Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 91)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3.3.5.Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra

Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở cùng lúc thực hiện nhiều hoạt động sản xuất khác nhau: hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Vì vậy, thu nhập của hộ nông dân được tổng hợp từ tất cả các nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà nông hộ tham gia. Hạch toán và tổng hợp chi tiết các khoản thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.15: Tổng hợp thu nhập của nhóm hộđiều tra năm 2013 (Đvt: 1.000 đồng) Chi tiết Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 1.Tổng thu nhập bình quân hộ/năm 38.694,76 100,00 31.097,56 100,00 10.117,25 100,00 -Ngành trồng trọt 13.735,56 35,50 12.410,55 39,91 7.608,33 75,20 -Ngành chăn nuôi 14.659,2 37.88 9.356,3 30,09 1.091,92 10,79 -Ngành nghề, dịch vụ 10.300 26,62 9.330,71 30,00 1.417 14,01 2. TNBQ người/năm 9.301,63 7.181,88 3.789,23 3. THBQ người/tháng 775,14 598,49 315.77

Từ bảng số liệu trên ta thấy, hộ khá có tổng thu nhập bình quân trong một năm là 38.694.760 đồng/hộ (bình quân là 775.140đồng/người/tháng).

Hộ trung bình có cơ cấu thu nhập tương đối đều nhau: thu từ trồng trọt 39.91%, từ chăn nuôi 30,09%, từ ngành nghề dịch vụ 30%.

Nguồn thu nhập chính của hộ nghèo là trồng trọt với 75,20%, chăn nuôi và nghề phụ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập (chăn nuôi 10,79%, ngành nghề 14,01%)

Hình 3.4:Biểu đồ thể hiện thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhóm hộ

Qua biểu đồ trên ta thấy,nhóm hộ khá không những có thu nhập cao hơn về mặt giá trị mà cơ cấu thu nhập cũng hợp lý hơn các nhóm hộ khác. Điều này chứng tỏ rằng trong khả năng có hạn về diện tích đất sản xuất, hộ khá đã biết vận dụng kiến thúc kỹ thuật và cả những kinh nghiệm đưa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập.Hộ trung bình có thu nhập từ chăn nuôi thấp hơn rất nhiều so với hộ khá. Nếu như chăn nuôi mang lại nguồn thu

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 hộkhá hộtrung bình hộnghèo trồng trọt chăn nuôi ngành nghềdịch vụ

lớn nhất cho hộ khá thì ở hộ trung bình nó lại là nguồn thu thấp nhất. Hộ nghèo thu nhập chủ yếu từ trồng trọt.

Nhóm hộ trung bình thực chất hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp không cách xa hộ khá, qua điều tra năng suất lúa của hộ trung bình và hộ khá là tương đương nhau (hộ khá là 371,2kg/sào/năm; hộ trung bình là 370,64kg/sào/năm). Tuy nhiên trong lĩnh vực chăn nuôi thì nhóm hộ trung bình kém hơn nhiều so với nhóm hộ khá, nhất là trong chăn nuôi gia súc (lợn nái và lợn thịt). Số đầu con gia súc của nhóm hộ này nhỏ và chưa có xu hướng tăng. Hơn nữa các hộ trung bình ít năng động trong nền kinh tế thị trường. Ngoài nguồn thu nhập ổn định từ nông nghiệp hộ cũng tham gia khá mạnh vào lĩnh vực ngành nghề chủ yếu vẫn là bỏ sức lực nên thu nhập thấp hơn.

Nhóm hộ nghèo qua điều tra chủ yếu có thu nhập thấp do rủi ro, hoặc có hoàn cảnh neo đơn, có người già, có người ốm đau bệnh tật hoặc ít lao động. Trong những năm gần đây các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho phát triển kinh tế thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi, đã có nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo xong vẫn còn nhiều hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả, nên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Nhìn chung, nền kinh tế của xã đang trên đà phát triển cả về lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người nông dân trên địa bàn xã đã biết sử dụng những loại giống cây trồng vật nuôi mang lại năng suất chất lượng cao và trong sản xuất. Hơn nữa đã đã biết áp dụng nhiều loại máy móc vào phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm giảm được công lao động tăng giá trị sản xuất. Cùng với đó là sự phát triển các ngành nghề, dịch vụ trong xã làm cho kinh tế nông hộ phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. (Trang 91)