Những giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 108)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

4.2.2.Những giải pháp cụ thể

4.2.2.1. Gii pháp cho tng nhóm h

* Giải pháp cho nhóm hộ khá:

+ Đầu tư mở rộng diện tích đất sản xuất: Mua, dồn đổi thửa nhỏ thành thửa to, đấu thầu,

+ Tăng diện tích gieo trồng, sử dụng các giống lúa năng suất cao, mở rộng diện tích đất trồng cây rau màu vụ đông,

+ Mở rộng quy mô chăn nuôi: Tăng số đầu con gia súc gia cầm, thủy cầm. Xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi thoáng mát, có xử lý chất thải và làm mát vào mùa hè.

+ Mua máy móc hỗ trợ sản xuất: Máy cày bừa, tuốt lúa, máy bơm,… chủ động trong sản xuất và thu hoạch

+ Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi: Tiêu chuẩn thức ăn, chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, khử trùng chuồng nuôi theo chu kỳ

+ Tham quan, học hỏi và áp dụng hợp lý những kỹ thuật sản xuất từ các mô hình trồng trọt chăn nuôi mới có hiệu quả cao

+ Tích cực tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, những hộ có vốn, có mặt bằng thuận tiện kinh doanh dịch vụ nên tham khảo nhu cầu thị

trường và đầu tư kinh doanh các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân địa phương.

* Giải pháp cho nhóm hộ trung bình:

+ Mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi gia súc gia cầm. Học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ các hộ chăn nuôi có hiệu quả cao

+ Chuyển đổi một số diện tích đất trũng, trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi cá kết hợp nuôi thủy cầm

+ Sử dụng các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất + Vay vốn đầu tư sản xuất từ ngân hàng, các tổ chức, cá nhân tại địa phương

+ Tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi

+ Đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp trong thời gian nông nhàn, tận dụng nguồn lao động tăng thu nhập cho gia đình

+ Liên kết các hộ có cùng nhu cầu cũng nhau chung vốn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp

* Giải pháp cho nhóm hộ nghèo:

+ Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, học hỏi, trao đổi kiến thức từ những hộ sản xuất có hiệu quả

+ Tận dụng nguồn lao động trong gia đình phát triển các ngành nghề thủ công tăng thêm thu nhập chi phí cho sinh hoạt và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

+ Vay vốn của ngân hàng chính sách và các tổ chức địa phương với lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp

+ Sử dụng các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất

+ Xây dựng lại hệ thống chuồng trại chăn nuôi, tăng số đầu con gia cầm và chăn nuôi lợn

+ Tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng một cách có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao trong sản xuất

Tóm lại, đối với nhóm hộ nghèo họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ để họ có thể phát triển sản xuất như: mở các lớp phổ biến, trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn phát triển sản xuất.

Đối với những hộ có điều kiện về vốn mà mặt bằng thuận lợi cho phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ thì nên mạnh dạn đầu tư vốn, tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm kinh doanh với các hộ phi nông nghiệp (hộ giàu) để tận dụng tối đa những lợi thế và tiềm lực của nông hộ phát triển kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp và các mặt hàng phục vụ nhân dân trong khu vực. Để nâng cao thu nhập, các hộ nông dân cần tích cực tham gia các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp lúc nông nhàn.

4.2.2.2. Gii pháp cho tng loi mô hình sn xut

* Mô hình trồng trọt

+ Sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tăng diện tích và đa dang các loại cây cây trồng vụ đông: bí xanh, dưa chuột, rau màu, ngô, khoai, đậu đỗ,…

+ Chuyển đổi một số diện tích chân ruộng trũng, cấy lúa kém năng suất sang nuôi cá kết hợp chăn nuôi thủy cầm, hoặc trồng sen và kết hợp nuôi cá. Hoặc một số diện tích ruộng cao khó dẫn nước vào, cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng,… phục vụ nhu cầu người dân địa phương

+ Dồn đổi các thửa ruộng có diện tích nhỏ thành diện tích lớn, thuận lợi để bố chí cây trồng, sử dụng máy móc vào sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào, dễ dàng cho việc chăm sóc và thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mô hình chăn nuôi

+ Đối với những hộ chăn nuôi với số lượng lớn thì cần: xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống làm mát và xử lý chất thải chăn nuôi. Đảm bảo quá trình chăn nuôi lâu dài và hiệu quả

+ Sử dụng các loại con giống có chất lượng cao, chăn nuôi theo khoa học để giảm bớt rủi ro dịch bệnh

+ Ngoài chăn nuôi những vật nuôi phổ biến như: lợn, gà, vịt thì các nông hộ cần tiếp cận dần với các loại vật nuôi mới: ngỗng, chim bồ câu, các giống gà khác nhau.

+ Mở rộng diện tích ao nuôi cá, ngoài các giống cá phổ biến: cá trắm, cá trôi, cá mè các nông hộ nên tiến hành nuôi thử nghiệm các giống cá mới: cá chim trắng. Liên kết với các cơ sở chế biến xuất khẩu cá kho ở huyện Lý Nhân (cung cấp nguồn con giống và đầu ra cho tiêu thụ cá trắm đen).

+ Các nông hộ chăn nuôi cần mạnh dạn tiếp thu và áp dụng các phương pháp chăn nuôi mới, khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất: chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học, phận chia các khu chuồng nuôi để thuận tiện trong việc phòng trừ dịch bệnh, định kỳ khử trùng khu chăn nuôi

* Mô hình ngành nghề dịch vụ

+ Các hộ có vốn và diện tích đất mặt đường nên phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ

+ Tăng cường các lớp dạy nghề cho nông dân

+ Khuyến khích phát triển những nghề phụ và các dịch vụ trong nông nghiệp

+ Những hộ không có nguồn lao động nên phát triển mạnh ngành nghề thủ công đảm bảo thu nhập cho gia đình

Hoàn thành 6 tiêu chí còn lại trong xây dựng Nông thôn mới của xã Tràng An trong năm 2014. Đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 108)