhỏ, chưa có sự liên kết trong các khâu: Đầu vào – sản xuất – tiêu thụ.

- Tăng dân số cùng với tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến nhiều lao động thiếu việc làm, giảm nguồn thu nhập và gia tăng các tệ nạn xã hội

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 28)